Hệ hô hấp có chức năng lấy không khí bên ngoài cơ thể, làm ẩm, sưởi ấm và lọc không khí trước khi đưa vào phổi, với nhiệm vụ trao đổi không khí. Là cơ quan ngoài cùng tiếp xúc với không khí, nên mọi bất lợi của môi trường đều do đường hô hấp trên gánh chịu như: Bụi, lạnh, nóng, hơi độc, virus, vi khuẩn, nấm mốc… Bởi vậy, tỷ lệ bệnh đường hô hấp trên chiếm nhiều hơn các bệnh khác.
Tại nước ta, theo thống kê một trẻ có sức đề kháng bình thường sẽ có thể mắc các bệnh về hô hấp từ 5 đến 7 lần trong một năm, trong đó nhiều trẻ tử vong do viêm phổi. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, hàng năm có hơn 4 triệu trẻ em trên thế giới tử vong vì bệnh viêm hô hấp cấp, chủ yếu do viêm phổi. Đáng chú ý hơn, một trẻ dưới 5 tuổi có thể bị viêm đường hô hấp cấp 4 - 6 lần trong 1 năm.
Nhiều cha mẹ than phiền sao trẻ hay ốm quá, tình trạng viêm mũi họng, viêm phổi tái phát liên tục. Thực tế cho thấy, ngoài yếu tố thời tiết, ô nhiễm môi trường, do sức đề kháng của trẻ còn non kém, nên trẻ rất dễ mắc các bệnh đường hô hấp.
Tình trạng viêm đường hô hấp ở trẻ dưới 5 tuổi hầu hết do nhiễm virus (chủ yếu là những loại virus lành tính). Một số loại virus đáng chú ý là virus hợp bào hô hấp (RSV), virus cúm, virus sởi, Adenovirus (còn gọi là virus hạch), Rhinovirus, Enterovirus, Cornavirus và một số loài nấm...
Nhiễm vi khuẩn vẫn được xem là nguyên nhân phổ biến gây viêm đường hô hấp cấp ở trẻ. Ngoài ra, viêm đường hô hấp có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau: Có thể do dị ứng với thời tiết, với các loại dị nguyên khác nhau (kháng nguyên) có trong không khí, trong bụi, dị ứng hoặc tác động của hóa chất, khói thuốc lá (hít phải khói thuốc lá, thuốc lào do người khác nhả ra).
Các biểu hiện của bệnh đường hô hấp có nhiều triệu chứng, trong đó có thể do bị lạnh, viêm mũi, viêm họng, viêm xoang, viêm thanh quản… Biểu hiện đặc trưng của bệnh là thời gian ủ bệnh ngắn, phát triển diễn biến nhanh và các biểu hiện mang tính ồ ạt… với triệu chứng dễ nhận biết ở trẻ như tình trạng sốt cao, hắt hơi sổ mũi, chảy nước mũi, đau rát họng, ho, khàn tiếng, nhức mỏi…
Biểu hiện viêm đường hô hấp khác nhau tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng. Trường hợp nhiễm trùng nhẹ hoặc viêm đường hô hấp trên thì các biểu hiện thường thấy ở trẻ là: Nghẹt mũi, chảy nước mũi, sốt nhẹ, ho khan, đau họng, đau đầu, chóng mặt,…
Trường hợp nặng gồm có: ho dữ dội, ho có đờm, sốt cao, nhịp tim nhanh, thở khò khè, khó thở, cảm thấy nặng hoặc đau ở ngực…
Không khí khô hoặc lạnh khi thời tiết chuyển mùa là những nguyên nhân phổ biến gây nên các bệnh hô hấp. Vì vậy, cần phải giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là những vùng quan trọng như cổ, ngực và mũi. Mát xa vùng mũi khi thức dậy vào buổi sáng bằng cách dùng tay xoa xoa, thở ra hít vào trong vài phút sẽ giúp vùng mũi ấm áp hơn.
Đặc biệt cần rèn luyện sức khỏe, tập thể dục giúp tăng cường sức mạnh cho hệ thống miễn dịch. Ảnh minh họa |
Luôn tắm bằng nước ấm ở nơi kín gió, lau cơ thể nhanh chóng rồi mặc quần áo ngay để hạn chế bị nhiễm cảm lạnh.
Ngoài ra có thể sử dụng các loại thảo dược như kim ngân hoa, thương nhĩ tử, bạc hà,... để làm ấm cơ thể, tăng sức đề kháng, bệnh hô hấp khi thay đổi thời tiết.
Khi quấn khăn quanh mũi và miệng lúc đi ra ngoài, không khí sẽ được làm ấm qua lớp khăn trước khi bạn hít vào. Bạn cũng sẽ thở ra hơi ẩm vào khoảng không gian đó giúp làm ẩm không khí. Làm ấm và ẩm không khí giúp các xoang trong mũi không phải sản xuất nhiều độ ẩm và mũi bạn sẽ không bị chảy nước mũi nữa.
Ngoài ra, nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để tăng sức đề kháng cho cơ thể như kẽm, các loại vitamin như A, C, omega 3,... để tăng cường sức đề kháng, khả năng chống chọi với vi khuẩn gây bệnh, từ đó phòng ngừa chảy nước mũi.
Đặc biệt cần rèn luyện sức khỏe, tập thể dục giúp tăng cường sức mạnh cho hệ thống miễn dịch. Theo một số nghiên cứu, hoạt động thể chất thường xuyên sẽ giúp sản sinh ra lượng lớn tế bào của hệ miễn dịch, từ đó góp phần thúc đẩy hệ miễn dịch mạnh mẽ hơn.
Xịt mũi, rửa mũi bằng nước muối sinh lý thường xuyên sẽ giúp rửa trôi bụi bẩn, phấn hoa, virus, thậm chí cả vi khuẩn trong hốc mũi. Nhờ đó sẽ giúp phòng ngừa chảy nước mũi khi thời tiết thay đổi.
Với trẻ nhỏ, không nên dùng bình rửa có áp lực mạnh tạo thành luồng, bởi có thể sẽ gây đau tai, viêm tai. Theo các bác sĩ, chỉ nên dùng bình xịt mũi tạo áp lực nhẹ như phun sương để xịt mũi cho trẻ. Khi dịch mũi mềm thì hướng dẫn trẻ xì mũi ra hoặc dùng dụng cụ hút mũi chuyên dụng.
Với người lớn, nếu biết cách thì có thể rửa mũi thường xuyên. Nếu không biết cách rửa mũi thì nên hạn chế, chỉ nên xịt mũi bằng bình phun sương áp lực nhẹ là đủ.
Trong các loại dung dịch xịt mũi, các chuyên gia cũng khuyến cáo nên chọn dung dịch chứa nước muối biển và các nguyên tố vi lượng có nồng độ tối ưu với sức khỏe niêm mạc mũi, để vừa làm sạch lại giúp sát khuẩn, và tốt cho mũi.
Dược liệu hữu cơ: Lựa chọn an lành cho sức khỏe Dược liệu hữu cơ đang ngày càng trở nên phổ biến và được ưa chuộng trên toàn thế giới, đặc biệt là trong bối cảnh ... |
Hiểu biết thêm về thực phẩm chức năng trong bảo vệ sức khỏe Thực phẩm chức năng (TPCN) ngày càng trở nên phổ biến và được quan tâm trong việc chăm sóc sức khỏe chủ động. Bên cạnh ... |