Chủ nhật 24/11/2024 15:47Chủ nhật 24/11/2024 15:47 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Độc đáo lễ Nhảy lửa của dân tộc Dao đỏ

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Trong khuôn khổ các hoạt động sự kiện “chợ phiên vùng cao - Điểm hẹn Hoàng Su Phì”, tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Dao đến từ Hoàng Su Phì (Tỉnh Hà Giang) đã tái hiện lại lễ Nhảy lửa truyền thống của dân tộc mình.
Độc đáo lễ Nhảy lửa của dân tộc Dao đỏ

Thầy cúng làm lễ mời các vị thần linh đến tham dự

Lễ Nhảy lửa là một nghi lễ độc đáo được bà con dân tộc Dao đỏ ở Hoàng Su Phì, Hà Giang lưu giữ đến tận ngày nay. Theo quan niệm của người Dao Đỏ, lửa tượng trưng cho sự sống và được coi như một vị thần linh thiêng, giúp mang lại ấm no, hạnh phúc cho bản làng. Mỗi năm, đồng bào dân tộc nơi đây lựa chọn một ngày tốt trong năm để tổ chức và thường vào cuối năm hoặc đầu xuân năm mới cầu thần Lửa mang lại sự ấm áp, mừng cho một vụ thu hoạch hoa màu vừa kết thúc và cầu thần linh phù hộ cho an khang thịnh vượng cũng như xua đuổi tà ma, bệnh tật.

Độc đáo lễ Nhảy lửa của dân tộc Dao đỏ

Các chàng trai người Dao hầu lễ chờ đợi thần linh nhập vào để che chở mình

Trước khi tổ chức lễ hội, các gia đình chuẩn bị một mâm cỗ cúng bao gồm gà luộc, gạo sống, giấy bản, ống tre cắm hương, 5 chén rượu và một chén nước trắng. Buổi lễ bắt đầu bằng nghi thức cúng lễ, xin phép tổ tiên, xin phép thần linh cho dân làng được tổ chức lễ hội và mời các vị thần linh nhập vào các chàng trai. Bài cúng kéo dài khoảng nửa tiếng đồng hồ. Thầy cúng ngồi trên một chiếc ghế dài, cầm que gõ liên tục lên chiếc đàn - một nhạc cụ cúng tế phổ biến của người Dao đỏ. Khi đống củi đã cháy rừng rực, thầy cúng sẽ xin quẻ âm dương. Nếu được thần lửa đồng ý, các chàng trai đã “hầu lễ” từ đầu sẽ ngồi trước mặt thầy cúng để phù phép. Khi tiếng que gõ trở nên liên tục, dồn dập hơn thì cũng chính là lúc cuộc chơi thực sự bắt đầu. Chỉ trong phút chốc, cơ thể của các chàng trai run lên bần bật, lắc lư rất mạnh.

Độc đáo lễ Nhảy lửa của dân tộc Dao đỏ
Sau khi được thần linh bảo vệ, các chàng trai có thể dùng tay không bốc than nóng lên

Theo quy định, người thực hiện nhảy lửa phải là nam giới. "Trong chục người đăng ký tham gia, chỉ có khoảng 3 - 5 người được thần linh chọn. Theo quan niệm của người Dao Đỏ, thần linh, tổ tiên đã ban cho họ sức mạnh siêu nhiên và lòng dũng cảm để đương đầu với lửa nóng. Vì vậy, sau khi bốc than lửa bằng tay không, họ cũng không hề bị bỏng.

Độc đáo lễ Nhảy lửa của dân tộc Dao đỏ
Những chàng trai người Dao được thần linh ban sức mạnh để đương đầu với lửa nóng
Độc đáo lễ Nhảy lửa của dân tộc Dao đỏ

Sau khi nhảy lửa, những chàng trai người Dao làm nghi thức để tiễn các vị thần

Trước khi tham gia nhảy lửa, người được chọn phải giữ cơ thể sạch sẽ. Họ không được ăn bốc và đi đại, tiểu tiện trước nghi lễ. Đặc biệt, nam giới không được ở gần vợ, quan hệ nam nữ ít nhất 3 ngày. Nếu không thực hiện đầy đủ, khi đi chân trần vào than lửa họ sẽ bị bỏng.

Độc đáo lễ Nhảy lửa của dân tộc Dao đỏ

Khi lửa tắt, bàn chân, bàn tay của các chàng trai cũng trở nên đen nhẻm.

Đồng bào ở đây cho rằng, thời gian nhảy trên lửa ngắn hay dài phụ thuộc vào sức mạnh của thần linh ban cho họ. Mỗi lần nhảy lửa thường diễn ra trong khoảng 4 – 5 phút. Khi lửa tàn hẳn, thầy cúng sẽ đọc bài cúng tiễn các ma về trời và cảm ơn các vị thần đã xuống góp vui cùng dân làng.

Độc đáo lễ Nhảy lửa của dân tộc Dao đỏ

Sau khi kết thúc lễ nhảy lửa, những chàng trai người Dao cùng nhau chơi vật chày

Tags Tags:

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

Hoạt động ý nghĩa của Tạp chí Hữu cơ Việt Nam và những người bạn tại Chiêm Hóa, Tuyên Quang

Hoạt động ý nghĩa của Tạp chí Hữu cơ Việt Nam và những người bạn tại Chiêm Hóa, Tuyên Quang

Tạp chí Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam và những người bạn đã tổ chức buổi lễ tri ân các gia đình chính sách, thương - bệnh binh tại xã Xuân Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
Rực rỡ sắc màu trên tuyến "Đường hoa biển Đà Nẵng"

Rực rỡ sắc màu trên tuyến "Đường hoa biển Đà Nẵng"

Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng (Sở Du lịch Đà Nẵng) vừa khai trương Đường hoa biển Đà Nẵng, đưa vào phục vụ người dân và du khách mùa du lịch hè 2024.
Độc đáo cuộc thi gặt tại ruộng lúa rươi hữu cơ Tứ Kỳ

Độc đáo cuộc thi gặt tại ruộng lúa rươi hữu cơ Tứ Kỳ

Phần thi gặt lúa tại Lễ hội lúa rươi hữu cơ Tứ Kỳ 2024 đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của đại biểu và người dân.
Đặc sắc lễ mát nhà của người Mường

Đặc sắc lễ mát nhà của người Mường

Trong lễ hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam, tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc, đã diễn ra nghi lễ Mát nhà của người Mường.
Tái hiện nghi lễ bỏ mả “Pơ thi” của đồng bào dân tộc Gia Rai

Tái hiện nghi lễ bỏ mả “Pơ thi” của đồng bào dân tộc Gia Rai

Trong khuôn khổ các hoạt động sự kiện Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam, tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc đã tái hiện lại Lễ bỏ mả “Pơ thi” của đồng bào dân tộc Gia Rai tỉnh Gia Lai.
Thu Hà Nội

Thu Hà Nội

Hà Nội vào thu, khi những cơn gió heo may mơn man cây cỏ, chút nắng vàng rải rác khắp phố phường, hoa sữa nồng nàn, cây bàng lá đỏ, phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu đó cũng chính là thời điểm nơi đây đẹp nhất.
Trung tâm điều dưỡng thương binh Kim Bảng: Nơi xoa dịu nỗi đau chiến tranh

Trung tâm điều dưỡng thương binh Kim Bảng: Nơi xoa dịu nỗi đau chiến tranh

Hình ảnh về cuộc chiến đấu với đạn bom, khói lửa giờ đây đã trở thành ký ức ám ảnh những thương bệnh binh tại trung tâm Trung tâm Điều dưỡng Thương binh Kim Bảng, thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
Dự án mở rộng nhà máy thủy điện Khe Diên

Dự án mở rộng nhà máy thủy điện Khe Diên

Thủy điện Khe Diên công trình phát điện độc lập với EVN, mỗi năm hòa mạng lưới quốc gia hơn 40 triệu kWh đã và đang được mở rộng quy mô.
Đà Nẵng: Những ngày giãn cách xã hội

Đà Nẵng: Những ngày giãn cách xã hội

Trong thời gian giãn cách do đại dịch, nơi được biết đến với biệt danh "Thành phố đáng sống" của Việt Nam đang trải qua những biến động đáng chú ý. Phương tiện công cộng không hoạt động, đường phố trống vắng, và nhiều quán xá phải đóng cửa trong thời gian dài. Điều này tạo ra một cảnh tượng hiếm thấy, khi sự sôi động và sự sinh động của thành phố được thay thế bởi sự yên bình và im lặng. Những biện pháp giãn cách xã hội này được thực hiện nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus và bảo vệ sức khỏe của cộng đồng. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra nhiều thách thức đối với nền kinh tế và cuộc sống hàng ngày của người dân.
Giữ gìn nét đẹp văn hoá truyền thống ngày Tết cơm mới của dân tộc Lào

Giữ gìn nét đẹp văn hoá truyền thống ngày Tết cơm mới của dân tộc Lào

Trong khuôn khổ các hoạt động sự kiện Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm, tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc đã thực hiện ngày Tết cơm mới của đồng bào dân tộc Lào
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính