Thứ ba 31/12/2024 00:18Thứ ba 31/12/2024 00:18 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Cao nguyên đá Đồng Văn điểm đến hấp dẫn với du lịch xanh

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Đến Cao nguyên đá Đồng Văn là đến với một nơi thiêng liêng tột Bắc của Tổ quốc, nơi có Cột cờ Lũng Cú khẳng định chủ quyền đất nước. Cao nguyên đá Đồng Văn khi gia nhập Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu, các giá trị di sản mà nó chứa đựng đang là chìa khóa mở cánh cửa của sự phát triển. Đây là cơ hội không chỉ riêng của miền đất Hà Giang, mà nó còn là cơ hội cho sự phát triển trong quá trình liên kết với các địa phương trong khu vực và quốc tế.
Cao nguyên đá Đồng Văn điểm đến hấp dẫn với du lịch xanh
Cao nguyên với trập trùng đá.

Cao nguyên đá Đồng Văn gồm 4 huyện: Quản Bạ, Yên Minh Đồng Văn và Mèo Vạc. Nơi đây có hơn 10 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó chủ yếu là đồng bào Mông. Đây là một vùng đặc biệt của đất nước với đa phần diện tích là đá. Đá là một đặc trưng, là di sản sinh ra những di sản cho miền đất khó khăn bậc nhất cả nước.

Cao nguyên đá Đồng Văn được coi là một nơi còn bảo tồn được khá nguyên vẹn cảnh quan thiên thiên với điệp trùng núi đá hùng vĩ, một trang sử trong lịch sử hình thành của trái đất. Những giá trị phong phú về địa chất, địa mạo, cổ sinh còn lưu giữ ở đây qua hàng triệu năm vẫn đang được các nhà khoa học khám phá, khai mở, đem đến những ngạc nhiên lớn cho những người quan tâm và tâm huyết với thiên nhiên.

Ở Cao nguyên đá Đồng Văn, con người được sinh ra và sống cũng thật đặc biệt. Người ta vẫn thường nói, người Cao nguyên đá Đồng Văn “Sống trên đá, chết nằm trong đá”. Sống trên đá đã tạo nên kỹ năng và sức sinh tồn kỳ diệu của cộng đồng các dân tộc nơi đây. Con người vẫn kiên cường đứng giữa những rừng đá, sa mạc đá triệu tuổi để sản sinh ra những bản sắc đặc biệt - một không gian sinh hoạt văn hóa vùng đá.

Ở nơi đây, ngoài đồng bào Mông chiếm đa số, còn có những dân tộc khá ít người của cả nước như Lô Lô, Cờ Lao, Pu Péo, Bố Y, Xuồng, Giáy. Tất cả cố kết trong một cộng đồng bền chặt, vượt qua thách thức của hàng ngàn năm dựng và giữ nước. Đồng bào các dân tộc sinh sống trên Cao nguyên đá Đồng Văn bám đá, giữ đá gửi cả tâm hồn vào đá, đá và người cùng trở thành phên dậu của đất nước. Bên cạnh đó, nhiều lễ hội truyền thống được lưu giữ đã nuôi dưỡng “hồn” văn hóa dân tộc và trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng như: Lễ hội Nhảy lửa, lễ hội Bàn Vương, lễ hội Gầu Tào, lễ hội cấp sắc... Ngoài ra, một số lễ hội gắn với các sự kiện thường niên đã trở thành thương hiệu du lịch của Hà Giang, như: Lễ hội hoa Tam giác mạch, lễ hội chợ tình Khau Vai.

Chính những giá trị địa chất, địa mạo, những cảnh quan thiên nhiên độc đáo cùng với không gian văn hóa của cộng đồng các dân tộc trên Cao nguyên đá Đồng Văn, đã mang đến cho vùng đất này một tiềm năng phát triển du lịch cũng đặc biệt. Theo thống kê, lượng khách du lịch trong nước và quốc tế đến với Cao nguyên đá Đồng Văn ngày càng tăng lên qua các năm. Đáp ứng với triển vọng phát triển và để Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn xứng tầm là Công viên địa chất đầu tiên, ngày 7.2.2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 310 về việc “Phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, giai đoạn 2012 - 2020, tầm nhìn 2030”.

Qua đó, mục tiêu quy hoạch là bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị Cao nguyên đá Đồng Văn như một bảo tàng thiên nhiên về địa chất, sinh học và lịch sử văn hóa dân tộc dưới dạng các công viên chuyên đề như: Công viên văn hóa, công viên địa sinh học và công viên khoa học địa chất. Khai thác các giá trị di sản thông qua quy hoạch đầu tư, phát triển dưới dạng mô hình kinh tế du lịch; thu hút người dân tham gia làm du lịch cộng đồng. Qua việc quy hoạch, biến Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn trở thành khu du lịch Quốc gia. Đưa nơi đây trở thành đầu mối để thúc đẩy phát triển du lịch khu vực miền núi Bắc Bộ. Từ đó, phát triển kinh tế nhằm đảm bảo an ninh - quốc phòng, ổn định chính trị một cách bền vững của vùng trung du và vùng núi phía bắc.

Có thể nói, việc trở thành thành viên Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu và được Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể tôn tạo, phát triển đã mở ra một cơ hội lớn cho quá trình hội nhập, phát triển của vùng Cao nguyên đá Đồng Văn nói riêng và của tỉnh Hà Giang nói chung. Với sự quan tâm lớn của Trung ương thông qua việc quy hoạch tổng thể sẽ tạo ra một sức hút đầu tư lớn đối với vùng Cao nguyên đá Đồng Văn và sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển cho vùng đất khó khăn này. Cao nguyên đá Đồng Văn gia nhập Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu là nỗ lực chung của cả nước, vì thế, việc giữ vững tư cách thành viên của Mạng lưới cũng là trách nhiệm chung của cả nước. Muốn như vậy, cần phải tận dụng các tiềm năng, lợi thế vốn có, biến nó trở thành cơ hội phát triển. Để từ đó, xây dựng và giữ được các tiêu chí của Hội đồng thành viên Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu.

Với sự quan tâm đặc biệt của Đảng bộ, chính quyền đã xây dựng Nghị quyết chuyên đề về “Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, giai đoạn 2013 - 2020”. Trong các cuộc làm việc với lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ban, ngành T.Ư, tỉnh luôn nhấn mạnh, trong điều kiện một tỉnh khó khăn như Hà Giang, cái làm được tốt nhất của địa phương là công tác tuyên truyền, vận động người dân cùng tham gia vào việc gìn giữ, bảo tồn và tôn tạo các giá trị di sản. Tiếp đó là một số chính sách ưu tiên thu hút đầu tư của địa phương.

Để biến vùng Cao nguyên đá Đồng Văn trở thành một địa bàn có cơ hội đầu tư thực sự, không chỉ bảo tồn di sản, phát triển du lịch mà còn là việc giải quyết vấn đề an sinh cho 4 huyên thuộc diện 30a, rất cần một cơ chế đặc thù của T.Ư giành cho Hà Giang và Cao nguyên đá Đồng Văn. Trong đó, cần ưu tiên trước hết là đường giao thông, ưu tiên đầu tư về xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển du lịch, dịch vụ về nguồn nhân lực, về các chính sách cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới... Các chính sách đầu tư sẽ gắn liền với các mục tiêu về đảm bảo an ninh - quốc phòng, ổn định chính trị, xã hội trên địa bàn.

Đến với Đồng Văn, đến với vùng đất “cúi mặt sát đất, ngẩng mặt đụng trời” này, bạn không chỉ có được những trải nghiệm vô cùng phong phú. Đến nơi đây là bạn sẽ góp phần vào công cuộc phát triển du lịch, đem lại cho người dân và Công viên địa chất toàn cầu nơi đây một sinh kế phát triển kinh tế bền vững, chú trọng tới việc nâng cao đời sống cho người dân, bằng cách khai thác văn hóa bản địa, trong sự hòa hợp với thiên nhiên. Hơn 10 năm qua nhiều lần đánh giá Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn vẫn luôn giữ vững đước các tiêu chí UNESCO quy định./.

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

Luật Đất đai 2024: Mở lối cho đất nông nghiệp đa mục đích

Luật Đất đai 2024: Mở lối cho đất nông nghiệp đa mục đích

Luật Đất đai 2024 cho phép sử dụng đất nông nghiệp đa mục đích, mở ra cơ hội phát triển kinh tế nông thôn, nhưng cũng đòi hỏi quản lý chặt chẽ để đảm bảo sử dụng đất hiệu quả và bền vững.
Nỗ lực dập tắt cháy rừng tại TP Hạ Long

Nỗ lực dập tắt cháy rừng tại TP Hạ Long

Đêm 17/12 đã xảy ra vụ cháy rừng, đến ngày 18/12 đám cháy vẫn tiếp tục cháy trên khu vực đồi phường Bãi Cháy, TP Hạ Long.
Kỷ niệm Ngày Di dân Quốc tế (IMD) - 18/12

Kỷ niệm Ngày Di dân Quốc tế (IMD) - 18/12

Vào ngày 18 tháng 12 hàng năm, là ngày lễ quốc tế do Đại hội đồng Liên Hợp Quốc chọn. Đó là ngày Di dân Quốc tế, viết tắt là IMD (International Migrants Day) đây là một sự kiện nhằm để tuyên truyền về những đóng góp lớn lao của những người di dân trên toàn thế giới và tuyên truyền bảo vệ cho những lợi ích của họ.
Gia Lai: Đẩy mạnh phát triển sản xuất rau, hoa và cây ăn quả theo hướng bền vững

Gia Lai: Đẩy mạnh phát triển sản xuất rau, hoa và cây ăn quả theo hướng bền vững

UBND tỉnh Gia Lai vừa chỉ đạo, đẩy mạnh phát triển sản xuất rau, hoa và cây ăn quả theo hướng bền vững, hiệu quả kinh tế cao.
Quảng Ninh: Kiểm tra đột xuất việc chấp hành pháp luật của cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh rau

Quảng Ninh: Kiểm tra đột xuất việc chấp hành pháp luật của cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh rau

Sở Nông nghiệp và PTNT thành lập Đoàn kiểm tra đột xuất việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm trong sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh các sản phẩm nông lâm thủy sản.
Quảng Hòa: Để cây sắn phát triển cần đẩy mạnh sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị bền vững

Quảng Hòa: Để cây sắn phát triển cần đẩy mạnh sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị bền vững

Cây sắn từ lâu đã trở thành nguồn thu nhập chính cho người dân huyện Quảng Hòa (Cao Bằng). Đến nay, huyện Quảng Hoà trồng trên 600 ha sắn nguyên liệu, tập trung tại các xã: Đại Sơn, Cách Linh, Mỹ Hưng, Bế Văn Đàn và thị trấn Hòa Thuận, thị trấn Tà Lùng, sản lượng hơn 10.000 tấn/năm.Tuy nhiên, vụ sắn năm nay đang gặp thách thức do người dân thu hoạch không đồng bộ, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ, công nghệ cao

Khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ, công nghệ cao

Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 44/CT-TTg ngày 9/12/2024 về triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm đẩy mạnh thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.
Cao Bằng: Độc đáo nghề rèn Phúc Sen

Cao Bằng: Độc đáo nghề rèn Phúc Sen

Xã Phúc Sen, huyện Quảng Hoà (Cao Bằng), nơi định cư của đồng bào dân tộc Nùng An. Cùng với các nghề truyền thống: làm hương, giấy bản, dệt vải chàm …, nghề rèn của xã được trao truyền từ đời này qua đời khác. Đến nay, nghề rèn vẫn tiếp tục được người dân duy trì, gìn giữ và phát triển, trở thành làng nghề nổi tiếng tạo nên thương hiệu, góp phần tạo sinh kế cho người dân, thúc đẩy kinh tế, xã hội địa phương phát triển.
EU lùi thời hạn áp dụng EUDR: Cơ hội vàng cho nông sản Việt Nam

EU lùi thời hạn áp dụng EUDR: Cơ hội vàng cho nông sản Việt Nam

EU lùi thời hạn áp dụng quy định EUDR thêm một năm, tạo điều kiện cho nông sản Việt Nam có thêm thời gian thích ứng và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Cà Mau tăng cường kiểm soát, quyết tâm gỡ "thẻ vàng" IUU

Cà Mau tăng cường kiểm soát, quyết tâm gỡ "thẻ vàng" IUU

Tỉnh Cà Mau đang nỗ lực triển khai nhiều biện pháp nhằm tháo gỡ "thẻ vàng" IUU do Ủy ban Châu Âu (EC) đưa ra, trọng tâm là tăng cường kiểm soát tàu cá, đẩy mạnh công tác tuyên truyền và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam - 06/12

Ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam - 06/12

Sau hơn nửa thế kỷ đấu tranh chống quân xâm lược, nước ta có đến hơn 4 triệu cựu chiến binh, họ là người đã cống hiến cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.
Bắc Giang ban hành danh mục 28 loại cây trồng được chuyển đổi trên đất lúa

Bắc Giang ban hành danh mục 28 loại cây trồng được chuyển đổi trên đất lúa

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định số 1905/QĐ-UBND phê duyệt danh mục 28 loại cây trồng lâu năm được chuyển đổi trên đất trồng lúa còn lại trên địa bàn tỉnh, mở ra cơ hội mới cho phát triển nông nghiệp hiệu quả.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính