Thứ sáu 17/01/2025 05:05Thứ sáu 17/01/2025 05:05 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Chính phủ ban hành chính sách về đất trồng lúa

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Ngày 11/9/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 112/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về đất trồng lúa.
Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa.
Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa.

Trong đó nêu rõ chính sách hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa; đầu tư, hỗ trợ đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.

Theo Nghị định, Ngân sách nhà nước hỗ trợ sản xuất lúa hỗ trợ 1.500.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa; Hỗ trợ 750.000 đồng/ha/năm đối với đất trồng lúa còn lại, trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa; Hỗ trợ thêm 1.500.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.

Nghị định nêu rõ, diện tích đất trồng lúa được hỗ trợ theo điểm 1, điểm 2 nêu trên được xác định theo số liệu thống kê đất đai của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố của năm liền kề trước năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách, riêng đối với kinh phí phân bổ cho năm 2025 là số liệu thống kê đất đai của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố của năm 2023.

Diện tích đất trồng lúa được hỗ trợ theo quy định tại điểm 3 nêu trên do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này và công bố của năm liền kề trước năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách.

Đối với năm trong thời kỳ ổn định ngân sách, cơ chế hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương đối với chính sách quy định tại khoản 1 Điều 14 của Nghị định này áp dụng nguyên tắc hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương để thực hiện các chính sách an sinh xã hội do trung ương ban hành tương ứng từng thời kỳ.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm quản lý, phân bổ nguồn ngân sách được hỗ trợ để thực hiện bảo vệ đất trồng lúa theo quy định.

Theo Nghị định, việc sử dụng nguồn kinh phí do người được nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa phải nộp theo quy định tại khoản 1 Điều 12 và nguồn kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ sản xuất lúa trong dự toán chi cân đối ngân sách địa phương theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Nghị định này do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập trình Hội đồng nhân dân cùng cấp căn cứ điều kiện thực tế của địa phương, quyết định cụ thể nguyên tắc, phạm vi, định mức hỗ trợ và việc sử dụng kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động quy định sau: Hỗ trợ cho người sử dụng đất trồng lúa: sử dụng giống lúa hợp pháp để sản xuất; áp dụng quy trình sản xuất, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận; xây dựng mô hình trình diễn; hoạt động khuyến nông; tổ chức đào tạo, tập huấn, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; Cải tạo, nâng cao chất lượng đất trồng lúa; Đánh giá tính chất lý, hóa học; xây dựng bản đồ nông hóa thổ nhưỡng vùng đất chuyên trồng lúa theo định kỳ 05 năm/lần; Sửa chữa, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn xã; Hỗ trợ mua bản quyền sở hữu giống lúa được bảo hộ.

Trồng lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh Trồng lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh

Đề án trồng lúa phát thải thấp là giảm chi phí, tăng năng suất và tăng thu nhập cho người trồng lúa, bước đầu các ...

Theo Nghị định, doanh nghiệp được ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 100% kinh phí khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình thủy lợi, giao thông tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.

Dự án áp dụng theo quy trình sản xuất lúa giảm phát thải khí nhà kính được chứng nhận; dự án áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn; dự án sản xuất hữu cơ được chứng nhận; dự án liên kết sản xuất lúa theo chuỗi giá trị. (i)

Dự án chế biến sản phẩm lương thực, thực phẩm; dự án sản xuất chế phẩm sinh học, chế biến nguyên liệu và sản phẩm công nghệ cao từ lúa, gạo và phụ phẩm lúa, gạo đáp ứng theo quy định pháp luật về công nghệ cao. (ii)

Nghị định nêu rõ, dự án theo quy định tại điểm (i) nêu trên phải có diện tích 500 ha trở lên, dự án theo quy định tại điểm (ii) có tổng mức đầu tư từ 30 tỷ đồng trở lên, được ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 40% nhưng không quá 15 tỷ đồng/dự án để mua sắm dây chuyền, thiết bị, công nghệ, bản quyền công nghệ.

Nguồn vốn, đối tượng, quy trình hỗ trợ, trình tự, thủ tục thực hiện hỗ trợ thực hiện theo quy định của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Nguồn vốn và thủ tục hỗ trợ đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo quy định riêng của pháp luật.

Theo Nghị định, dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao được sử dụng chính sách của Nhà nước theo hướng dẫn của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hợp tác xã.

Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã liên kết để thực hiện một trong các dự án sau tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao: Dự án áp dụng quy trình sản xuất lúa giảm phát thải khí nhà kính được chứng nhận; dự án sản xuất hữu cơ được chứng nhận; dự án liên kết sản xuất lúa theo chuỗi giá trị. (iii)

Dự án sản xuất, chế biến sản phẩm lương thực, thực phẩm; dự án sản xuất chế phẩm sinh học, chế biến nguyên liệu sản phẩm công nghệ cao từ lúa gạo và phụ phẩm từ lúa, gạo. (iv)

Dự thảo nêu rõ, dự án theo quy tại điểm (iii) phải có diện tích 100 ha trở lên, dự án theo quy định tại điểm (iv), được Nhà nước hỗ trợ tối đa 100% vốn đầu tư chi phí xây dựng hạ tầng dự án, mua sắm dây chuyền, thiết bị, công nghệ, bản quyền công nghệ nhưng không quá 05 tỷ đồng/dự án.

Hình thức hỗ trợ, mức hỗ trợ, quy định về hỗ trợ từ vốn đầu tư công, quy trình tổng hợp nhu cầu hỗ trợ, phương thức thực hiện hỗ trợ và cơ chế quản lý sau đầu tư thực hiện theo các quy định của Luật Hợp tác xã và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Hợp tác xã về chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, trang thiết bị.

Dự án theo quy định trên được Nhà nước hỗ trợ một lần. Trường hợp dự án hoặc hạng mục của dự án đã được hưởng hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo Nghị định này thì không được hưởng hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo quy định pháp luật khác và ngược lại.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành (11/9/2024).

Bài liên quan

Kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ

Kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký ban hành văn bản số 141/KH-BCĐTKNQ18 ngày 6/12/2024 kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ.
Tăng trưởng xanh cần sự đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp

Tăng trưởng xanh cần sự đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp

Tăng trưởng xanh không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực từ Chính phủ mà còn cần sự đồng hành và sáng tạo của các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp trong việc phát triển các mô hình kinh doanh xanh và xây dựng một chiến lược phát triển bền vững lâu dài, hướng tới một tương lai xanh và thịnh vượng cho đất nước.
Chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã có hiệu lực từ ngày 1/11/2024

Chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã có hiệu lực từ ngày 1/11/2024

Luật Hợp tác xã được quy định chi tiết tại Nghị định 113/2024/NĐ-CP trong đó nêu rõ 9 chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã từ ngày 1/11/2024.
Chính sách hỗ trợ tổ hợp tác xã, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp

Chính sách hỗ trợ tổ hợp tác xã, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp

Nhiều Chính sách của nhà nước về hỗ trợ phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được quy định tại Nghị định số 113/2024/NĐ-CP của Chính phủ.
Các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi)

Các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi)

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
Chuẩn hóa các tiêu chuẩn chất lượng nông sản là vấn đề lớn

Chuẩn hóa các tiêu chuẩn chất lượng nông sản là vấn đề lớn

Trả lời câu hỏi của đại biểu Quốc hội về giải pháp tham mưu chính sách hỗ trợ nông sản, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan nhấn mạnh: Trong thời gian vừa qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương liên tục có những Nghị định thư với các nước để tiêu thụ nông sản ngoài việc tiêu thụ trong nước. Trong đó, vấn đề chuẩn hóa tất cả các tiêu chuẩn chất lượng nông sản là vấn đề lớn. Đặc biệt, việc xây dựng lại vùng nguyên liệu tập trung, liên kết thành hợp tác xã đủ mạnh là nhiệm vụ quan trọng để khắc phục tính manh mún của nền nông nghiệp.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Khắc phục vướng mắc mã số hàng hóa, hỗ trợ doanh nghiệp chăn nuôi

Khắc phục vướng mắc mã số hàng hóa, hỗ trợ doanh nghiệp chăn nuôi

Mặc dù Nghị định 144 về giảm thuế nhập khẩu khô dầu đậu tương đã có hiệu lực, nhưng việc áp mã số hàng hóa chưa thống nhất đang gây khó khăn cho doanh nghiệp chăn nuôi Đồng Nai.
Kỷ niệm ngày Chữ nổi thế giới - 4/1

Kỷ niệm ngày Chữ nổi thế giới - 4/1

Ngày Chữ nổi Thế giới (World Braille Day) được Liên hiệp quốc thành lập vào ngày 4/1 nhằm tôn vinh nhận thức về tầm quan trọng của chữ nổi như một phương tiện giao tiếp trong việc thực hiện đầy đủ quyền con người dành cho người mù và người khiếm thị. Ngày Chữ nổi Thế giới được tổ chức lần đầu vào ngày 4/1/2019.
Lâm Đồng khẩn trương trồng lại rừng trên diện tích đã bồi thường thiệt hại

Lâm Đồng khẩn trương trồng lại rừng trên diện tích đã bồi thường thiệt hại

Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành Công văn số 05/SNN-KL, yêu cầu các doanh nghiệp được thuê rừng khẩn trương thực hiện việc trồng lại rừng trên các diện tích đã được bồi thường thiệt hại.
Kon Tum: Truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông lâm thủy sản

Kon Tum: Truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông lâm thủy sản

UBND tỉnh Kon Tum vừa ban hành Quyết định số 850/QĐ-UBND về việc Phê duyệt Đề án truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh.
Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đối với các sản phẩm OCOP

Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đối với các sản phẩm OCOP

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có Văn bản chỉ đạo tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đối với các sản phẩm OCOP.
7 kỷ lục của các nhà khoa học trong lĩnh vực Nông nghiệp Việt Nam

7 kỷ lục của các nhà khoa học trong lĩnh vực Nông nghiệp Việt Nam

Trong quá trình quần chúng nhân dân sáng tạo ra lịch sử, mỗi cá nhân tùy theo vị trí, chức năng, vai trò và năng lực sáng tạo cụ thể mà họ có thể tham gia vào quá trình sáng tạo lịch sử của cộng đồng nhân dân. Theo ý nghĩa ấy, mỗi cá nhân của cộng đồng nhân dân đều “in dấu ấn” của nó vào xã hội, Trong ngành nông nghiệp hiện đại cũng có những nhân vật mang tầm lịch sử. Hữu cơ Việt Nam trân trọng giới thiệu 7 kỷ lục của các nhà khoa học lĩnh vực này.
Hà Nội chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa

Hà Nội chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa

Cuối năm 2024, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa cho năm 2025. Đây là một quyết định quan trọng, thể hiện sự chủ động của thành phố trong việc thích ứng với tình hình mới, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và tăng thu nhập cho người nông dân.
Sự khác biệt giữa nông nghiệp thông thường và nông nghiệp hữu cơ?

Sự khác biệt giữa nông nghiệp thông thường và nông nghiệp hữu cơ?

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và mối quan tâm ngày càng tăng về an toàn thực phẩm, sự khác biệt giữa nông nghiệp thông thường và nông nghiệp hữu cơ ngày càng trở nên quan trọng. Hai phương thức canh tác này có những triết lý và phương pháp tiếp cận khác nhau, ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe con người và chất lượng sản phẩm.
Lâm Đồng: Phấn đấu đạt tổng diện tích canh tác hữu cơ 1.600 ha vào năm 2025

Lâm Đồng: Phấn đấu đạt tổng diện tích canh tác hữu cơ 1.600 ha vào năm 2025

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa phê duyệt Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2025.
Sáng kiến của Việt Nam với ngày Quốc tế Phòng chống dịch bệnh - 27/12

Sáng kiến của Việt Nam với ngày Quốc tế Phòng chống dịch bệnh - 27/12

Ngày 27/12, lần đầu tiên, Liên Hợp Quốc (LHQ) tổ chức kỉ niệm Ngày quốc tế Phòng chống dịch bệnh - một sáng kiến của Việt Nam - nhằm kêu gọi sự ủng hộ của thế giới với tầm quan trọng của việc phòng ngừa và sẵn sàng hợp tác chống lại dịch bệnh.
Quảng Ninh: Tập trung khôi phục nuôi trồng thủy sản trên Huyện đảo Vân Đồn

Quảng Ninh: Tập trung khôi phục nuôi trồng thủy sản trên Huyện đảo Vân Đồn

Huyện Vân Đồn đã tập trung sắp xếp vùng nuôi trồng thủy sản giúp người dân nhanh chóng khôi phục lại khôi phục lại nghề nuôi biển.
Cao Bằng: Nỗi buồn của những người nông dân trồng quýt

Cao Bằng: Nỗi buồn của những người nông dân trồng quýt

Nói đến quýt Cao Bằng phải kể đến quýt Trà Lĩnh. Quýt Trà Lĩnh được trồng nhiều tại các xã: Quang Hán, Lưu Ngọc, Cao Chương và thị trấn Hùng Quốc (huyện Trà Lĩnh cũ), nay thuộc huyện Trùng Khánh, trong đó xã Quang Hán được ví như “thủ phủ” của quýt Trà Lĩnh. Từ trồng quýt, người dân Quang Hán thu lợi vài trăm triệu mỗi năm. Nhưng vài năm trở lại đây, thay vào đó là nỗi buồn để lại khi 93 ha quýt xã Quang Hán bị thu hẹp từng năm, đến nay chỉ còn gần 2 ha, do cây quýt bị mắc bệnh đục thân, thối rễ làm cây chết trên diện rộng buộc người dân phải chặt bỏ hàng loạt.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính