Thứ sáu 10/01/2025 18:43Thứ sáu 10/01/2025 18:43 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Chợ trâu Trà Lĩnh – Nơi hội tụ nét đẹp văn hóa vùng cao

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Chợ gia súc Trà Lĩnh, huyện Trùng Khánh (Cao Bằng) không chỉ là phiên chợ diễn ra các hoạt động giao dịch, mua bán trâu, bò nổi tiếng, lớn nhất miền Bắc mà còn là nơi hội tụ những nét đẹp văn hóa đặc sắc của chợ phiên vùng cao Cao Bằng
Chợ trâu Trà Lĩnh – Nơi hội tụ nét đẹp văn hóa vùng cao

Chợ phiên trâu, bò Trà Lĩnh, huyện Trùng Khánh. Ảnh Quốc Sơn.

Chợ phiên trâu, bò Trà Lĩnh nhóm họp vào các ngày 4, 9, 14, 19, 24, 29 âm lịch hàng tháng, chợ diễn ra sôi động, nhộn nhịp trên diện tích 2 ha tại xóm Bản Khum, thị trấn Hùng Quốc, huyện Trùng Khánh. Theo ông Đặng Văn Dũng, chủ một bãi trông giữ xe ô tô tư nhân tại chợ trâu, bò Trà Lĩnh, những năm gần đây do nhu cầu thị trường tăng cao, phiên chợ trâu, bò Trà Lĩnh nhóm họp đến 3 ngày (2 ngày trước phiên chợ chính và 1 ngày chính của phiên chợ), mà mỗi ngày chợ phiên có hơn 1.000 con trâu bò được tiêu thụ. Các thương lái mua, bán đến từ nhiều tỉnh, thành trong nước như: Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Nội…

“Khách đến chợ mua trâu, bò cũng rất đa dạng, mục đích khác nhau, người tìm mua những con trâu, bò to khỏe, dáng đẹp cân đối để về nuôi thành trâu, bò chọi hay phục vụ nhu cầu sản xuất của gia đình, người thì tìm mua trâu, bò về để giết mổ làm thịt, kinh doanh cung cấp cho các nhà hàng... Nhưng khách hàng mua số lượng lớn trâu, bò tại chợ vẫn là khách từ Trung Quốc sang và các thương lái trong nước mua để vận chuyển sang bên kia biên giới bán. Một điều lạ ở chợ này, thương lái vận chuyển trâu, bò từ các tỉnh dưới xuôi lên bán, nhưng lại có khách đến từ các tỉnh đó lên mua vận chuyển ngược lại. Còn lệ phí vào chợ được chủ đầu tư, quản lý chợ thu 30 nghìn đồng mỗi con trâu, bò”. Ông Đặng Văn Dũng cho biết.

Ông Vũ Trọng Khôi, thương lái đến từ Nghệ An cho hay, gần chục năm nay, cứ đến phiên chợ trâu, bò Trà Lĩnh, hai bố con tôi thay nhau thuê xe ô tô chở 15 - 20 con trâu từ quê nhà Nghệ An đến chợ này bán. Con trâu đực to, khỏe, dáng đẹp bán 40 triệu - 45 triệu đồng/con, trâu cái đẹp mã bán 30 triệu - 35 triệu đồng/con. Mỗi con trâu, bò bán trừ mọi chi phí lãi hơn 1 triệu đồng.

Chợ trâu Trà Lĩnh – Nơi hội tụ nét đẹp văn hóa vùng cao

Vợ chồng ông Hoàng Văn Chiến, dân tộc Mông, xã Mã Ba, huyện Hà Quảng (Cao Bằng) nuôi bò vỗ béo, mỗi năm bán gần 60 con bò tại chợ trâu, bò Trà Lĩnh, huyện Trùng Khánh. Ảnh Quốc Sơn.

Hai vợ chồng ông Hoàng Văn Chiến, dân tộc Mông, xã Mã Ba, huyện Hà Quảng (Cao Bằng) vừa bán 2 con bò chọi, mỗi con trọng lượng hơn 400 kg, với giá 35 triệu đồng/con cho khách ở huyện Mèo Vạc (Hà Giang) cho hay, chợ phiên trâu, bò Trà Lĩnh nào hai vợ chồng tôi cũng đem bò chọi đến bán và tìm mua những con bò khỏe, dáng đẹp, cân đối về nuôi vỗ béo. Sau 2 – 3 tháng nuôi vỗ béo, mỗi con đạt trọng lượng hơn 400 kg thành bò chọi lại đem đến chợ bán cho khách có nhu cầu. Một năm gia đình tôi nuôi vỗ béo và bán gần 60 con bò chọi, mỗi con lãi gần 2 triệu đồng. Giờ gia đình đã mua ô tô tải để làm thêm dịch vụ vận chuyển trâu, bò đến chợ, cước vận chuyển mỗi con từ xã Mã Ba, huyện Hà Quảng và các xã lân cận đến chợ trâu, bò Trà Lĩnh là 150 nghìn đồng. Nếu trâu, bò của khách được tôi vận chuyển mà không bán được sẽ được chở về không tính cước.

Chợ trâu, bò Trà Lĩnh không chỉ thu hút các thương lái ở các địa phương trong tỉnh và nhiều tỉnh, thành khác đến mua bán trâu, bò, cùng với việc tạo thu nhập cho nhiều người dân địa phương với các hoạt động kinh doanh dịch vụ như: Trông giữ xe ô tô; hàng quán ăn uống; bán thức ăn trâu, bò; vệ sinh môi trường… Mà nơi đây còn được nhiều người dân địa phương trong tỉnh đến chợ chỉ muốn được hòa mình vào khung cảnh sôi động của phiên chợ, được ngắm nhìn, cùng người mua, người bán vui vẻ bàn luận những con trâu, bò to khỏe, dáng đẹp như một niềm vui về thành quả sản xuất, được gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi và tham khảo giá cả thị trường hay chỉ đơn thuần là đến… “chơi chợ” để được trò chuyện, giao lưu với những người thân quen…

Ông Nông Văn Tiến, thị trấn Hùng Quốc, huyện Trùng Khánh cho hay, chợ trâu, bò Trà Lĩnh là phiên chợ nổi tiếng, lớn nhất miền Bắc. Phiên chợ nào tôi cũng đến… “chơi chợ” như tìm niềm vui trong cuộc sống. Mặc dù không có nhu cầu mua bán trâu, bò nhưng mỗi khi đến… “chơi chợ” được gặp nhiều người cùng sở thích trao đổi kinh nghiệm sản xuất, chăn nuôi gia súc, được tìm hiểu cách chọn giống trâu, bò và được giao lưu gặp gỡ, thăm hỏi những người thân quen…, đã cho tôi những cảm xúc phấn chấn, háo hức.

Những nét đẹp độc đáo của phiên chợ trâu, bò Trà Lĩnh mà ông Tiến cho hay đã làm nên giá trị bản sắc văn hóa cốt lõi, hội tụ những nét đẹp thuần hậu, độc đáo của phiên chợ vùng cao Cao Bằng. Chợ trâu, bò Trà Lĩnh không chỉ tạo sinh kế cho người dân mà hơn thế nó góp phần vào giữ gìn, phát triển nghề chăn nuôi gia súc truyền thống, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

Sóc Trăng: Hạ tầng nông thôn nâng bước trồng màu

Sóc Trăng: Hạ tầng nông thôn nâng bước trồng màu

Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, thủy lợi đang mang lại hiệu quả rõ rệt cho người dân ấp Rạch Sên, xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Việc sản xuất rau màu trở nên thuận lợi hơn, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định đời sống.
Vì sao người dùng lựa chọn cà phê hữu cơ?

Vì sao người dùng lựa chọn cà phê hữu cơ?

Trong vài năm trở lại đây, thực phẩm hữu cơ ngày càng được quan tâm và phổ biến, nhiều dự án về sản phẩm hữu cơ lan tỏa giá trị đến cộng đồng. Với cà phê, nhiều người yêu thích cà phê hữu cơ bởi mùi thơm, hương vị và nguồn gốc của nó.
An Giang: Nâng cao chất lượng, phát triển bền vững sản phẩm OCOP

An Giang: Nâng cao chất lượng, phát triển bền vững sản phẩm OCOP

An Giang đang đẩy mạnh chương trình OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) với nhiều giải pháp hỗ trợ hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường và tăng thu nhập cho người dân.
Mận Hậu: Hương vị đặc trưng của vùng cao phía bắc

Mận Hậu: Hương vị đặc trưng của vùng cao phía bắc

Mận hậu, một loại trái cây quen thuộc với người Việt, đặc biệt được ưa chuộng ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Không chỉ là một món ăn vặt hấp dẫn, mận hậu còn mang trong mình những giá trị văn hóa, kinh tế và dinh dưỡng đáng kể.
Đồng Nai: Tiềm năng xuất khẩu nông sản bứt phá

Đồng Nai: Tiềm năng xuất khẩu nông sản bứt phá

Xuất khẩu nông - lâm - thủy sản Việt Nam năm 2024 đạt kỷ lục, Đồng Nai góp phần tăng trưởng ấn tượng.
Nông nghiệp Trà Vinh: Nỗ lực đẩy lùi "giặc giả"

Nông nghiệp Trà Vinh: Nỗ lực đẩy lùi "giặc giả"

Tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đang là vấn nạn nhức nhối trong nông nghiệp Trà Vinh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và sức khỏe người tiêu dùng.
Ngành dừa Bến Tre khởi sắc: Giá tăng, xuất khẩu đạt kỷ lục

Ngành dừa Bến Tre khởi sắc: Giá tăng, xuất khẩu đạt kỷ lục

Giá dừa tại Bến Tre đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, đạt mức cao nhất trong 5 năm qua, tin vui này đến cùng với thành tích ấn tượng của kim ngạch xuất khẩu dừa, cán mốc 1 tỷ USD trong năm 2024.
Long An nỗ lực bảo đảm an toàn thực phẩm trong năm 2024

Long An nỗ lực bảo đảm an toàn thực phẩm trong năm 2024

Long An đẩy mạnh công tác quản lý, kiểm tra an toàn thực phẩm trong năm 2024, phát hiện và xử lý hàng trăm cơ sở vi phạm, góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
Nông dân Đồng bằng sông Cửu Long đẩy mạnh sản xuất trái cây Tết

Nông dân Đồng bằng sông Cửu Long đẩy mạnh sản xuất trái cây Tết

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, với lợi thế về thổ nhưỡng và khí hậu, từ lâu đã được mệnh danh là "vương quốc trái cây" của Việt Nam, nơi đây cung cấp 70% sản lượng trái cây cho cả nước, với nhiều loại trái cây ngon, đặc sản nổi tiếng trong và ngoài nước như vú sữa Lò Rèn, xoài cát Hòa Lộc, bưởi da xanh, sầu riêng, nhãn tiêu, thanh long...
Nghịch lý vaccine thú y "nội lạnh ngoại nóng"

Nghịch lý vaccine thú y "nội lạnh ngoại nóng"

Ngành sản xuất vaccine thú y của Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc, sở hữu công nghệ hàng đầu thế giới với 218 loại vaccine được sản xuất trong nước, tuy nhiên, thị phần vaccine nội địa chỉ chiếm khoảng 30%, trong khi vaccine nhập khẩu chiếm tới 70%.
U Minh (Cà Mau) tăng tốc sản xuất hoa màu phục vụ Tết Nguyên đán

U Minh (Cà Mau) tăng tốc sản xuất hoa màu phục vụ Tết Nguyên đán

Huyện U Minh (Cà Mau) đang tập trung đẩy mạnh sản xuất hoa màu phục vụ nhu cầu thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Đồng Tháp: Thị trường hàng hóa năm 2024 ổn định

Đồng Tháp: Thị trường hàng hóa năm 2024 ổn định

Thị trường hàng hóa Đồng Tháp năm 2024 ổn định, kiểm soát tốt buôn lậu nhưng hoạt động này vẫn tồn tại với nhiều thủ đoạn tinh vi.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính