Chủ nhật 13/07/2025 14:34Chủ nhật 13/07/2025 14:34 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Bàn cách khai thác giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Tương lai của rừng không chỉ là nguồn nguyên liệu gỗ mà còn là các sản phẩm giá trị gia tăng. Đó chính là một trong những con đường làm giàu bền vững từ rừng.

Thông tin được các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp đưa ra tại buổi Tọa đàm Phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức chiều 4/4, tại Hà Nội.

Tương lai của rừng không chỉ là nguyên liệu dùng để chế biến xuất khẩu gỗ

Chia sẻ tại buổi Tọa đàm, ông Lê Hoàng Thế - Giám đốc Công ty TNHH hệ sinh thái The VOS (Đồng Tháp) – cho hay, bình thường, người dân trồng cây keo lai chỉ khoảng 5 năm là thu hoạch, nhưng chỉ cần cây keo lai phát triển đến 8 năm tuổi thì giá trị tăng gấp đôi. Trong 3 năm chờ gỗ lớn, người dân làm gì để sống, giải pháp của doanh nghiệp là trồng nấm linh chi đỏ dưới tán keo lai ở nhiều địa phương, thời gian 4 tháng có thể thu hoạch, như vậy một năm có thể thu hoạch 3 lần. Theo tính toán, 1m2 trồng nấm linh chi có thể cho thu hoạch 10 triệu đồng.

Toàn cảnh cuộc Tọa đàm
Toàn cảnh cuộc Tọa đàm

Tại Đồng Nai, Công ty TNHH hệ sinh thái The VOS đã hợp tác với Ban Quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc triển khai dự án trồng nấm linh chi dưới tán rừng keo lai với quy mô ban đầu khoảng 230ha. Các hộ dân tham gia chương trình sẽ được doanh nghiệp hỗ trợ về giống nấm, chuyển giao kỹ thuật canh tác và bao tiêu sản phẩm…

Theo GS.TS Phạm Văn Điển - Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp, tương lai của rừng không chỉ là nguyên liệu gỗ dùng để chế biến, xuất khẩu mà cần nghiên cứu, chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng của rừng, tập trung vào các loài dược liệu, cây bản địa với những tính năng sinh học riêng biệt. Đó chính là một trong những con đường làm giàu bền vững từ rừng, bên cạnh khai thác các giá trị từ du lịch sinh thái rừng.

Về việc này, ông Nguyễn Thành Nam - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Greenforest - cho biết, công ty đang tổ chức những tuyến trải nghiệm để tận hưởng không gian của rừng. Tuy nhiên, để tránh nhàm chán trên quãng đường hàng chục cây số, khách du lịch sẽ được tìm hiểu về những loại cây, thảo dược trên đường đi.

Tương tự như vậy, Phó Giám đốc Vườn Quốc gia Hoàng Liên -Vũ Đức Quyền chia sẻ, vườn đang tổ chức nhiều hoạt động du lịch, phát huy giá trị văn hóa, tri thức bản địa bên cạnh giá trị sẵn có từ rừng.

Giá trị của rừng phải cao gấp 10, gấp 100 lần nữa mới xứng đáng

Hiện nay, tổng diện tích rừng của Việt Nam là hơn 14,8 triệu ha; trong đó, diện tích rừng tự nhiên hơn 10,1 triệu ha phải bảo tồn, giữ nguyên và chỉ còn gần 4,7 triệu ha rừng trồng có thể khai thác, tổ chức sản xuất phục vụ phát triển kinh tế lâm nghiệp.

Ngày 29/2/2024, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 208/QĐ-TTg ban hành Đề án phát triển các giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035.

Đề án đặt mục tiêu chung là phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên rừng; tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số, người dân miền núi, người làm nghề rừng và người dân sống gần rừng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đề án cũng nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống, danh lam thắng cảnh và tri thức bản địa của cộng đồng địa phương; góp phần bảo đảm an ninh, quốc phòng.

Một trong những mục tiêu cụ thể của Đề án là phát triển bền vững nguồn cung nguyên liệu gỗ thông qua việc tổ chức thâm canh, mở rộng diện tích trồng rừng gỗ lớn để đảm bảo chủ động cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ. Đồng thời, phấn đấu sản lượng gỗ nguyên liệu khai thác trong nước đáp ứng tối thiểu 80% vào năm 2030 và 100% vào năm 2050 nhu cầu nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến gỗ.

Nói về mục tiêu này, ông Trần Lâm Đồng - Phó Giám đốc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam - cho rằng, đây là mục tiêu hoàn toàn đúng đắn, khi các nước cũng đang hạn chế xuất khẩu để phục vụ thị trường trong nước.

Theo ông Trần Lâm Đồng, hiện cả nước mới có khoảng 500.000 ha trồng gỗ lớn. Không phải diện tích rừng trồng nào cũng có thể phát triển gỗ lớn. Nhiều địa phương có diện tích rừng lớn nhưng do lập địa, đất đai khó phát triển gỗ lớn.

Vấn đề thứ hai là loài nào có thể phát triển gỗ lớn. Thay cho trước đây chỉ phát triển trồng loại cây phát triển nhanh, sớm có tán rừng, ngày nay thị trường có nhu cầu về những loài gỗ riêng. Do đó, về kỹ thuật đầu tiên phải xác định là trồng loài nào phù hợp với lập địa và thị trường.

Ông Trần Lâm Đồng cho rằng, Việt Nam rất phong phú về các loài keo hay nhiều loài bản địa rất tốt, cần lựa chọn được loài nào có thể phát triển thành gỗ lớn, ứng phó được thiên tai như mưa bão lớn.

Đề án đưa ra nhiệm vụ phát triển lâm sản ngoài gỗ, dược liệu, phát triển dịch vụ môi trường rừng, đa dạng hóa và mở rộng nguồn thu từ các loại dịch vụ môi trường rừng. Từ góc độ nhà quản lý, ông Phạm Hồng Lượng - Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - nhận định, để phát triển du lịch dưới tán rừng cần “4 C”. Một là các chính sách cho thuê dịch vụ môi trường rừng phát triển du lịch cần tiếp tục hoàn thiện và cụ thể hóa. Hai là hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Nếu quá khó khăn trong phát triển cơ sở hạ tầng thì cũng khó có thể thu hút được du khách. Ba là yếu tố con người. Con người vừa là chủ thể, vừa là động lực. Họ cần được đào tạo, nâng cao nhận thức, kiến thức để họ tin tưởng, tự tin là có thể làm được. Bốn là công nghệ và trong thời đại chuyển đổi số thì các ứng dụng công nghệ về marketing, bảo tàng điện tử… nếu áp dụng tốt cũng sẽ mang đến trải nghiệm tốt cho du khách.

Giá trị của rừng phải cao gấp 10, gấp 100 lần nữa mới xứng đáng với 2 chữ “rừng vàng”
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan chia sẻ tại buổi Tọa đàm

Lấy câu chuyện người Phần Lan bán muối trên rừng và tăng giá trị bằng cách đưa các thảo dược vào muối, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan nhấn mạnh về cách tiếp cận đa chiều để khai thác giá trị của rừng: “Kết nối giữa rừng với biển”.

Chia sẻ về góc độ đa dụng trong giá trị của hệ sinh thái rừng, ông Lê Minh Hoan cho hay, nếu chúng ta cứ khu biệt giá trị vào lâm sản thì sẽ sớm cạn kiệt, câu chuyện sẽ giống như thủy sản dưới biển.

“Chúng ta phải lùi ra xa để nhìn vào rừng, gắn được cấu trúc giá trị từ nhiều góc độ. Khi không gian giá trị được mở rộng thì ai cũng có được lợi ích, không còn xung đột và sẽ tìm cách để bảo vệ, phát triển rừng”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.

Cũng theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, với những tiềm năng hiện nay, giá trị của rừng phải cao gấp 10, gấp 100 lần nữa mới xứng đáng với 2 chữ “rừng vàng” và cái hồn của rừng có giá trị cao hơn nhiều cái cốt của rừng. Muốn làm được điều đó, cần thổi được hồn, đưa được những câu chuyện vào những sản phẩm từ rừng để tăng giá trị.

congthuong.vn

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

Tạp chí Hữu cơ Việt Nam với hành trình thiện nguyện vì cộng đồng

Tạp chí Hữu cơ Việt Nam với hành trình thiện nguyện vì cộng đồng

Trong thời gian vừa qua, bên cạnh các hoạt động chuyên môn, Tạp chí Hữu cơ Viêt Nam I Tạp chí điện tử Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam cũng thực hiện nhiều hoạt động thiện nguyện, xã hội ý nghĩa dành cho bà con nông dân và các đối tượng yếu thế tại các địa phương vùng núi còn nhiều khó khăn
Tạp chí Hữu cơ Việt Nam với hành trình tri ân và cống hiến

Tạp chí Hữu cơ Việt Nam với hành trình tri ân và cống hiến

Ngày 20/6/2025, Tạp chí Hữu cơ Việt Nam/ Tạp chí điện tử Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam long trọng tổ chức Lễ gặp mặt Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).
Hữu cơ Easy - Chiến dịch truyền thông vì một tương lai tốt đẹp hơn

Hữu cơ Easy - Chiến dịch truyền thông vì một tương lai tốt đẹp hơn

Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam (VOAA) chính thức khởi động chiến dịch truyền thông “Hữu cơ Easy” - một sáng kiến nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về nông nghiệp hữu cơ, thúc đẩy tiêu dùng và kết nối các bên trong chuỗi giá trị hữu cơ tại Việt Nam.
Giảm thiểu lãng phí phế phụ phẩm nông nghiệp thông qua ủ phân hữu cơ

Giảm thiểu lãng phí phế phụ phẩm nông nghiệp thông qua ủ phân hữu cơ

Dự án Giảm thiểu lãng phí phế phụ phẩm nông nghiệp thông qua ủ phân hữu cơ và ủ thức ăn chăn nuôi tại hộ gia đình do VOAA triển khai tại Vườn Quốc gia Ba bể là một sáng kiến nhỏ nhưng mang lại nhiều thay đổi lớn cho cộng đồng.
Tạp chí in Hữu cơ Việt Nam/Nông nghiệp hữu cơ điện tử được cấp mã số chuẩn quốc tế ISSN

Tạp chí in Hữu cơ Việt Nam/Nông nghiệp hữu cơ điện tử được cấp mã số chuẩn quốc tế ISSN

Ngày 28/5/2025, Tạp chí in Hữu cơ Việt Nam/ Nông nghiệp hữu cơ điện tử (nongnghiephuucovn.vn) đã được Cục Thông tin, Thống kê (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp mã số chuẩn quốc tế ISSN (International Standard Serial Number).
Tập huấn nâng cao năng lực, nghiệp vụ cho nhà báo, phóng viên về lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ

Tập huấn nâng cao năng lực, nghiệp vụ cho nhà báo, phóng viên về lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ

Ngày 26/5/2025, Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam tổ chức tập huấn với chủ đề "Nông nghiệp hữu cơ và chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam" nhằm nâng cao năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ cho các nhà báo, phóng viên.
Hội Nông nghiệp hữu cơ Tuyên Quang tham quan, trao đổi kinh nghiệm tại TCT Thương mại Quảng Trị

Hội Nông nghiệp hữu cơ Tuyên Quang tham quan, trao đổi kinh nghiệm tại TCT Thương mại Quảng Trị

Ngày 22/5, đoàn công tác Hội Nông nghiệp hữu cơ Tuyên Quang đã đến tham quan và trao đổi, học tập kinh nghiệm về sản xuất cây lúa tại Tổng công ty Thương mại Quảng Trị…
Điểm hẹn Hữu cơ 2025 - Giải pháp đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp hữu cơ

Điểm hẹn Hữu cơ 2025 - Giải pháp đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp hữu cơ

Ngày 14/5/2025, Toạ đàm Điểm hẹn Hữu cơ - sự kiện thường niên do Hiệp hội Hữu cơ Việt Nam tổ chức đã thu hút nhiều chuyên gia, doanh nghiệp uy tín trong nước và Quốc tế tham dự tại Thành phố Hồ Chí Minh. Với chủ đề "Giải pháp đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp hữu cơ", sự kiện đã diễn ra thành công tốt đẹp với nhiều tham luận và ý kiến đóng góp của các đại biểu tham dự.
"Nông nghiệp Hữu cơ - Vì sự tăng trưởng xanh, phát triển bền vững": Lan tỏa để hướng đến sứ mệnh và mục tiêu

"Nông nghiệp Hữu cơ - Vì sự tăng trưởng xanh, phát triển bền vững": Lan tỏa để hướng đến sứ mệnh và mục tiêu

Truyền thông đóng vai trò then chốt trong xã hội hiện đại. Nó là cầu nối, truyền tải thông tin, kiến thức, và ý tưởng giữa cá nhân, cộng đồng và quốc gia. Truyền thông định hướng dư luận, phản ánh đời sống xã hội, và giám sát quyền lực. Nó thúc đẩy giáo dục, văn hóa, giải trí, và tạo dựng bản sắc. Trong kinh tế, truyền thông quảng bá sản phẩm, dịch vụ, kích cầu tiêu dùng và xây dựng thương hiệu. Truyền thông là công cụ mạnh mẽ, tác động sâu rộng đến mọi mặt của đời sống, góp phần vào sự phát triển và tiến bộ của xã hội.
Điểm hẹn hữu cơ: Giải pháp đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp hữu cơ

Điểm hẹn hữu cơ: Giải pháp đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp hữu cơ

Sự kiện "Điểm hẹn hữu cơ - Giải pháp đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp hữu cơ sẽ là không gian kết nối dành cho các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức quan tâm đến nông nghiệp hữu cơ nhằm chia sẻ góc nhìn thực tiễn, bài học kinh nghiệm và cùng nhau kiến tạo các cơ hội hợp tác.
Chuẩn bị các điều kiện để phục vụ cho Hội nghị Hữu cơ châu Á lần thứ 8

Chuẩn bị các điều kiện để phục vụ cho Hội nghị Hữu cơ châu Á lần thứ 8

Ngày 7/5/2025, tại Phú Thọ, Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban Thường vụ Hiệp hội, Ban Tổ chức "Hội nghị Hữu cơ châu Á lần thứ 8".
Mời cộng tác, tham gia viết bài trên Tạp chí Hữu cơ Việt Nam

Mời cộng tác, tham gia viết bài trên Tạp chí Hữu cơ Việt Nam

Hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), Tạp chí Hữu cơ Việt nam sẽ xuất bản ấn phẩm đặc biệt với Chủ đề: “Báo chí Cách mạng đồng hành cùng nền Nông nghiệp bước vào kỷ nguyên xanh”.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính