Thứ sáu 04/07/2025 10:38Thứ sáu 04/07/2025 10:38 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Kiến thức nhà nông

VCCU: Vì lợi ích của khách hàng, vì thương hiệu nhà sản xuất

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Liên hiệp Hợp tác xã Tiêu dùng Việt Nam (VCCU) là tổ chức kinh tế tập thể, đa ngành, đa nghề, đa lĩnh vực, hoạt động theo Luật Hợp tác xã và các qui định của pháp luật hiện hành. với tình thần đoàn kết, giúp đỡ nhau, cùng nhau phát triển với mục tiêu “tất cả vì lợi ích người tiêu dùng vì thương hiệu nhà sản xuất”.
VCCU: Vì lợi ích của khách hàng, vì thương hiệu nhà sản xuất
CCCU tổng kết rút kinh nghiệm và biểu dương điển hình các chuỗi.

Mong muốn người tiêu dùng được sử dụng sản phẩm thực, có chất lượng, để bảo vệ sức khỏe là mục tiêu đầu tiên của VCCU. Bắt đầu bằng việc xây dựng chuỗi bán lẻ cho các nhà sản xuất, nhà nhập khẩu trực tiếp tại Việt Nam là thiết thực bảo vệ thương hiệu cho nhà Sản xuất, cho các điểm bán lẻ, cho chuỗi cũng chính là bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Theo đánh giá của Cục Phát triển Hợp tác xã, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Từ, trước đến nay, các Hợp tác xã chủ yếu tập trung vào sản xuất (mới có khoảng 20% Hợp tác xã trong cả nước chú trọng tìm kiếm đầu ra cho nông sản). Việc thành lập VCCU là hết sức cần thiết và đúng hướng, phù hợp với xu hướng hiện nay, để hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho các Hợp tác xã trong cả nước. Tuy nhiên, việc duy trì chất lượng, quản lý hiệu quả chuỗi cung ứng trên với quy mô lớn đáp ứng nhu cầu thị trường sẽ là những thách thức mà VCCU cần vượt qua.

Việt Nam đang đứng thứ 15 trên thế giới về xuất khẩu nông sản. Chỉ đạo của Chính phủ, đến năm 2025 xuất khẩu nông sản hướng tới top 10 thế giới, qua đó nâng cao đời sống, thu nhập, tạo việc làm cho người dân. Nguồn cung ứng hàng của Việt Nam rất dồi dào, nhưng khó nhất vẫn là đầu ra cho nông sản. Cung tốt nhưng tiêu thụ không đảm bảo thì dễ dẫn đến tình trạng “giải cứu nông sản” và câu chuyện “được mùa mất giá, được giá mất mùa” thường xuyên diễn ra.

Sau 3 năm đầu triển khai, VCCU đã hoàn thiện mô hình điểm tại huyện Cao Lộc (tỉnh Lạng Sơn), đã báo cáo các ngành, các cấp và lãnh đạo 63 tỉnh, thành phố trong hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) và tổng kết 20 năm thực hiện Luật Hợp tác xã năm 2012 vào đầu năm/2022. Từ đó đến nay, VCCU đã mở rộng tầm ảnh hưởng, phát triển hợp tác với hàng nghìn thành viên là cá nhân, Hợp tác xã, doanh nghiệp và các tổ chức - kinh tế - xã hội. Phát triển hệ thống "Chuỗi Hợp tác xã Tiêu dùng" ở khắp cả nước, thông qua các văn phòng đại diện tại các địa phương. VCCU đã xây dựng thành công các chi nhánh: Đắk Lắk, Lào Cai, Bắc Giang, Hà Nội; Lạng Sơn, Bà Rịa - Vũng Tàu; Nam Định, Thái Nguyên. Tất cả các sản phẩm tại điểm giới thiệu và các điểm bán lẻ trong chuỗi VCCU đều được kiểm soát chất lượng, dán Tem Vân niêm phong với tiêu chí "Niềm tin của người Tiêu dùng, Niềm tự hào của nhà Sản Xuất".

VCCU: Vì lợi ích của khách hàng, vì thương hiệu nhà sản xuất
Hàng hóa đưa vào chuỗi đều được kiểm định chất lượng để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và nhà sản xuất

VCCU đang nỗ lực giải quyết vấn đề lớn của ngành nông nghiệp Việt Nam là bài toán tiêu thụ sản phẩm. Bằng cách xây dựng chuỗi cung ứng khép kín, kiểm soát chất lượng và bảo vệ thương hiệu, VCCU giúp người tiêu dùng tiếp cận sản phẩm chất lượng và hỗ trợ nhà sản xuất phát triển bền vững. Tem Vân niêm phong là một điểm nhấn quan trọng, thể hiện sự sáng tạo và nỗ lực bảo vệ quyền lợi của cả người tiêu dùng và nhà sản xuất. Là thành tựu khoa học của người Việt Nam đã được Cục Sở hữu trí tuệ của Hoa Kỳ, 27 thành viên EU và Việt Nam công nhận. Đây là công cụ quản lý của VCCU nhằm bảo vệ thương hiệu cho nhà sản suất, bảo vệ điểm bán lẻ, bảo vệ chuỗi và đặc biệt là bảo vệ người tiêu dùng. VCCU sẽ luôn điều chỉnh, xây dựng các mô hình phù hợp cho các ngành nghề, lĩnh vực, đổi mới về cách quản lý, phương hướng kinh doanh, công nghệ, kỹ thuật cho từng lĩnh vực. Đây là hệ sinh thái đa ngành, đa nghề, đa lĩnh vực với sứ mệnh củng cố, phát triển mô hình kinh tế tập thể, đúng với bản chất hợp tác, trên cơ sở tự nguyện cùng có lợi.

VCCU có nhiệm vụ hướng dẫn và tổ chức xây dựng chuỗi bán lẻ tại từng xã, phường, thị trấn trên cả nước; Xây dựng các "Trung tâm hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn, "Trung tâm hỗ trợ chuỗi sản xuất và tiêu dùng" tại trung tâm các khu đô thị với hình thức cả online và offline. Lãnh đạo Bộ Kế hoạch & Đầu tư và Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đánh giá cao mô hình hoạt động này của VCCU và hy vọng nó sẽ đáp ứng được yêu cầu phát triển nền kinh tế bền vững cùng xu thế của thời đại./.

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM): Một cách tiếp cận bền vững trong nông nghiệp

Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM): Một cách tiếp cận bền vững trong nông nghiệp

Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) là một cách tiếp cận bền vững và có hệ thống để kiểm soát dịch hại, ưu tiên ngăn ngừa và giám sát, đồng thời sử dụng nhiều chiến lược để giảm thiểu việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học.
Đắk Nông: Đồng hành với nông dân phát triển sản xuất Nông nghiệp Hữu cơ

Đắk Nông: Đồng hành với nông dân phát triển sản xuất Nông nghiệp Hữu cơ

Trong bối cảnh nông nghiệp Việt Nam đang từng bước chuyển mình sang phát triển bền vững, thân thiện với môi trường, tỉnh Đắk Nông đã và đang nỗ lực đưa nông nghiệp hữu cơ trở thành hướng đi chiến lược, không chỉ để bảo vệ hệ sinh thái mà còn gia tăng giá trị xuất khẩu và nâng tầm thương hiệu nông sản của địa phương.
Giải pháp xây dựng nền nông nghiệp hữu cơ chất lượng cao, phát thải thấp

Giải pháp xây dựng nền nông nghiệp hữu cơ chất lượng cao, phát thải thấp

Hiện nay biến đổi khí hậu đang diễn biến ngày càng phức tạp và tác động sâu rộng đến mọi lĩnh vực của đời sống, nông nghiệp. Mô hình sản xuất truyền thống với sự phụ thuộc lớn vào phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật và các hình thức canh tác không bền vững đã gây ra nhiều hệ lụy như thoái hóa đất, ô nhiễm nguồn nước, mất cân bằng sinh thái và đặc biệt là gia tăng lượng khí nhà kính phát thải ra môi trường. Do đó, việc xây dựng một nền nông nghiệp hữu cơ chất lượng cao, phát thải thấp là xu hướng tất yếu, không chỉ để bảo vệ môi trường mà còn để nâng cao chất lượng nông sản, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng xanh và phát triển bền vững.
Bắc Kạn: Sản xuất hữu cơ là ưu tiên lựa chọn đối với ngành nông nghiệp

Bắc Kạn: Sản xuất hữu cơ là ưu tiên lựa chọn đối với ngành nông nghiệp

Bắc Kạn là địa phương có tiềm năng để phát triển nông nghiệp hữu cơ rất lớn vì có những điều kiện rất tốt để sản xuất nông nghiệp hữu cơ với các yếu tố về đất đai, không khí, nguồn nước chưa bị ô nhiễm, đáp ứng được các tiêu chuẩn sản xuất hữu cơ.
Thử nghiệm và ứng dụng cây lạc dại phủ đất để tăng hiệu quả trồng cây cà phê Hữu cơ

Thử nghiệm và ứng dụng cây lạc dại phủ đất để tăng hiệu quả trồng cây cà phê Hữu cơ

Chiếm khoảng 17% sản lượng cà phê xuất khẩu trên toàn cầu, chỉ sau Brazil, Việt Nam đang thể hiện vị thế top đầu trên toàn thế giới. Là thủ phủ cà phê Việt với đặc điểm tự nhiên độc đáo, Lâm Đồng có địa thế và khí hậu cực kỳ phù hợp với việc sản xuất cà phê, đặc biệt là cà phê hữu cơ, tuy nhiên, chính những yếu tố này đòi hỏi việc duy trì một lớp thảm thực vật che phủ đất canh tác. Chính vì vậy, cây lạc dại (tên khoa học Arachis Pintoi) cần được cân nhắc, xem xét ứng dụng cho chức năng quan trọng này.
Truyền thông đóng vai trò then chốt thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ

Truyền thông đóng vai trò then chốt thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ

Sau gần 7 năm thực hiện Nghị định 109/NĐ-CP của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ; 5 năm Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 – 2030 có hiệu lực, bộ mặt ngành nông nghiệp nói chung sản xuất nông nghiệp hữu cơ nói riêng tại nhiều địa phương đã có sự thay đổi rõ rệt. Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Báo chí Cách mạng Việt Nam, phóng viên Tạp chí Hữu cơ Việt Nam ghi lại chia sẻ của lãnh đạo ngành, địa phương về sản xuất nông nghiệp hữu cơ, vai trò của truyên thông, báo chí trong phát triển nông nghiệp hữu cơ hiện nay.
Con Rươi: Người thợ lặng lẽ cải tạo đất ruộng

Con Rươi: Người thợ lặng lẽ cải tạo đất ruộng

Trong bức tranh nông nghiệp truyền thống của Việt Nam, con rươi (tên khoa học là Tylorrhynchus heterochaetus) từ lâu đã là một nguồn lợi thủy sản quý giá, đặc biệt ở các vùng đất bãi triều, cửa sông. Không chỉ được biết đến như một đặc sản ẩm thực, loài giun đốt này còn đóng một vai trò thầm lặng nhưng vô cùng quan trọng trong việc cải tạo và duy trì độ phì nhiêu của đất ruộng, đặc biệt là các vùng đất lúa ngập mặn hoặc lợ. Sự tồn tại và phát triển của rươi không chỉ mang lại giá trị kinh tế trực tiếp mà còn góp phần vào sự bền vững của hệ sinh thái nông nghiệp.
Đánh giá mô hình sản xuất lúa Séng cù theo quy trình hữu cơ

Đánh giá mô hình sản xuất lúa Séng cù theo quy trình hữu cơ

UBND xã Mường Vi tổ chức hội nghị tổng kết mô hình sản xuất lúa Séng cù theo quy trình hữu cơ, chuỗi giá trị trong vụ xuân 2025.
Phát triển mô hình canh tác lúa hữu cơ - tôm tại Bạc Liêu

Phát triển mô hình canh tác lúa hữu cơ - tôm tại Bạc Liêu

Với lợi thế sinh thái luân phiên giữa mùa mưa nước ngọt và mùa khô nước mặn, mô hình lúa – tôm, đặc biệt là canh tác lúa theo hướng hữu cơ chẳng những mang lại hiệu quả bền vững mà còn góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong sản xuất nông nghiệp.
6 bước canh tác rươi kết hợp sản xuất lúa hữu cơ

6 bước canh tác rươi kết hợp sản xuất lúa hữu cơ

Ở Việt Nam, rươi phân bố ở hầu hết cac vùng cửa sông từ Bắc đến Nam; tại những vùng nước lợ có chế độ thủy triều lên xuống và có độ muối thấp.
Nông nghiệp Hữu cơ không thể tách rời Tín dụng xanh

Nông nghiệp Hữu cơ không thể tách rời Tín dụng xanh

Trong giai đoạn toàn cầu hóa và những thách thức về biến đổi khí hậu, an ninh lương thực và sức khỏe cộng đồng, nông nghiệp hữu cơ nổi lên như một giải pháp sản xuất bền vững, thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi từ phương pháp canh tác truyền thống sang hữu cơ đòi hỏi nguồn lực tài chính đáng kể.
Hiệu quả kép trên vùng đất lúa

Hiệu quả kép trên vùng đất lúa

Kiến Xương, một huyện ven biển của tỉnh Thái Bình, nổi tiếng với nghề trồng lúa nước. Trong những năm gần đây, người dân nơi đây đã sáng tạo và phát triển một mô hình nông nghiệp độc đáo, kết hợp giữa trồng lúa và nuôi rươi, mang lại hiệu quả kinh tế cao và mở ra hướng đi bền vững cho nền nông nghiệp địa phương.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính