Thứ tư 14/05/2025 22:36Thứ tư 14/05/2025 22:36 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Đánh giá hiện tượng động đất tại tỉnh Kon Tum - Thực trạng và giải pháp ứng phó

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Kon Tum vừa tổ chức Hội nghị khoa học phổ biến kiến thức “Đánh giá hiện tượng động đất tại tỉnh Kon Tum - Thực trạng và giải pháp ứng phó”.
Đánh giá hiện tượng động đất tại tỉnh Kon Tum - Thực trạng và giải pháp ứng phó

Hội nghị khoa học “Đánh giá hiện tượng động đất tại tỉnh Kon Tum”

Tham dự hội nghị, có đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố; các chuyên gia, nhà khoa học và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Theo số liệu thống kê, từ năm 2021 đến cuối tháng 4 năm 2025, trên địa bàn tỉnh Kon Tum xảy ra khoảng 1.086 trận động đất lớn và nhỏ, riêng năm 2024 là 436 trận và năm 2025 là 80 trận. Các trận động đất nêu trên có cấp độ rủi ro thiên tai từ cấp 0 đến cấp 1, có độ lớn chủ yếu dưới 4.0 độ richter; riêng trận động đất xảy ra lúc 11 giờ 35 phút 10 giây ngày 28/7/2024, có độ lớn 5.0 độ richter là cao nhất.

Dư chấn động đất đã gây một số thiệt hại về nhà ở, chưa gây thiệt hại về người nhưng đã ảnh hưởng đến tâm lý người dân trong vùng, đặc biệt là khu vực huyện KonPlông gần tâm chấn động đất.

Dự kiến trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh Kon Tum, nhất là huyện Kon Plông tiếp tục có những trận động đất kích thích có cường độ và mật độ ngày càng lớn, có thể gây sập đổ công trình, nhà ở, cầu cống, sạt lở đất gây ách tắt giao thông.

Trước tình hình diễn biến của động đất thời gian qua, Trung ương đã có ý kiến và UBND tỉnh Kon Tum đã chủ động chỉ đạo các sở, ngành chức năng phối hợp với huyện Kon Plông tổ chức Đoàn công tác khẩn trương kiểm tra, đánh giá tác động và mức độ ảnh hưởng của các trận động đất đã xảy ra đối với nhà ở của Nhân dân, trụ sở làm việc, trường học, y tế và các công trình cơ sở hạ tầng, nhất là các hồ đập thủy lợi, thủy điện, kịp thời phát hiện, khắc phục các sự cố, hư hỏng để bảo đảm an toàn cho người và tài sản; sẵn sàng nhân lực, vật tư, phương tiện để ứng phó khi có tình huống xảy ra; thông tin kịp thời về động đất và dư chấn do động đất, hướng dẫn kỹ năng ứng phó, ổn định tâm lý cho Nhân dân trong vùng bị ảnh hưởng bởi động đất, tránh tâm lý hoang mang, nhất là đối với các hộ người đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là các cơ quan chức năng của tỉnh Kon Tum còn thiếu kinh nghiệm, không có đủ năng lực; chưa có các thiết bị, máy móc, dụng cụ chuyên dùng để đo đạc, kiểm tra, đánh giá xác định chính xác tình hình dư chấn động đất để đưa ra các giải pháp ứng phó.

Tại hội nghị, các chuyên gia Viện các khoa học Trái đất đã phân tích chi tiết về nguyên nhân, diễn biến và tác động của động đất tại Kon Tum, kèm theo các số liệu khảo sát và cung cấp nhiều hình ảnh minh họa về hiện tượng động đất trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng.

Các chuyên gia đã chia sẻ các nghiên cứu về hiện tượng địa chất tại khu vực, khả năng dự báo, cảnh báo sớm động đất và các giải pháp kỹ thuật trong xây dựng và hạ tầng; cung cấp những phân tích, đánh giá khách quan và chuyên sâu về nguyên nhân, diễn biến của động đất; từ đó trang bị cho cán bộ, người dân những hiểu biết cần thiết để ứng phó hiệu quả với hiện tượng này.

Việc tổ chức hội nghị trên, đã cung cấp những phân tích, đánh giá khách quan và chuyên sâu về nguyên nhân, diễn biến của động đất; từ đó trang bị cho cán bộ, người dân những hiểu biết cần thiết để ứng phó hiệu quả với hiện tượng động đất./.

Bài liên quan

Tỉnh Kon Tum tiếp tục đẩy mạnh phát triển cà phê xứ lạnh

Tỉnh Kon Tum tiếp tục đẩy mạnh phát triển cà phê xứ lạnh

Kon Tum là một tỉnh miền núi cao nguyên với khí hậu mát mẻ quanh năm, hiện đang từng bước định hình vị thế trong ngành nông nghiệp chất lượng cao thông qua chiến lược phát triển cà phê xứ lạnh.
Kon Tum: Quy hoạch Khu công nghiệp chế biến dược liệu tập trung quy mô hơn 218 ha

Kon Tum: Quy hoạch Khu công nghiệp chế biến dược liệu tập trung quy mô hơn 218 ha

HĐND tỉnh Kon Tum vừa ban hành Nghị quyết số 12/NQ-HĐND về nhiệm vụ quy hoạch phân khu xây dựng (tỷ lệ 1/2.000) Khu công nghiệp sản xuất, chế biến dược liệu tập trung Đắk Tô.
KonTum: Đẩy mạnh, phát triển rau xứ lạnh

KonTum: Đẩy mạnh, phát triển rau xứ lạnh

UBND huyện Kon Plông (Kon Tum) vừa ban hành văn bản số 378/UBND-VP, thể hiện quyết tâm đẩy mạnh phát triển rau xứ lạnh trên địa bàn thị trấn Măng Đen và xã Măng Cành. Đây là một bước tiến quan trọng nhằm khai thác tiềm năng nông nghiệp của vùng, đồng thời nâng cao đời sống kinh tế cho người dân địa phương, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số.
Kon Tum triển khai các giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp

Kon Tum triển khai các giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp

UBND tỉnh Kon Tum vừa có Văn bản số 1070/UBND-KTN về việc tiếp tục triển khai các giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Kon Tum: Sử dụng đất kết hợp đa mục đích để phát triển các sản phẩm du lịch nông nghiệp

Kon Tum: Sử dụng đất kết hợp đa mục đích để phát triển các sản phẩm du lịch nông nghiệp

Huyện ủy Kon Plông vừa ban hành Chỉ thị số 16 CT/HU về lãnh đạo việc sử dụng đất kết hợp đa mục đích theo Luật đất đai năm 2024.
Kon Tum: Chỉ đạo kiểm tra thủ tục pháp lý đối với các cơ sở trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Kon Tum: Chỉ đạo kiểm tra thủ tục pháp lý đối với các cơ sở trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

UBND tỉnh Kon Tum vừa chỉ đạo UBND huyện Ngọc Hồi, UBND huyện Đăk Hà, UBND thành phố Kon Tum kiểm tra, xử lý đối với các cơ sở vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Rừng lá chắn xanh vô giá và mối quan hệ sống còn với đất đai và nguồn nước

Rừng lá chắn xanh vô giá và mối quan hệ sống còn với đất đai và nguồn nước

Rừng, với hệ sinh thái đa dạng và phức tạp, đóng vai trò trụ cột trong việc duy trì sự cân bằng tự nhiên của Trái Đất. Mối liên hệ mật thiết giữa rừng với đất đai và nguồn nước là nền tảng cho sự sống của hành tinh, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường, khí hậu và cuộc sống con người. Hiểu rõ vai trò vô giá này của rừng là tiền đề quan trọng để chúng ta có những hành động bảo vệ và phát triển rừng một cách bền vững.
Thủy lợi là trụ cột quan trọng trong chiến lược thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu

Thủy lợi là trụ cột quan trọng trong chiến lược thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến, vai trò của ngành thủy lợi không còn giới hạn ở chức năng cấp, thoát nước hay phục vụ nông nghiệp đơn thuần. Trong bối cảnh hiện nay, thủy lợi cần được nhìn nhận là trụ cột quan trọng trong chiến lược thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu.
Lâm Đồng: Nhận định ban đầu về nguyên nhân sạt trượt lở khu vực hồ chứa nước Đông Thanh

Lâm Đồng: Nhận định ban đầu về nguyên nhân sạt trượt lở khu vực hồ chứa nước Đông Thanh

UBND huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng đã có báo cáo, nhận định ban đầu về nguyên nhân sạt trượt lở khu vực hồ chứa nước Đông Thanh.
Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường

Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường

Chính phủ vừa có Nghị quyết số 122/NQ-CP ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 81-KL/TW ngày 04/6/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (Kế hoạch).
Bụi mịn - Sát thủ vô hình và những hệ lụy khôn lường

Bụi mịn - Sát thủ vô hình và những hệ lụy khôn lường

Bụi mịn, với kích thước siêu nhỏ bé (PM2.5 và PM10), đang trở thành một trong những vấn đề môi trường cấp bách hàng đầu trên toàn cầu, đặc biệt là tại các quốc gia đang phát triển và các đô thị lớn. Những hạt bụi li ti này, mắt thường khó có thể nhìn thấy, len lỏi sâu vào hệ hô hấp và tuần hoàn của con người, gây ra những tác động tiêu cực nghiêm trọng đến sức khỏe và môi trường.
Thanh Hóa đẩy mạnh trồng cây lim xanh bản địa

Thanh Hóa đẩy mạnh trồng cây lim xanh bản địa

Từ năm 2014, dự án JICA2 đã thực hiện trồng được 591,08ha cây lim xanh bản địa trên địa bàn huyện Như Thanh. Từ đây góp phần bảo tồn, tái tạo nguồn gen quý hiếm của cây lim xanh.
Net Zero và quyết định của doanh nghiệp

Net Zero và quyết định của doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp, "Net Zero" không chỉ là một xu hướng nhất thời mà còn là một yếu tố sống còn trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp và nhận thức về phát triển bền vững ngày càng gia tăng. Việc chủ động hướng tới mục tiêu Net Zero không chỉ giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro, tuân thủ các quy định pháp lý mà còn mở ra những cơ hội kinh doanh mới, nâng cao uy tín thương hiệu và thu hút đầu tư.
Cam kết trung hòa các-bon năm 2050 và phát huy tinh thần "3 sẵn sàng"

Cam kết trung hòa các-bon năm 2050 và phát huy tinh thần "3 sẵn sàng"

Cam kết kiên định với mục tiêu trung hòa các-bon năm 2050 và phát huy tinh thần 3 sẵn sàng là “sẵn sàng tham gia, sẵn sàng đồng hành, sẵn sàng dẫn dắt”, Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục là bạn tốt, đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế trên chặng đường phát triển xanh và bền vững sắp tới.
Hà Tĩnh siết chặt bảo vệ rừng và ứng phó thiên tai trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Hà Tĩnh siết chặt bảo vệ rừng và ứng phó thiên tai trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Trước những diễn biến phức tạp của thời tiết và nguy cơ cháy rừng ngày càng tăng, tỉnh Hà Tĩnh đang tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng (BVR-PCCCR) và phòng, chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN). Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 do UBND tỉnh tổ chức chiều 24/4 đã nêu rõ các tồn tại, thách thức, đồng thời xác định quyết tâm bảo vệ rừng, ứng phó hiệu quả với thiên tai trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng khó lường.
Net Zero với trách nhiệm của chính quyền các cấp

Net Zero với trách nhiệm của chính quyền các cấp

Đối với chính quyền, "Net Zero" không chỉ là một mục tiêu môi trường mà còn là một định hướng phát triển kinh tế - xã hội mang tính chiến lược, đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ và quyết liệt của tất cả các cấp, các ngành.
Huế: Dông, lốc tàn phá, gây thiệt hại địa bàn huyện A Lưới

Huế: Dông, lốc tàn phá, gây thiệt hại địa bàn huyện A Lưới

Chiều 23/4/2025, một trận mưa dông kèm theo sét và gió giật mạnh đã quét qua huyện miền núi A Lưới, Tp. Huế, gây thiệt hại nghiêm trọng nhiều tài sản của người dân địa phương.​
Quảng Bình: Thành lập Trung tâm Bảo vệ rừng và Di sản thế giới

Quảng Bình: Thành lập Trung tâm Bảo vệ rừng và Di sản thế giới

Tỉnh Quảng Bình vừa có quyết định thành lập một trung tâm mới lấy tên Trung tâm Bảo vệ rừng và Di sản thế giới trên cơ sở tổ chức lại Hạt Kiểm lâm Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (VQG PN-KB) thuộc Ban Quản lý VQG PN-KB.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính