Chủ nhật 15/09/2024 10:01Chủ nhật 15/09/2024 10:01 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Tìm giải pháp xử lý nguồn nước để phục hồi các dòng sông “chết”

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất đề án thí điểm phục hồi các dòng sông, bao gồm thu gom, xử lý nước thải dự kiến sẽ trình Thủ tướng Chính phủ vào năm 2025.
Huy động nguồn lực, xử lý triệt để ô nhiễm các dòng sông. (Ảnh minh họa)
Huy động nguồn lực, xử lý triệt để ô nhiễm các dòng sông. (Ảnh minh họa)

Theo Cục Quản lý tài nguyên nước, Đề án thí điểm phục hồi các dòng sông sẽ có hai phương án. Nếu được thông qua và có đủ nguồn lực thì trong vòng khoảng 5-7 năm sẽ giải quyết được ô nhiễm ở nhiều dòng sông.

Cụ thể, phương án thứ nhất là thí điểm ngay vào kênh thủy lợi Bắc Hưng Hải đang bị ô nhiễm, sau đó triển khai mở rộng ra sông Nhuệ, Đáy và các sông nội đô Hà Nội. Phương án thứ hai là triển khai chương trình tổng thể trên toàn quốc đó là rà soát, thống kê, lập danh mục nguồn nước bị suy thoái, ô nhiễm, cạn kiệt sau đó trình Thủ tướng Chính phủ.

Ngoài ra, một giải pháp khác để phục hồi các dòng sông "chết" là việc quản lý các dòng sông phải theo lưu vực, thay vì quản lý theo địa bàn hành chính.

Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề xuất với Thủ tướng Chính phủ thành lập 5 Ủy ban lưu vực sông (sông Hồng - Thái Bình, sông sông Bắc Trung Bộ, sông Nam Trung Bộ, sông Đông Nam Bộ và sông Mekong để gắn trách nhiệm chung của các tỉnh và các bộ, ngành).

Mỗi ủy ban sẽ phụ trách một số lưu vực sông chính, trong đó sông nhánh như sông Nhuệ - sông Đáy sẽ là tiểu ban nằm trong ủy ban lưu vực sông.

Thông tin về công tác quản lý tài nguyên nước 7 tháng đầu năm 2024, Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước Châu Trần Vĩnh cho biết, các đơn vị trong lĩnh vực tài nguyên nước đã hoàn thành khối lượng công việc lớn, trọng tâm là trình ban hành 2 Nghị định và 3 Thông tư hướng dẫn thi hành Luật tài nguyên nước năm 2023.

Về công tác điều tra cơ bản, các đơn vị đã tận dụng các nguồn lực ưu tiên thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước để có số liệu phục vụ xây dựng Quy hoạch, kế hoạch, báo cáo tài nguyên nước quốc gia như: danh mục lưu vực sông, danh mục nguồn nước, dòng chảy tối thiểu, công bố được tổng tài nguyên trên toàn quốc, lưu vực sông, từng tỉnh, lập bản đồ tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:200.000 trên toàn quốc, quan trắc tài nguyên nước mặt, nước dưới đất, giám sát khai thác sử dụng trực tuyến khoảng 850 công trình khai thác sử dụng nước, tìm kiếm nước cho vùng núi cao, khan hiếm nước, tổng kiểm kê tài nguyên nước quốc gia, đánh giá sụt lún mặt đất TP Hà Nội, TPHCM và đồng bằng sông Cửu Long…

Về công tác quy hoạch tài nguyên nước, đến nay, ở cấp Trung ương đã có quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước; Quy hoạch tài nguyên nước quốc gia; 8/13 quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh: Bằng Giang - Kỳ Cùng, Hồng - Thái Bình, Sê san, Srepok, Cửu Long,Đồng Nai, Hương, Mã. Hiện nay, các đơn vị đang xây dựng và hoàn thiện 5 quy hoạch lưu vực sông Ba, Cả, Trà Khúc, Vu Gia - Thu Bồn, Côn - Hà Thanh.

Bên cạnh việc hoàn thiện xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, các đơn vị lĩnh vực tài nguyên nước cũng đôn đốc, hướng dẫn thực hiện quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh; kiểm kê tài nguyên nước; lập hành lang bảo vệ nguồn nước; ao hồ không san lấp; hạn chế khai thác nước dưới đất; quản lý các hoạt động khai thác, sử dụng nước; tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước; vận hành điều tiết các hồ chứa, liên hồ chứa đảm bảo cấp nước hạ du…

Về nhiệm vụ các tháng cuối năm 2024, Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước Châu Trần Vĩnh cho biết, các đơn vị tiếp tục tập trung nguồn lực để triển khai Luật Tài nguyên nước 2023 trong việc hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành, tuyên truyền phổ biến, cở sơ dữ liệu tài nguyên nước, công cụ hỗ trợ ra quyết định điều hoà, phân phối tài nguyên nước.

Trong đó, các đơn vị tập trung xây dựng, trình ban hành 1 Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước; 5 Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; Trình ban hành 5 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy hoạch tổng hợp các lưu vực sông: Cả, Ba, Trà Khúc, Vu Gia - Thu Bồn, Kôn - Hà Thanh để hoàn thiện hệ thống quy hoạch và đôn đốc việc thực hiện quy hoạch.

Cùng với đó, các đơn vị thực hiện xây dựng dự thảo kịch bản nguồn nước để đầu năm 2025 trình Bộ công bố 8/13 lưu vực sông đã có quy hoạch (Bằng Giang - Kỳ Cùng, Hồng- Thái Bình, Mã, Hương, Sê San, Srepok, Đồng Nai, Cửu Long) để các Bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch sử dụng nước; xây dựng Đề án, lấy ý kiến và Trình Thủ tướng Chính phủ thành lập 4 tổ chức lưu vực sông (Hồng - Thái Bình, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ) và kiện toàn Ủy ban sông Me Kong Việt Nam.

Nhiều năm nay, dòng sông Nhuệ chảy qua địa bàn Hà Nội rơi vào tình trạng ô nhiễm trầm trọng và ảnh hưởng tới cuộc sống người dân xung quanh.
Nhiều năm nay, dòng sông Nhuệ chảy qua địa bàn Hà Nội rơi vào tình trạng ô nhiễm trầm trọng và ảnh hưởng tới cuộc sống người dân xung quanh.

Tổ chức triển khai 3 Đề án, Dự án quan trọng: Đề án "Đánh giá tổng thể tác động và giải pháp ứng phó đối với việc các nước phát triển thủy điện trên dòng chính, chuyển nước sông Me Kong"; Đề án "Điều tra, đánh giá và đề xuất phương án thí điểm phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt và ô nhiễm các sông Bắc Hưng Hải, Nhuệ - Đáy, Ngũ Huyện Khê" và Đề án tổng kiểm kê tài nguyên nước quốc gia, các dự án điều tra cơ bản tài nguyên nước.

Thời gian tới, Cục cũng tiếp tục đẩy mạnh việc chuyển đổi số trong giám sát việc vận hành các hồ theo 11 quy trình liên hồ chứa trên lưu vực sông; duy trì vận hành hệ thống giám sát trực tuyến khai thác sử dung nước đối với khoảng 850 công trình đã được Bộ cấp phép; chủ trì và phối hợp với các địa phương tuyên truyền, phổ biến Luật Tài nguyên nước và các văn bản hướng dẫn thi hành; tăng cường công tác hậu kiểm, thanh tra, kiểm tra đối với các công trình khai thác sử dụng nước.

Cục cũng tăng cường hợp tác song phương, đa phương với các quốc gia ven sông Me Kong trong trao đổi, chia sẻ thông tin về quy hoạch, chiến lược phát triển lưu vực sông Me Kong và chia sẻ thông tin về xây dựng và vận hành các công trình khai thác, sử dụng nước; thực hiện hiệu quả các Tuyên bố chung về các biện pháp giảm thiểu tác động của các công trình thuỷ điện trên dòng chính sông Me Kong.

Cùng với đó, các đơn vị phối hợp chuẩn bị nội dung cho các Phiên họp Ủy ban Liên hợp, Phiên họp của Hội đồng Ủy hội sông Me Kong quốc tế lần thứ 31 (tháng 11/2024 tại Lào); tổ chức thực hiện Kế hoạch hành động hợp tác tài nguyên nước Me Kong - Lan Thương giai đoạn 2023 – 2027.

Bài liên quan

Mô hình Grofarm: Giải pháp hiệu quả cho nuôi tôm công nghệ cao

Mô hình Grofarm: Giải pháp hiệu quả cho nuôi tôm công nghệ cao

Mô hình Grofarm là giải pháp kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh với mật độ cao được Grobest Việt Nam phát triển từ năm 2020 và đang được nhân rộng triển khai tại tất cả các tỉnh ven biển với mục tiêu quản lý môi trường và sức khỏe tôm nuôi tốt nhất, chi phí hợp lý và hiệu quả cao, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay.
Chuẩn hóa các tiêu chuẩn chất lượng nông sản là vấn đề lớn

Chuẩn hóa các tiêu chuẩn chất lượng nông sản là vấn đề lớn

Trả lời câu hỏi của đại biểu Quốc hội về giải pháp tham mưu chính sách hỗ trợ nông sản, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan nhấn mạnh: Trong thời gian vừa qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương liên tục có những Nghị định thư với các nước để tiêu thụ nông sản ngoài việc tiêu thụ trong nước. Trong đó, vấn đề chuẩn hóa tất cả các tiêu chuẩn chất lượng nông sản là vấn đề lớn. Đặc biệt, việc xây dựng lại vùng nguyên liệu tập trung, liên kết thành hợp tác xã đủ mạnh là nhiệm vụ quan trọng để khắc phục tính manh mún của nền nông nghiệp.
Bảo Lộc (Lâm Đồng): Đề xuất các giải pháp phát triển nông nghiệp hữu cơ

Bảo Lộc (Lâm Đồng): Đề xuất các giải pháp phát triển nông nghiệp hữu cơ

Trên địa bàn thành phố Bảo Lộc, Lâm Đồng chưa có nhiều mô hình được cấp chứng nhận sản xuất hữu cơ, song nhiều hộ dân đã và đang chuyển đổi sản xuất theo hướng hữu cơ và nông nghiệp hữu cơ của thành phố Bảo Lộc đang dần định hình và phát triển.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Mực nước sông Hồng lên cao nhất kể từ năm 2008

Mực nước sông Hồng lên cao nhất kể từ năm 2008

Hà Nội khẩn trương di dời hàng trăm hộ dân ven sông Hồng trước nguy cơ lũ lụt lịch sử do mực nước sông dâng cao kỷ lục.
Huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang chìm trong biển nước

Huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang chìm trong biển nước

Huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang đang chìm trong biển nước sau khi hồ thủy điện xả lũ, khiến cầu Chiêm Hóa tê liệt và người dân gặp khó khăn.
Nam Định ngập sâu trong biển nước sau trận mưa lớn lịch sử

Nam Định ngập sâu trong biển nước sau trận mưa lớn lịch sử

Mưa lớn lịch sử nhấn chìm Nam Định, nhiều tuyến đường ngập sâu, người dân phải di dời tài sản trong đêm.
Ứng phó với lũ lớn trên các tuyến sông Hà Nội

Ứng phó với lũ lớn trên các tuyến sông Hà Nội

Hà Nội đang đối mặt với nguy cơ lũ lụt lớn do mực nước sông Hồng và các sông khác dâng cao.
Lũ lụt nghiêm trọng tại Lào Cai và Bảo Hà

Lũ lụt nghiêm trọng tại Lào Cai và Bảo Hà

Lũ lớn tại Lào Cai và Bảo Hà do mưa lớn và xả lũ, sông Hồng tại Lào Cai đang rút nhưng Bảo Hà tiếp tục lên, nguy cơ ngập lụt, sạt lở cao.
Mưa lũ sau bão số 3 gây thiệt hại nặng nề tại các tỉnh miền núi phía Bắc

Mưa lũ sau bão số 3 gây thiệt hại nặng nề tại các tỉnh miền núi phía Bắc

Mưa lớn kéo dài sau cơn bão số 3 đã gây lũ lụt và sạt lở nghiêm trọng tại các tỉnh miền núi phía Bắc, khiến nhiều khu vực bị chia cắt và thiệt hại nặng nề về người và tài sản.
Hà Nội oằn mình trước sức mạnh của bão số 3

Hà Nội oằn mình trước sức mạnh của bão số 3

Dù không trực tiếp hứng chịu tâm bão, Hà Nội vẫn đang oằn mình trước sức mạnh của bão số 3 Yagi, gây ra nhiều thiệt hại đáng kể.
Hải Phòng hứng chịu hậu quả nặng nề từ bão số 3

Hải Phòng hứng chịu hậu quả nặng nề từ bão số 3

Hải Phòng đang đối mặt với nhiều khó khăn sau bão số 3, bao gồm mất điện, cây đổ, hư hại công trình và hạn chế giao thông.
Bão số 3 càn quét gây mất điện trên diện rộng

Bão số 3 càn quét gây mất điện trên diện rộng

Bão số 3 Yagi đã gây ra sự cố mất điện toàn tỉnh Quảng Ninh và ảnh hưởng đến nhiều khu vực khác ở miền Bắc như Hải Phòng, Thái Bình và Thanh Hóa.
Bão số 3 Yagi đổ bộ: Mưa lớn kèm gió mạnh

Bão số 3 Yagi đổ bộ: Mưa lớn kèm gió mạnh

Bão số 3 Yagi đổ bộ gây mưa to, gió lớn trên diện rộng, làm tê liệt hàng không, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, khiến chính quyền và người dân phải triển khai các biện pháp ứng phó khẩn cấp.
Bão số 3 tiến sát, Hải Phòng chìm trong mưa gió

Bão số 3 tiến sát, Hải Phòng chìm trong mưa gió

Bão số 3 áp sát, Hải Phòng chìm trong mưa gió mạnh cấp 7, dự báo bão đổ bộ vào Quảng Ninh - Hải Phòng trưa và chiều nay.
Bão số 3 tàn phá Quảng Ninh: Cô Tô mất điện, cây cối gãy đổ la liệt

Bão số 3 tàn phá Quảng Ninh: Cô Tô mất điện, cây cối gãy đổ la liệt

Bão số 3 tàn phá Quảng Ninh, cây cối gãy đổ ngổn ngang, nhà cửa hư hại nghiêm trọng, các đảo và vùng ven biển khác cũng chịu ảnh hưởng nặng nề.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính