Thứ tư 30/04/2025 01:01Thứ tư 30/04/2025 01:01 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Cầu nối đưa sản phẩm OCOP vươn xa

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Tỉnh Cao Bằng hiện có 144 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao và 4 sao. Những sản phẩm này không chỉ khẳng định chất lượng mà còn góp phần nâng cao giá trị nông sản địa phương. Các sản phẩm đều có thị trường tiêu thụ ổn định, tuy nhiên, vẫn còn một số sản phẩm gặp khó khăn trong việc mở rộng thị trường, tiếp cận đối tượng khách hàng tiềm năng.
Cầu nối đưa sản phẩm OCOP vươn xa

Dự án “Nọong Huế Cao Bằng" đoạt giải nhì Cuộc thi Khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo tỉnh Cao Bằng lần thứ nhất, năm 2023-2024.

Nhận thấy những thách thức này, nhóm tác giả Dự án "Noọng Huế Cao Bằng: Cầu nối sản phẩm OCOP - Nâng tầm du lịch - Khẳng định bản sắc" đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực. Dự án đã xây dựng kênh Noọng Huế Cao Bằng trên các nền tảng xã hội, hoạt động dựa trên 4 mục tiêu của dự án: Hỗ trợ các cơ sở sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường, xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm; Kết nối các cơ sở sản xuất với các kênh phân phối, giúp họ bán sản phẩm ra thị trường rộng lớn hơn; Phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo, gắn liền với văn hóa và sản phẩm địa phương; Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa địa phương thông qua các hoạt động du lịch. Từ đó, các thành viên của dự án tập trung quảng bá sản phẩm OCOP thông qua các kênh thương mại điện tử, mạng xã hội như: Facebook, Tiktok, Youtube, Instagram và tổ chức các hoạt động trải nghiệm du lịch sinh thái, giúp nâng cao nhận diện thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Theo ông Ninh Văn Tuyến, Giám đốc Công ty TNHH HATODO, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng, Dựnán "Nọong Huế Cao Bằng" đã giúp Công ty tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn. Hiện, Công ty đang phối hợp quảng bá các sản phẩm OCOP như: Gạo nếp hươnvBảo Lạc, cao hà thủ ô đỏ, trà túi lọc chàm tía đến nhiều tỉnh, thành. Nhờ hoạt động quảng bá mạnh mẽ, sản lượng tiêu thụ gạo nếp hương Bảo Lạc đã tăng gần gấp 3 lần, từ khoảng 20 tấn/năm lên gần 60 tấn/năm. Mới đây, một doanh nghiệp lớn có chi nhánh toàn quốc đã ký hợp đồng đặt hàng số lượng lớn để làm quà Tết cho nhân viên.

Kênh "Nọong Huế Cao Bằng" không chỉ hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, còn tập trung vào xây dựng nội dung số hấp dẫn. Nhóm đã sản xuất các video giới thiệu quy trình sản xuất, đóng gói sản phẩm OCOP một cách sinh động, giúp người tiêu dùng hiểu sâu hơn về chất lượng và giá trị bản địa của sản phẩm.

Kênh "Nọong Huế Cao Bằng" còn tổ chức các tour du lịch trải nghiệm văn hóa bản địa kết hợp giới thiệu sản phẩm OCOP đến du khách trong và ngoài nước. Đến nay, kênh đã kết nối nhiều đoàn khách nước ngoài đến Cao Bằng, khám phá văn hóa địa phương và mua sắm các sản phẩm OCOP. Đơn cử như anh Lucas, du khách đến từ Vương quốc Anh đã tham gia tour trải nghiệm và lựa chọn sản phẩm OCOP nón chúp xà Hoàng Diệu để làm quà.

Cầu nối đưa sản phẩm OCOP vươn xa

Du khách đến từ Vương quốc Anh mua nón chúp xà Hoàng Diệu Cao Bằng.

Nhờ những nỗ lực không ngừng, kênh "Nọong Huế Cao Bằng" trở thành đối tác quảng bá, giới thiệu, tiêu thụ cho 14 sản phẩm OCOP của tỉnh Cao Bằng như: Trà bí thơm Thạch An, trà giảo cổ lam, cao hà thủ ô, thạch đen Su Hào, nón chúp xà Hoàng Diệu... Thành công của dự án thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nâng cao vị thế sản phẩm OCOP Cao Bằng trên thị trường trong và ngoài nước.

Bên cạnh việc phát triển sản phẩm, kênh "Nọong Huế Cao Bằng" bước đầu thu hút được nguồn thu từ quảng cáo, giúp duy trì hoạt động và mở rộng phạm vi tiếp cận. Đây là một mô hình sáng tạo, hiệu quả trong việc gắn kết giữa nông nghiệp - thương mại - du lịch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương và giảm nghèo bền vững. Thời gian tới, nhóm thực hiện dự án sẽ mở rộng thị trường, phát triển sản phẩm; mở rộng danh mục sản phẩm thêm ít nhất 30 sản phẩm OCOP mới; phát triển kênh phân phối tìm kiếm và hợp tác với các nhà phân phối tại các tỉnh, thành khác; tổ chức các sự kiện quảng bá sản phẩm và văn hóa địa phương.

Thông qua các hoạt động, kênh “Nọong Huế Cao Bằng” đã quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm OCOP tỉnh Cao Bằng, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững ở các địa phương tỉnh Cao Bằng.

Với những nỗ lực, Dự án “Noọng Huế Cao Bằng" đã đoạt giải nhì Cuộc thi Khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo tỉnh Cao Bằng lần thứ nhất, năm 2023-2024.

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

Nông sản Bình Phước: "Lột xác" ngoạn mục, chinh phục thị trường toàn cầu

Nông sản Bình Phước: "Lột xác" ngoạn mục, chinh phục thị trường toàn cầu

Bình Phước, vùng đất đỏ bazan trù phú, tiếp tục khẳng định vai trò "trụ cột" trong bức tranh nông nghiệp Việt Nam, với những sản phẩm chủ lực như điều, cao su và hồ tiêu. Không chỉ là "thủ phủ" điều của cả nước, Bình Phước còn là địa phương dẫn đầu về diện tích trồng cao su.
Thị trường tiêu thụ - Đòn bẩy quyết định sự phát triển bền vững của nông nghiệp hữu cơ

Thị trường tiêu thụ - Đòn bẩy quyết định sự phát triển bền vững của nông nghiệp hữu cơ

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu, nông nghiệp hữu cơ đang trở thành hướng đi quan trọng để xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Tại Việt Nam, dù còn ở giai đoạn đầu phát triển, nông nghiệp hữu cơ đã được ghi nhận là một trong những lĩnh vực có tiềm năng lớn. Tuy nhiên, để phát triển theo chiều sâu, bền vững và có quy mô, một trong những yếu tố mang tính sống còn chính là thị trường tiêu thụ. Đây không chỉ là điểm đến của sản phẩm mà còn là đòn bẩy chiến lược thúc đẩy toàn bộ hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ phát triển bền vững.

'Gạo phát thải thấp' trở thành điều kiện tiên quyết để chinh phục các thị trường khó tính

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy nhận định, tới một thời điểm nào đó, thế giới sẽ tuyên bố ngừng nhập khẩu lúa gạo không đạt tiêu chí phát thải thấp. Lúc ấy, chỉ những sản phẩm gạo xanh, canh tác theo quy trình giảm phát thải mới vào được các thị trường khó tính.
Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ thích ứng thị trường

Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ thích ứng thị trường

Các sản phẩm có nguồn gốc nông nghiệp hữu cơ đang dần khẳng định vị thế trên thị trường, nhưng để thực sự phát triển và cạnh tranh với nông sản thông thường, cần vượt qua những thách thức về nhận thức người tiêu dùng, hệ thống tiêu chuẩn và năng lực sản xuất.
Thương mại nông sản trong “thời đại Gen Z” ai sẽ là người đón đầu xu thế?

Thương mại nông sản trong “thời đại Gen Z” ai sẽ là người đón đầu xu thế?

Nông sản hữu cơ Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu hấp dẫn. Tuy nhiên, để chinh phục thị trường quốc tế, đặc biệt là thế hệ Gen Z - những người tiêu dùng tiềm năng, doanh nghiệp Việt cần có những chiến lược xúc tiến thương mại sáng tạo và hiệu quả.
Hành trình đưa cam Hai Đông từ Măng Đen về Bác Tôm ở Thủ đô Hà Nội

Hành trình đưa cam Hai Đông từ Măng Đen về Bác Tôm ở Thủ đô Hà Nội

Nhờ quy trình chăm sóc đặc biệt, cam Hai Đông có chất lượng vô cùng đặc biệt, vỏ dày vừa đủ, chắc ruột, thơm nồng và ngọt hậu. Hành trình đưa cam Hai Đông từ núi rừng Măng Đen về tới Bác Tôm ở Thủ đô Hà Nội không đơn thuần là câu chuyện kinh doanh mà là mạch kết nối những con người cùng chung một niềm tin sống thuận tự nhiên, sống lành,…
Thị trường Ấn Độ: "Miếng bánh" mới cho ngành sầu riêng

Thị trường Ấn Độ: "Miếng bánh" mới cho ngành sầu riêng

Sầu riêng - “vua của các loại trái cây” đang trở thành mặt hàng chiến lược trong cuộc cạnh tranh xuất khẩu giữa Việt Nam và Thái Lan. Sau khi thành công tiến vào thị trường Trung Quốc, hai quốc gia Đông Nam Á này tiếp tục hướng đến Ấn Độ, thị trường tỷ dân đầy tiềm năng.
Cam sành tỉnh Vĩnh Long sản phẩm đạt OCOP 4 sao được hỗ trợ tiêu thụ tại Hải Phòng

Cam sành tỉnh Vĩnh Long sản phẩm đạt OCOP 4 sao được hỗ trợ tiêu thụ tại Hải Phòng

Thực hiện công văn số 353/SNN-CCTTKC của sở Nông nghiệp và Môi trường TP.Hải Phòng về việc hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm Cam sành tỉnh Vĩnh Long. Năm 2025, sản lượng Cam sành tỉnh Vĩnh Long ước tính thu thoạch hơn 900 nghìn tấn, với diện tích trồng hơn 17 nghìn ha, năng suất đạt 57 tấn/ha.
Đổi mới phương thức tiêu thụ nông sản, hướng đến phát triển bền vững

Đổi mới phương thức tiêu thụ nông sản, hướng đến phát triển bền vững

Sở Công thương Gia Lai vừa ban hành Kế hoạch số 24/KH-SCT, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc thực hiện Đề án đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh đến năm 2025. Kế hoạch này được kỳ vọng sẽ tạo ra những thay đổi tích cực, thúc đẩy sự phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp của tỉnh.
Chè xanh Nghệ An mất mùa nghiêm trọng, giá tăng vọt nhưng vẫn khan hiếm

Chè xanh Nghệ An mất mùa nghiêm trọng, giá tăng vọt nhưng vẫn khan hiếm

Hàng trăm ha chè xanh tại Nghệ An đang chịu ảnh hưởng nặng nề do thời tiết khắc nghiệt. Sương muối và rét đậm kéo dài khiến cây chè không thể đâm chồi, đẩy giá chè xanh tăng gần gấp đôi so với năm ngoái, nhưng nguồn cung vẫn rất hạn chế.
Giá cà phê tăng cao góp phần nâng cao đời sống kinh tế người dân Tây Nguyên

Giá cà phê tăng cao góp phần nâng cao đời sống kinh tế người dân Tây Nguyên

Trước tình hình biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp và giá cà-phê tăng đột biến, tỉnh Đắk Lắk đã và đang thúc đẩy các giải pháp phát triển bền vững ngành hàng nông nghiệp chủ lực này.
Thủy sản Việt Nam tìm lối đi mới tại thị trường Mỹ

Thủy sản Việt Nam tìm lối đi mới tại thị trường Mỹ

Mỹ hiện vẫn là thị trường xuất khẩu trọng điểm của thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên, những quy định nghiêm ngặt từ Luật Bảo vệ Thú biển (MMPA) và Chương trình Giám sát Thủy sản Nhập khẩu (SIMP) đang đặt ra không ít thách thức. Việt Nam cần tìm ra những hướng đi phù hợp để đảm bảo duy trì kim ngạch xuất khẩu và nâng cao vị thế của mình trên thị trường quốc tế.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính