Thứ năm 08/05/2025 16:30Thứ năm 08/05/2025 16:30 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Tiền Giang chủ động ứng phó xâm nhập mặn, bảo vệ sản xuất và sinh hoạt

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Những ngày qua, xâm nhập mặn tăng cao trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Để bảo vệ sản xuất và nước sinh hoạt cho người dân, trên cơ sở phương án phòng, chống hạn, mặn của UBND tỉnh, Tiền Giang đã chủ động triển khai nhiều giải pháp ứng phó.
Tiền Giang chủ động ứng phó xâm nhập mặn, bảo vệ sản xuất và sinh hoạt
Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và triều cường, độ mặn trên các sông Tiền và Hàm Luông đã tăng cao

Những ngày qua, tình hình xâm nhập mặn tại Tiền Giang diễn biến phức tạp, đặt ra nhiều thách thức cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân. Trước tình hình đó, tỉnh đã chủ động triển khai nhiều giải pháp nhằm ứng phó với hạn, mặn, bảo vệ sản xuất và nguồn nước sinh hoạt.

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) tỉnh Tiền Giang, do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và triều cường, độ mặn trên các sông Tiền và Hàm Luông đã tăng cao. Đây là độ mặn cao nhất được ghi nhận từ đầu mùa khô 2024-2025 đến nay.

Trước tình hình này, Tiền Giang đã chủ động vận hành các công trình thủy lợi để ngăn mặn, trữ ngọt. Tại Dự án Ngọt hóa Gò Công, các cống Xuân Hòa, Rạch Chợ được vận hành lấy gạn, trong khi các cống còn lại được đóng ngăn mặn. Tương tự, các cống thuộc Dự án Phú Thạnh - Phú Đông và Bảo Định cũng được đóng để ngăn mặn.

Nhờ chủ động tích trữ nước từ trước, nguồn nước phục vụ sản xuất tại vùng Ngọt hóa Gò Công hiện vẫn đảm bảo. Các địa phương đã thu hoạch hơn 50% diện tích lúa đông xuân và cống Xuân Hòa tiếp tục lấy gạn nước ngọt, đảm bảo đủ nước cho sản xuất.

Dự báo tình hình xâm nhập mặn sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp trong thời gian tới, đặc biệt là vào nửa cuối tháng 3/2025. Để đảm bảo nguồn nước sinh hoạt, tỉnh đã đầu tư nâng cấp mạng lưới cấp nước, đồng thời mở các vòi nước công cộng miễn phí cho người dân. Các trạm cấp nước hiện vẫn hoạt động bình thường, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của người dân.

Để ứng phó với cao điểm xâm nhập mặn, Tiền Giang tiếp tục triển khai các giải pháp đồng bộ. Đối với vùng phía Đông, tỉnh tăng cường kiểm tra, theo dõi diễn biến mặn, đồng thời vận hành lấy nước ngọt khi độ mặn cho phép. Đối với vùng phía Tây, các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây ăn trái trong điều kiện hạn, mặn được hướng dẫn cho người dân, đồng thời các mô hình tích trữ nước được đẩy mạnh.

Tỉnh cũng đã chuẩn bị sẵn sàng các phương án đắp đập ngăn mặn khi cần thiết, đồng thời vận hành các giếng khoan dự phòng để khai thác nước ngầm. Với sự chủ động và quyết liệt, Tiền Giang đang nỗ lực tối đa để giảm thiểu tác động của xâm nhập mặn, bảo vệ sản xuất và đời sống của người dân.

Bài liên quan

Tiền Giang chủ động ứng phó với xâm nhập mặn, bảo vệ sản xuất lúa đông xuân

Tiền Giang chủ động ứng phó với xâm nhập mặn, bảo vệ sản xuất lúa đông xuân

Trước tình hình xâm nhập mặn diễn biến phức tạp ở Tiền Giang, UBND tỉnh đã có công văn chỉ đạo các huyện phía Đông chủ động ứng phó, bảo vệ sản xuất vụ lúa đông xuân 2024-2025.
Tiền Giang: Xâm nhập mặn đến sớm, đe dọa lúa Đông Xuân

Tiền Giang: Xâm nhập mặn đến sớm, đe dọa lúa Đông Xuân

Xâm nhập mặn tại Tiền Giang đang diễn biến phức tạp và đến sớm hơn dự kiến, đe dọa gần 1.700 ha lúa Đông Xuân vừa xuống giống.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Nhiều gia đình nuôi thủy sản bị ảnh hưởng sau sự cố tàu hàng tông nhau trên sông Lòng Tàu

Nhiều gia đình nuôi thủy sản bị ảnh hưởng sau sự cố tàu hàng tông nhau trên sông Lòng Tàu

Sau sự cố hai tàu hàng tông nhau trên sông Lòng Tàu , khiến khu vực nuôi thủy sản của người dân tại ba xã Tam Thôn Hiệp, Thạnh An và Long Hòa bị ảnh hưởng, thiệt hại khoảng 1,2 tấn thủy sản. Người dân được khuyến cáo tạm ngưng khai thác nước, thủy sản tại những khu vực xuất hiện vết dầu trước khi sự cố được xử lý.
Vi nhựa dưới đáy biển - Mối nguy tiềm ẩn và hiểm họa lâu dài

Vi nhựa dưới đáy biển - Mối nguy tiềm ẩn và hiểm họa lâu dài

Đại dương bao la, với vẻ đẹp huyền bí và nguồn tài nguyên vô tận, từ lâu đã trở thành biểu tượng của sự sống và sự thịnh vượng. Tuy nhiên, sâu thẳm dưới những con sóng dữ dội và những rạn san hô rực rỡ, một mối nguy hiểm âm thầm đang lan rộng, đe dọa sự cân bằng mong manh của hệ sinh thái biển, đó chính là vi nhựa. Những mảnh vụn nhựa li ti, với kích thước nhỏ hơn 5mm, đang tích tụ ngày càng nhiều ở đáy biển, tạo thành một "sa mạc nhựa" vô hình, mang theo những hiểm họa khôn lường cho môi trường và cả sức khỏe con người.
Kỳ thú Đảo Cò

Kỳ thú Đảo Cò

​Nằm cách TP Hải Dương khoảng 30 km, khu du lịch sinh thái Đảo Cò ở xã Chi Lăng Nam (Thanh Miện) như một viên ngọc sáng nằm giữa bốn bề xanh ngát. Hàng trăm năm qua, nơi đây đã trở thành nơi trú ngụ của khoảng 20.000 con cò, vạc.
Quảng Bình: Triển khai công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2025

Quảng Bình: Triển khai công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2025

Tỉnh Quảng Bình vừa triển khai hội nghị triển khai công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2025...
Cao Bằng:  Nỗ lực đảm bảo đủ nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp

Cao Bằng: Nỗ lực đảm bảo đủ nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp

Cao Bằng cơn "mưa vàng" ngày 24/4 vừa qua đã kịp thời giải nhiệt, cứu cánh cho cây trồng khỏi khô héo. Tuy nhiên, lượng mưa này còn quá ít so với nhu cầu sản xuất vụ mùa tới. Giữa bối cảnh ấy, Công ty TNHH MTV Thủy nông Cao Bằng đang ngày đêm nỗ lực điều tiết nguồn nước hợp lý, phục vụ sản xuất nông nghiệp cho nông dân.
Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên chuyển hạng thành Vườn quốc gia Xuân Liên

Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên chuyển hạng thành Vườn quốc gia Xuân Liên

Chiều 25/4, tại huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã diễn ra lễ công bố quyết định chuyển hạng Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên thành Vườn quốc gia Xuân Liên.
Thực trạng và giải pháp kiểm soát, khắc phục ô nhiễm không khí các đô thị lớn

Thực trạng và giải pháp kiểm soát, khắc phục ô nhiễm không khí các đô thị lớn

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan cho rằng ô nhiễm không khí, đặc biệt tại các đô thị lớn đang trở thành vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân và sự phát triển kinh tế - xã hội.
Bình Thuận sắp có nhà máy xử lý rác 1.750 tỷ đồng theo công nghệ Nhật Bản

Bình Thuận sắp có nhà máy xử lý rác 1.750 tỷ đồng theo công nghệ Nhật Bản

Công ty PT SHINKO đầu tư khoảng 1.750 tỷ đồng xây dựng nhà máy xử lý rác bằng công nghệ Nhật Bản. Nhà máy có công suất xử lý 500 tấn rác/ngày, sử dụng công nghệ đốt phát điện và xử lý được tất cả các loại rác.
Bắc Kạn: Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái hồ Nặm Cắt

Bắc Kạn: Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái hồ Nặm Cắt

Với diện tích mặt nước lên tới 87,68 ha, hồ Nặm Cắt, xã Dương Quang, thành phố Bắc Kạn nằm gọn giữa vùng địa hình đồi núi uốn lượn, nơi đây không chỉ mang vẻ đẹp mát lành, hoang sơ mà còn được ví như “lá phổi xanh” điều hòa sinh khí cho cả vùng.
Thái Bình: Nhiều biện pháp tích cực bảo vệ lúa vụ Xuân năm 2025

Thái Bình: Nhiều biện pháp tích cực bảo vệ lúa vụ Xuân năm 2025

Ngày 22/4/2025, UBND huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình ban hành văn bản số 02/CĐ-UBND về việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ và các đối tượng sâu, bệnh hại khác, bảo vệ lúa vụ Xuân năm 2025.
Quảng Ninh: Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng

Quảng Ninh: Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng

Huyện Tiên Yên đã khẩn trương triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh Quảng Ninh.
Những tác động tích cực của nông nghiệp hữu cơ đối với môi trường và xã hội

Những tác động tích cực của nông nghiệp hữu cơ đối với môi trường và xã hội

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc canh tác nông nghiệp hữu cơ có tác động tích cực đến môi trường như độ phì nhiêu của đất, bảo vệ nguồn nước, đa dạng sinh học…
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính