Chủ nhật 24/11/2024 15:19Chủ nhật 24/11/2024 15:19 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Đặc sắc lễ mát nhà của người Mường

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Trong lễ hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam, tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc, đã diễn ra nghi lễ Mát nhà của người Mường.
Đặc sắc lễ mát nhà của người Mường
Thầy Mo thực hiện nghi lễ

Người Mường ở Hoà Bình có nhiều nghi lễ độc đáo và đặc sắc mang đậm nét truyền thống dân tộc. Trong đó, Lễ Mát nhà là một phong tục độc đáo của dân tộc Mường. Lễ Mát nhà hay gọi như người Kinh là lễ giải hạn, chính là lễ để xua đuổi hóa giải những điều xấu, cầu cho con người, nhà cửa, cây trồng vật nuôi trong gia đình luôn luôn mạnh khỏe, mọi điều tốt tươi, may mắn. Nhiều gia đình thường tổ chức lễ này vào dịp đầu năm.

Đặc sắc lễ mát nhà của người Mường
Thầy Mo đọc lời cúng mời các vị thần về thụ hưởng đồ lễ cùng con cháu

Lễ cúng thường được thực hiện bởi thầy Mo, người đóng vai trò kết nối giữa thần linh và con người. Người Mường khi tổ chức lễ Mát nhà luôn chuẩn bị chu đáo về các lễ vật. Đặc biệt, trong buổi lễ không thể không có cá suối cùng xôi ba màu. Tất cả những lễ vật này đều mang những ý nghĩa quan trọng trong đời sống người Mường.

Đặc sắc lễ mát nhà của người Mường
Cỗ cúng được chuẩn bị đầy đủ những món ăn truyền thống của người Mường, đặc biệt là xôi ba màu

Lễ vật trong Lễ Mát nhà cũng khá cầu kỳ. Trong lễ vật không thể thiếu một con vịt, tượng trưng cho phương tiện di chuyển đưa các vị thần từ Mường Trời xuống trần gian. Bên cạnh những mâm cỗ dành cho các vị thần thánh, gia chủ cũng chuẩn bị những mâm cỗ cho cả tà ma ăn. Trong đó có một con gà luộc chín bắt buộc phải có. Những mâm cỗ này phải được đặt ở vị trí gần cửa chính nhất với quan niệm những chuyện xấu xảy ra là do tà ma quấy nhiễu, do vậy sẽ cho ma ăn một bữa thật no rồi đuổi ra khỏi nhà theo cửa chính, làm phép để tà ma không quay lại nữa.

Đặc sắc lễ mát nhà của người Mường
Chiếc quạt trên tay thầy Mo nhằm xua đuổi điều xấu, đem về cái tốt cho mọi người

Nghi lễ được bắt đầu tại nơi cửa sổ chính, thầy Mo sẽ ngồi tại vị trí giành cho những người có chức vụ cao nhất trong nhà. Để Lễ Mát nhà được theo đúng ý nguyện, thầy mo mời về thần hoàng bàn thổ, thổ công bản địa, sau đó mới thỉnh các vị thần thánh anh em, hay còn gọi là các vị thần nông nghiệp từ Mường Trời về, mở tiệc cho các ngài ăn no, sau đó sẽ giúp đỡ xua đuổi tà ma, bắt đi những điều xấu, phù hộ cho gia chủ làm ăn khấm khá, con cháu khỏe mạnh. Thầy Mo bắt đầu kể chuyện đẻ đất, đẻ nước, đẻ cây si vũ trụ, đẻ trứng điếng, đẻ ra con người, đẻ ra vạn vật. Tiếp theo sau đó, thầy Mo mời các đấng bề trên thụ hưởng lễ vật, thưởng thức rượu cần của dân tộc Mường.

Sau khi các vị thần hân hưởng cũng là lúc thầy Mo xin cảo âm dương, nhằm cầu mong các ngài phù hộ cho đất Mường được bình an, mưa thuận gió hoà, dưới sàn tốt lợn tốt gà, người già sống lâu, con cháu mạnh khỏe.

Chiếc quạt trên tay thầy mo là nghi lễ quạt đi những khí xấu, lấy lại những khí tốt đẹp, khí mát cho gia chủ. Nghi lễ này có ý nghĩa rất quan trọng bởi người Mường quan niệm, quyền năng từ cái quạt mà thầy mo sử dụng có sức mạnh tối thượng chống lại tà ma. Thầy mo sẽ dùng một bát nước trong đó có mài những vật dụng trong túi khót để vẩy quanh nhà cho gia chủ. Nước tượng trưng cho những điều mát lành, vật dụng trong túi khót là những vật linh thiêng ẩn chứa trong đó sức mạnh. Thầy mo hòa chúng với nhau cùng những lời trú nguyện vẩy quanh nhà để làm mát nhà, mang những điều may mắn trở lại.

Đặc sắc lễ mát nhà của người Mường
Thầy Mo cầm theo bát nước và một nhánh cây đi quanh nhà để làm mát cho mọi vật

Sự mát mẻ trong cuộc sống mà người Mường quan niệm không chỉ thông qua lễ vật. Nó còn được thể hiện rõ hơn thông qua những cử chỉ, việc làm của thầy mo ngay tại buổi lễ. Đó là hình ảnh thầy cầm nhành cây nhỏ phẩy nước lên mọi nơi trong ngôi nhà từ đồ vật, cây cối đến con người đã nói lên điều đó.

Đặc sắc lễ mát nhà của người Mường
Sợi chỉ đỏ buộc tay được thầy Mo đọc chú và làm phép mới được đeo vào

Sau khi đồ vật trong nhà đều được làm mát, thầy Mo lại tiếp tục thực hiện nghi lễ buộc chỉ cổ tay, cầu phúc cho gia chủ và mọi người. Sợi chỉ đỏ được thầy Mo đọc chú và buộc vào cổ tay, nam tay trái, nữ tay phải, giúp cho mọi người luôn gặp may mắn bình an, tai qua nạn khỏi, ấm no hạnh phúc.

Đặc sắc lễ mát nhà của người Mường
Túi khót của thầy Mo bao gồm những vật dụng linh thiêng để làm phép

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

Hoạt động ý nghĩa của Tạp chí Hữu cơ Việt Nam và những người bạn tại Chiêm Hóa, Tuyên Quang

Hoạt động ý nghĩa của Tạp chí Hữu cơ Việt Nam và những người bạn tại Chiêm Hóa, Tuyên Quang

Tạp chí Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam và những người bạn đã tổ chức buổi lễ tri ân các gia đình chính sách, thương - bệnh binh tại xã Xuân Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
Rực rỡ sắc màu trên tuyến "Đường hoa biển Đà Nẵng"

Rực rỡ sắc màu trên tuyến "Đường hoa biển Đà Nẵng"

Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng (Sở Du lịch Đà Nẵng) vừa khai trương Đường hoa biển Đà Nẵng, đưa vào phục vụ người dân và du khách mùa du lịch hè 2024.
Độc đáo cuộc thi gặt tại ruộng lúa rươi hữu cơ Tứ Kỳ

Độc đáo cuộc thi gặt tại ruộng lúa rươi hữu cơ Tứ Kỳ

Phần thi gặt lúa tại Lễ hội lúa rươi hữu cơ Tứ Kỳ 2024 đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của đại biểu và người dân.
Tái hiện nghi lễ bỏ mả “Pơ thi” của đồng bào dân tộc Gia Rai

Tái hiện nghi lễ bỏ mả “Pơ thi” của đồng bào dân tộc Gia Rai

Trong khuôn khổ các hoạt động sự kiện Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam, tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc đã tái hiện lại Lễ bỏ mả “Pơ thi” của đồng bào dân tộc Gia Rai tỉnh Gia Lai.
Thu Hà Nội

Thu Hà Nội

Hà Nội vào thu, khi những cơn gió heo may mơn man cây cỏ, chút nắng vàng rải rác khắp phố phường, hoa sữa nồng nàn, cây bàng lá đỏ, phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu đó cũng chính là thời điểm nơi đây đẹp nhất.
Trung tâm điều dưỡng thương binh Kim Bảng: Nơi xoa dịu nỗi đau chiến tranh

Trung tâm điều dưỡng thương binh Kim Bảng: Nơi xoa dịu nỗi đau chiến tranh

Hình ảnh về cuộc chiến đấu với đạn bom, khói lửa giờ đây đã trở thành ký ức ám ảnh những thương bệnh binh tại trung tâm Trung tâm Điều dưỡng Thương binh Kim Bảng, thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
Dự án mở rộng nhà máy thủy điện Khe Diên

Dự án mở rộng nhà máy thủy điện Khe Diên

Thủy điện Khe Diên công trình phát điện độc lập với EVN, mỗi năm hòa mạng lưới quốc gia hơn 40 triệu kWh đã và đang được mở rộng quy mô.
Đà Nẵng: Những ngày giãn cách xã hội

Đà Nẵng: Những ngày giãn cách xã hội

Trong thời gian giãn cách do đại dịch, nơi được biết đến với biệt danh "Thành phố đáng sống" của Việt Nam đang trải qua những biến động đáng chú ý. Phương tiện công cộng không hoạt động, đường phố trống vắng, và nhiều quán xá phải đóng cửa trong thời gian dài. Điều này tạo ra một cảnh tượng hiếm thấy, khi sự sôi động và sự sinh động của thành phố được thay thế bởi sự yên bình và im lặng. Những biện pháp giãn cách xã hội này được thực hiện nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus và bảo vệ sức khỏe của cộng đồng. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra nhiều thách thức đối với nền kinh tế và cuộc sống hàng ngày của người dân.
Giữ gìn nét đẹp văn hoá truyền thống ngày Tết cơm mới của dân tộc Lào

Giữ gìn nét đẹp văn hoá truyền thống ngày Tết cơm mới của dân tộc Lào

Trong khuôn khổ các hoạt động sự kiện Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm, tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc đã thực hiện ngày Tết cơm mới của đồng bào dân tộc Lào
Độc đáo lễ Nhảy lửa của dân tộc Dao đỏ

Độc đáo lễ Nhảy lửa của dân tộc Dao đỏ

Trong khuôn khổ các hoạt động sự kiện “chợ phiên vùng cao - Điểm hẹn Hoàng Su Phì”, tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Dao đến từ Hoàng Su Phì (Tỉnh Hà Giang) đã tái hiện lại lễ Nhảy lửa truyền thống của dân tộc mình.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính