Thứ hai 25/11/2024 01:26Thứ hai 25/11/2024 01:26 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

"Khởi nguồn", "kiến tạo" và tổ chức ngành hàng lúa gạo phát triển bền vững

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
"Người nông dân không thay đổi thì sẽ không thay đổi được gì. Tăng trưởng xanh, giảm phát thải là xu thế không thể quay lưng được. Thực tế cũng đã cho thấy, thời gian qua hạt gạo Việt Nam đã khẳng được được giá trị khi xuất khẩu và đang bứt tốc so với các quốc gia khác. Và Đề án sẽ "khởi nguồn", "kiến tạo" và tổ chức lại một ngành hàng lúa gạo phát triển bền vững".

Đây là phát biểu của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan trong buổi gặp mặt Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) của 12 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL tham gia Đề án “Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng ĐBSCL đến năm 2030”.

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

Đề án "Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030" (gọi tắt Đề án) là chương trình sản xuất lúa carbon thấp với quy mô lớn lần đầu tiên được triển khai trên thế giới, từ đó sẽ tạo ra cuộc "cách mạng" về sản xuất lúa gạo.

Tại cuộc gặp, ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ NN&PTNT cho biết Đề án được Thủ tướng phê duyệt cuối năm 2023. Mục tiêu là đến năm 2025, 12 tỉnh thành trong vùng ĐBSCL trồng 180.000 ha lúa phát thải thấp và thí điểm cấp tín chỉ carbon cho vùng đạt chuẩn. Năm 2030, vùng mở rộng thêm 820.000 ha lúa phát thải carbon thấp...

Chương trình cũng đưa ra mục tiêu giảm 30% chi phí đầu vào, góp phần giảm chi phí sản xuất lúa cho các hộ nông dân khoảng 9.500 tỷ đồng; tỉ suất lợi nhuận của người trồng lúa tăng 50%; góp phần giảm 10% lượng khí nhà kính phát thải.

Đề án đã được triển khai thí điểm 3 vụ sản xuất lúa liên tiếp tại Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang và Đồng Tháp.

Mô hình rộng 50 ha thực hiện ở Hợp tác xã Tiến Thuận, huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ, cho thấy nông dân giảm sử dụng lượng lúa giống từ 140 kg xuống còn 60 kg/ha, giảm lần bón phân từ 3-4 lần còn 2 lần mỗi vụ, giảm tối thiểu 20% lượng phân bón vô cơ, cây lúa ít bị ngã, giảm dịch bệnh và tổn thất sau thu hoạch...

Ngoài ra, lúa sau khi thu hoạch được bao tiêu với giá cao hơn 200-300 đồng/kg so với canh tác bình thường. Việc giảm lượng lúa giống còn 60 kg/ha giúp tiết kiệm chi phí về giống 1,2 triệu đồng, phân bón giảm 0,7 triệu đồng; năng suất đạt từ 6,3-6,5 tấn mỗi ha so với 5,8-6,1 tấn mỗi ha ở cách làm truyền thống...

Chuẩn hóa các tiêu chuẩn chất lượng nông sản là vấn đề lớn Chuẩn hóa các tiêu chuẩn chất lượng nông sản là vấn đề lớn

Trả lời câu hỏi của đại biểu Quốc hội về giải pháp tham mưu chính sách hỗ trợ nông sản, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp ...

Bộ NN&PTNT tổ chức gặp mặt Đoàn ĐBQH của 12 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL.
Bộ NN&PTNT tổ chức gặp mặt Đoàn ĐBQH của 12 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL. (Ảnh chinhphu.vn)

Ông Thạch Phước Bình, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh cho hay, hiện nay, việc quy hoạch và phát triển hạ tầng chưa đồng bộ (thủy lợi, giao thông, kho bãi... chưa được kết nối) còn chưa thực hiện đồng bộ.

Ông Bình cũng cho rằng, vấn đề nhân lực, chuyên gia nông nghiệp ở địa phương còn yếu và thiếu về trình độ, số lượng. Việc chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật khả năng cao là khó khăn. Việc phối hợp giữa Bộ NN&PTNT và địa phương đang triển khai như thế nào? Ngoài ra, việc áp dụng cần tính đến sự khác biệt giữa các địa phương. Có thể phù hợp với chỗ này nhưng chỗ khác thì không.

Cũng tại buổi gặp mặt, bà Hà Thị Nga, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, Ủy viên Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp khẳng định: "Đề án này rất có ý nghĩa. Đề án sẽ giúp sản xuất lúa gạo ở ĐBSCL không còn manh mún, nhỏ lẻ nữa mà sẽ tập trung vùng rộng lớn phát triển đồng bộ. Bên cạnh đó, thực hiện thành công Đề án này còn giúp khai thác được chuỗi giá trị lúa gạo, trong đó có tận dụng được các phụ phẩm nông nghiệp".

Bà Nga cũng cho rằng, để đạt được kết quả cao cho Đề án, Bộ NN&PTNT, lãnh đạo 12 tỉnh, thành phố và các HTX, người nông dân cần có quyết tâm chính trị rất lớn. "Người nông dân xưa nay vẫn quen với sản xuất truyền thống và đây là rào cản lớn nhất họ cần thay đổi", bà Nga nói.

Bà Nga nêu thực trạng, trở ngại rất lớn hiện nay của các tổ chức chính trị - xã hội là tập hợp hội viên. Hiện nay, nhiều hội viên từ bỏ làng quê để đến làm việc tại các khu công nghiệp, bởi làm nông nghiệp chưa đáp ứng nhu cầu, thu nhập thấp. Từ Đề án một triệu ha lúa chất lượng cao của Bộ NN&PTNT, bà Nga tin tưởng, với những giải pháp cụ thể, Đề án này sẽ là "cứu cánh" cho người nông dân ở ĐBSCL vốn chăm chỉ, cần cù, chịu khó... sẽ phát huy thế mạnh của mình và "sống khỏe" từ cây lúa.

Một số đại biểu khác cho rằng, ngoài quyết tâm của cả hệ thống chính trị, đề án phải thay đổi được nhận thức của người dân. Nguyên nhân sâu xa bởi làm nông nghiệp vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về thu nhập, việc làm của đại bộ phận dân chúng. Các đánh giá về rủi ro, lợi ích kinh tế, cùng tính bền vững của dự án cũng cần được thảo luận chi tiết hơn.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan. (Ảnh chinhphu.vn)

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho hay, khu vực ĐBSCL đang đứng trước thách thức rất lớn của biến đổi khí hậu. Bởi vậy, việc xây dựng Đề án một triệu ha lúa chất lượng cao ở ĐBSCL đồng thời giải quyết hàng loạt vấn đề của ngành hàng lúa gạo như: Tổ chức lại sản xuất, tư duy canh tác, thị trường...

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng nhìn nhận thực tế, trong hàng chục năm qua, cấu trúc ngành lúa gạo ở ĐBSCL rất "mong manh", "rời rạc", thiếu sự liên kết... tất cả điều đó đều xuất phát từ tư duy manh mún, nhỏ lẻ, mùa vụ của người nông dân.

"Nếu Đề án một triệu ha lúa chất lượng cao được thực hiện thành công ở ĐBSCL thì sẽ nhân rộng ra các vùng khác và có thể thực hiện tương tự đối với các ngành chăn nuôi, thủy sản...", Bộ trưởng cho biết.

Bộ trưởng cũng cho rằng, người nông dân đóng vai trò nòng cốt trong thực hiện Đề án. "Người nông dân không thay đổi thì sẽ không thay đổi được gì. Tăng trưởng xanh, giảm phát thải là xu thế không thể quay lưng được. Thực tế cũng đã cho thấy, thời gian qua hạt gạo Việt Nam đã khẳng được được giá trị khi xuất khẩu và đang bứt tốc so với các quốc gia khác. Và Đề án sẽ "khởi nguồn", "kiến tạo" và tổ chức lại một ngành hàng lúa gạo phát triển bền vững", Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh

Theo Bộ trưởng, ngành hàng lúa gạo muốn bền vững phải có hệ sinh thái với sự tham gia của tất cả các bên: Nông dân, thương lái, doanh nghiệp, Nhà nước. Đặc biệt, lãnh đạo các địa phương phải coi đây là một cuộc "cách mạng" thì Đề án mới thành công được.

Bài liên quan

Nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến công trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương

Nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến công trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương

Chiều 20/11, UBND tỉnh Thái Bình họp nghe báo cáo dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh Quy định mức chi cụ thể cho các hoạt động khuyến công địa phương trên địa bàn tỉnh.
Nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng: Nhiều giải pháp tích cực "đánh thức" tiềm năng

Nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng: Nhiều giải pháp tích cực "đánh thức" tiềm năng

Mặc dù đạt được một số thành tựu nhất định, tăng trưởng của ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng trong 9 tháng đầu năm 2024 lại không đạt được kỳ vọng so với các năm trước. Theo báo cáo mới nhất từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, tốc độ tăng trưởng GRDP toàn ngành chỉ đạt 3,53%, thấp hơn đáng kể so với cùng kỳ năm 2023.
Hải Dương: Khôi phục và phát triển sản xuất nông nghiệp sau bão số 3

Hải Dương: Khôi phục và phát triển sản xuất nông nghiệp sau bão số 3

Tỉnh Hải Dương yêu cầu các sở, ngành, cơ quan, đơn vị, UBND các huyện, thành phố, thị xã tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả các biện pháp phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3.
[Longform] Phát triển nông nghiệp hữu cơ ở Tây Nguyên: Tiềm năng, cơ hội và thách thức

[Longform] Phát triển nông nghiệp hữu cơ ở Tây Nguyên: Tiềm năng, cơ hội và thách thức

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, thì nhu cầu về các sản phẩm nông nghiệp an toàn, chất lượng cao và thân thiện với môi trường ngày càng tăng. Sản xuất hữu cơ, với những ưu điểm vượt trội của nó, đang được coi là một trong những giải pháp quan trọng để phát triển một nền nông nghiệp bền vững.
Sản xuất nông nghiệp trong 9 tháng năm 2024 vẫn đạt mức 3,2%

Sản xuất nông nghiệp trong 9 tháng năm 2024 vẫn đạt mức 3,2%

Sản xuất nông nghiệp chịu thiệt hại lớn do thiên tai nhưng tốc độ tăng trưởng ngành trong 9 tháng vẫn đạt mức 3,2%; sản lượng trên diện tích thu hoạch lúa đạt hơn 34 triệu tấn, tăng 1,5%; tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 46,28 tỷ USD…
Gỡ "nút thắt" trong quản lý sử dụng đất lâm nghiệp: Cần giải pháp đồng bộ và quyết liệt

Gỡ "nút thắt" trong quản lý sử dụng đất lâm nghiệp: Cần giải pháp đồng bộ và quyết liệt

Tình trạng lãng phí, thất thoát đất công, tiến độ sắp xếp, chỉnh trang chậm chạp trong nhiều công ty lâm nghiệp đang là những "nút thắt" cần giải pháp đồng bộ và quyết liệt để "gỡ rối".

CÁC TIN BÀI KHÁC

Ôn định thị trường các mặt hàng nông sản thực phẩm thiết yếu dịp Tết

Ôn định thị trường các mặt hàng nông sản thực phẩm thiết yếu dịp Tết

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ban hành Chỉ thị số 12/CT-BCT ngày 20/10/2024 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường hàng hóa cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Lịch sử Hội Chữ thập đỏ Việt Nam

Lịch sử Hội Chữ thập đỏ Việt Nam

Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là một tổ chức xã hội nhân đạo của quần chúng nhân dân, do chính Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập ngày 23/11/1946 và cũng là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Xúc tiến tiêu thụ nông sản Việt Nam - Mông Cổ

Xúc tiến tiêu thụ nông sản Việt Nam - Mông Cổ

Việt Nam và Mông Cổ đều có những lợi thế vượt trội trong lĩnh vực nông nghiệp. Việt Nam là quốc gia xuất khẩu hàng đầu các sản phẩm như gạo, cà phê, trái cây nhiệt đới,... Trong khi đó, Mông Cổ nổi tiếng với các sản phẩm thịt bò, thịt cừu và các sản phẩm từ sữa có chất lượng cao. Đây là những lĩnh vực mà doanh nghiệp hai nước không chỉ có thể bổ trợ lẫn nhau, mà còn khai thác để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường toàn cầu.
Thúc đẩy thương mại nông sản và tăng cường kết nối nông nghiệp giữa Việt Nam và Mông Cổ

Thúc đẩy thương mại nông sản và tăng cường kết nối nông nghiệp giữa Việt Nam và Mông Cổ

Ngày 20/11/2024, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan tiếp và làm việc với ông Jadamba Enkhbayar - Bộ trưởng Lương thực, Nông nghiệp và Công nghiệp nhẹ Mông Cổ, Chủ tịch Phân ban Mông Cổ trong Ủy ban liên Chính phủ song phương.
Lâm Đồng tăng tốc về đích nông thôn mới đúng kế hoạch

Lâm Đồng tăng tốc về đích nông thôn mới đúng kế hoạch

Tỉnh Lâm Đồng phấn đấu đến tháng 6/2025 tất cả các huyện đạt chuẩn NTM để về đích tỉnh NTM. Đến nay, tỉnh Lâm Đồng có 109/111 xã được công nhận xã nông thôn mới (NTM) và dự kiến đến hết năm 2024 tất cả xã đạt chuẩn NTM.​
Nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến công trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương

Nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến công trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương

Chiều 20/11, UBND tỉnh Thái Bình họp nghe báo cáo dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh Quy định mức chi cụ thể cho các hoạt động khuyến công địa phương trên địa bàn tỉnh.
Thái Bình: Tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất lúa vụ xuân, hè năm 2025

Thái Bình: Tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất lúa vụ xuân, hè năm 2025

Ngày 19/11, huyện Quỳnh Phụ và huyện Thái Thụy tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch sản xuất lúa vụ xuân, vụ hè, phấn đấu đạt năng suất cao vào năm 2025.
Xu hướng mới về kinh doanh bền vững và chuyển đổi xanh

Xu hướng mới về kinh doanh bền vững và chuyển đổi xanh

Với bối cảnh kinh tế toàn cầu ngày càng thay đổi, việc tích hợp các tiêu chí ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị) không chỉ là xu hướng mà còn là một yêu cầu thiết yếu đối với các doanh nghiệp để đảm bảo phát triển bền vững.
Quảng Ninh: TP Móng Cái tích cực chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi

Quảng Ninh: TP Móng Cái tích cực chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi

Để đảm bảo sản lượng thịt cho dịp cuối năm, hiện bên cạnh việc hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ các hộ chăn nuôi tái đàn, tăng đàn, thì công tác phòng chống dịch bệnh, bảo vệ đàn vật. TP Móng Cái hiện đang được tích cực triển khai phòng dịch cho đàn vật nuôi.
AgroViet 2024: Khẳng định vị thế nông nghiệp Việt trên trường quốc tế

AgroViet 2024: Khẳng định vị thế nông nghiệp Việt trên trường quốc tế

Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024 với hơn 300 gian hàng, quy tụ nhiều doanh nghiệp quốc tế, đã khẳng định vị thế ngày càng tăng của nông nghiệp Việt Nam.
Ông Võ Văn Hưng làm Thứ trưởng Bộ NN&PTNT

Ông Võ Văn Hưng làm Thứ trưởng Bộ NN&PTNT

Chiều 19/11, Bộ NN&PTNT tổ chức lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc điều động, bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ NN&PTNT đối với ông Võ Văn Hưng.
Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Vinh danh người lái đò đời

Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Vinh danh người lái đò đời

Ngày 20/11 - Ngày Nhà giáo Việt Nam được tổ chức lần đầu tiên vào ngày 20/11/1982. Kể từ đó, đây chính là ngày truyền thống nhằm tôn vinh những người cống hiến trong ngành giáo dục. Dân tộc ta vốn có truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”; “Tôn sư trọng đạo”, truyền thống tốt đẹp đó đã trở thành một đạo lý cao cả, thiêng liêng, thấm sâu vào trong nhận thức, tình cảm của mỗi người dân Việt Nam.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính