Thứ năm 03/07/2025 10:19Thứ năm 03/07/2025 10:19 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Thị trường hữu cơ Hoa Kỳ đạt doanh số kỷ lục trong năm 2023

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Xứ sở cờ hoa tiếp tục cho thấy sự phát triển của thị trường hữu cơ bằng việc năm 2023 ghi nhận doanh số bán thực phẩm hữu cơ đạt 63,8 tỷ USD và doanh số bán các sản phẩm phi thực phẩm hữu cơ đạt 5,9 tỷ USD, qua đó đạt con số kỷ lục 69,7 triệu USD.
Doanh số thị trường hữu cơ Hoa Kỳ trong 10 năm (2014-2023) và dự đoán đến năm 2028
Doanh số thị trường hữu cơ Hoa Kỳ trong 10 năm (2014-2023) và dự đoán đến năm 2028.

Bất chấp tình trạng lạm phát giá, người tiêu dùng tại Hoa Kỳ vẫn hiểu rõ các ưu tiên của họ đối với các sản phẩm chọn cho bản thân và gia đình là coi trọng sức khỏe và tính bền vững, vì thế họ tìm đến các sản phẩm hữu cơ ngày một nhiều hơn.

Ông Tom Chapman, đồng Giám đốc điều hành Hiệp hội Thương mại Hữu cơ Hoa Kỳ (OTA) cho biết: “Thật đáng khích lệ khi thấy sản phẩm hữu cơ về cơ bản đang tăng trưởng với tốc độ tương đương với tổng thị trường. Trước tình trạng lạm phát và sản phẩm hữu cơ vốn được coi là một loại sản phẩm cao cấp, sự tăng trưởng hiện tại cho thấy người tiêu dùng tiếp tục lựa chọn sản phẩm hữu cơ trong bối cảnh kinh tế thách thức và giá cả tăng cao. Vì thế tôi tin tưởng, thị trường hữu cơ vẫn còn nhiều dư địa để phát triển”.

Đồng Giám đốc điều hành OTA, ông Matthew Dillon đánh giá, để đạt được mức tăng trưởng này, việc cần thiết là làm cách nào để người tiêu dùng tin chuyện lựa chọn sản phẩm hữu cơ là cách đơn giản để giải quyết một số thách thức lớn loài người đang phải đối mặt. Cho dù đó là tiếp cận thực phẩm lành mạnh, cải thiện tính minh bạch trong chuỗi cung ứng, giảm thiểu biến đổi khí hậu, hỗ trợ khả năng phục hồi kinh tế nông thôn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên hay hiện thực hóa vô số lợi ích khác… thì việc truyền đạt và thực hiện những lời hứa này một cách hiệu quả mới là chìa khóa để mở rộng thị phần hữu cơ trong các bữa ăn.

Đại diện của OTA tiết lộ thêm, sự gia tăng doanh số bán hàng bằng đồng đô la trên thị trường hữu cơ được thúc đẩy nhiều hơn bởi giá cả hơn là doanh số bán hàng theo đơn vị. Điều đó chứng minh, người tiêu dùng đã tăng cường mua nhiều sản phẩm hữu cơ. Sự gia tăng doanh số bán hàng được báo cáo dựa trên 40% số sản phẩm được theo dõi trong cuộc khảo sát năm nay. Cuộc khảo sát cũng cho thấy giá của nhiều sản phẩm phi hữu cơ tăng với tốc độ nhanh hơn các sản phẩm hữu cơ. Điều này đồng nghĩa với việc khoảng cách giá giữa thông thường và hữu cơ đang thu hẹp lại, vì thế sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng cho các sản phẩm hữu cơ vào năm 2024.

Các sản phẩm hữu cơ “đắt hàng”

Rau, hoa quả là những sản phẩm hữu cơ được người tiêu dùng ưa thích nhất, bởi đây là những thực phẩm thường nhật, đáp ứng mong muốn về độ sạch, tốt cho sức khỏe, không có thuốc trừ sâu tổng hợp độc hại. Chính vì thế, trong năm 2023, rau quả hữu cơ chiếm hơn 15% tổng doanh số bán rau quả tại Hoa Kỳ, với doanh thu lên tới 20,5 tỷ USD, tăng 2,6% so với năm 2022. Những mặt hàng bán chạy nhất gồm: bơ, quả mọng, táo, cà rốt và salad đóng gói.

Rau, quả hữu cơ là những mặt hàng được ưa thích nhất tại thị trường Hoa Kỳ
Rau, quả hữu cơ là những mặt hàng được ưa thích nhất tại thị trường Hoa Kỳ.

Loại thực phẩm hữu cơ bán chạy thứ hai là hàng tạp hóa với doanh thu 15,4 tỷ USD, tăng trưởng 4,1%. Danh mục mới này đại diện cho nhiều sản phẩm trước đây được xếp vào nhóm bánh mì và ngũ cốc, đồ gia vị cũng như thực phẩm đóng gói và chế biến sẵn. Với 21 danh mục phụ khác nhau, gần 40% doanh số bán hàng trong danh mục hàng tạp hóa được thúc đẩy bởi ba mặt hàng có tỉ trọng cao nhất gồm: bánh mì trong cửa hàng và bánh mì tươi với doanh thu 3,1 tỷ USD, tăng gần 3% - đồ ăn sáng khô tăng khoảng 8% với 1,8 tỷ USD doanh thu - thức ăn trẻ em và sữa công thức ở mức 1,5 tỷ USD, với mức tăng khổng lồ gần 11%.

Đồ uống là danh mục lớn thứ ba về sản phẩm hữu cơ vào năm 2023, đạt doanh thu 9,4 tỷ USD, tăng 3,9%. Như thường lệ, danh mục này là động lực đổi mới với đồ uống chức năng, dù là để tăng cường hydrat hóa hay tập trung tinh thần, đều đóng một vai trò nổi bật. Năm 2023 cũng chứng kiến ​​​​sự gia tăng của đồ uống hữu cơ không cồn. Ngoài ra, doanh số bán rượu vang hữu cơ đã tăng 2,5% lên 377 triệu USD, trong khi rượu hữu cơ và cocktail, tuy vẫn là lĩnh vực đồ uống nhỏ với 59 triệu USD, nhưng đã tăng hơn 13%.

Sữa và trứng hữu cơ là danh mục lớn thứ tư trên thị trường thực phẩm hữu cơ, là một điểm tiếp cận khác dành cho những người tiêu dùng muốn có nguồn protein sạch, có đạo đức và ít tác động đến môi trường hơn. Năm 2023, doanh số bán sữa và trứng hữu cơ đã tăng 5,5%, đạt 8,2 tỷ USD. Sữa và trứng hữu cơ hiện chiếm hơn 8% tổng doanh số bán sữa và trứng tại xứ sở cờ hoa.

Tuy nhiên, các loại sản phẩm phi thực phẩm hữu cơ lại tăng trưởng không đồng đều. Các sản phẩm chăm sóc cá nhân chứng kiến ​​​​sự tăng trưởng mạnh nhất vào năm 2023 với doanh thu đạt 1,3 tỷ USD, tăng gần 7%. Chất xơ hữu cơ tiếp tục là phân khúc lớn nhất trong các sản phẩm phi thực phẩm hữu cơ của Hoa Kỳ, chiếm 40% doanh thu của danh mục này vào năm 2023 (khoảng 2,4 tỷ USD). Doanh số bán sợi hữu cơ về cơ bản không thay đổi so với cùng kỳ năm trước, nhưng không phải do thiếu sự quan tâm của người mua mà bị hạn chế nhiều hơn bởi các vấn đề về chuỗi cung ứng.

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

OCOP – Nâng tầm sản phẩm, kết nối thị trường

OCOP – Nâng tầm sản phẩm, kết nối thị trường

Qua hơn 6 năm, huyện Hoà An triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế địa phương, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có giá trị gia tăng, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Chương trình trở thành một trong những giải pháp góp phần thực hiện mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững của Hoà An.
Hải Phòng: Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc

Hải Phòng: Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc

Thành phố Hải Phòng tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm, chất lượng hàng hóa và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm như quảng cáo sai sự thật, kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc.
Hà Nội thành lập hai đoàn liên ngành kiểm tra các cơ sở kinh doanh sữa, thực phẩm chức năng

Hà Nội thành lập hai đoàn liên ngành kiểm tra các cơ sở kinh doanh sữa, thực phẩm chức năng

Từ ngày 9/5 đến hết 15/6, hai đoàn kiểm tra liên ngành của Hà Nội sẽ kiểm tra đột xuất các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sữa, thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung và thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Đưa sản phẩm hữu cơ lên sàn TMĐT: Bài toán vượt khó để hướng đến thành công

Đưa sản phẩm hữu cơ lên sàn TMĐT: Bài toán vượt khó để hướng đến thành công

Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe và xu hướng tiêu dùng bền vững, sản phẩm hữu cơ đang dần trở thành lựa chọn ưu tiên của nhiều gia đình, đặc biệt tại các đô thị lớn. Tuy nhiên, việc đưa sản phẩm hữu cơ lên sàn thương mại điện tử (TMĐT) một trong những kênh tiêu thụ tiềm năng nhất hiện nay vẫn gặp rất nhiều trở ngại.
Hải Phòng: Siết chặt quản lý kinh doanh, buôn bán thực phẩm không rõ nguồn gốc

Hải Phòng: Siết chặt quản lý kinh doanh, buôn bán thực phẩm không rõ nguồn gốc

Vừa qua, UBND TP. Hải Phòng ban hành quyết định 1283/QĐ-UBND yêu cầu sở, ngành và địa phương triển khai quyết liệt các biện pháp ngăn chặn tình trạng sản xuất, buôn bán thực phẩm không rõ nguồn gốc trên địa bàn thành phố.
Lâm Đồng đề nghị hỗ trợ bảo vệ, phát triển thương hiệu địa phương, thương hiệu Việt Nam

Lâm Đồng đề nghị hỗ trợ bảo vệ, phát triển thương hiệu địa phương, thương hiệu Việt Nam

Trước xu hướng các nhà bán lẻ nước ngoài tại Việt Nam từng bước thay thế thương hiệu của các nhà sản xuất trong nước bằng thương hiệu riêng, Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản gửi Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, đề xuất các biện pháp hỗ trợ bảo vệ và phát triển thương hiệu địa phương, đồng thời giữ gìn giá trị thương hiệu Việt Nam trên thị trường nội địa và quốc tế.
Nguồn cung sụt giảm khiến giá dừa châu Á cao kỷ lục

Nguồn cung sụt giảm khiến giá dừa châu Á cao kỷ lục

Do biến đổi khí hậu và sâu bệnh làm nguồn cung sụt giảm nghiêm trọng khiến giá dừa tại Việt Nam, Philippines, Thái Lan cao kỷ lục.
Tăng cường chống gian lận thương mại liên quan đến xuất xứ hàng hóa

Tăng cường chống gian lận thương mại liên quan đến xuất xứ hàng hóa

Ban Chỉ đạo 389 quốc gia Vừa có Văn bản gửi Các Thành viên Ban Chỉ đạo 389 quốc gia; Trưởng Ban Chỉ đạo 389 các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, yêu cầu tăng cường chống gian lận thương mại liên quan đến xuất xứ hàng hóa.
Danh sách 12 loại sữa bột giả vừa bị Bộ Y tế yêu cầu thu hồi

Danh sách 12 loại sữa bột giả vừa bị Bộ Y tế yêu cầu thu hồi

Cục An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế vừa công bố danh sách 12 loại sữa bột giả của Công ty Cổ phần dược phẩm Quốc tế Rance Pharma, Công ty cổ phần dược dinh dưỡng Hacofood bị buộc thu hồi.
Sản phẩm hữu cơ trên sàn TMĐT: Cần quản lý chặt chẽ "mảnh đất màu mỡ" tỉ đô

Sản phẩm hữu cơ trên sàn TMĐT: Cần quản lý chặt chẽ "mảnh đất màu mỡ" tỉ đô

Việc kinh doanh sản phẩm hữu cơ (organic) trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) đang là một mảnh đất màu mỡ bởi xu hướng tiêu dùng ngày càng ưu tiên sức khỏe, an toàn và bền vững. Tuy nhiên, để thực sự "gặt hái quả ngọt" từ mảnh đất này, cần có chiến lược khai thác và quản lý đúng cách.
Lâm Đồng: Hỗ trợ nông dân tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm hoa cúc

Lâm Đồng: Hỗ trợ nông dân tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm hoa cúc

Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức buổi làm việc gặp gỡ với Bách Hóa Xanh để kết nối cung cầu tìm kiếm đầu ra ổn định cho sản phẩm hoa.
Tạo lập, phát triển nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm nâng cao giá trị làng nghề

Tạo lập, phát triển nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm nâng cao giá trị làng nghề

Làng rèn Phúc Sen, xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng nổi tiếng với những sản phẩm rèn thủ công chất lượng, thể hiện sự khéo léo và tài hoa của người dân địa phương. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình trạng làm giả, làm nhái các sản phẩm rèn Phúc Sen đã ảnh hưởng đến uy tín của làng nghề. Để bảo vệ quyền lợi của người sản xuất và người tiêu dùng, cũng như giữ gìn sự phát triển bền vững của sản phẩm, Dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận Phúc Sen cho các sản phẩm của làng rèn xã Phúc Sen” do Công ty TNHH Nghiên cứu và Đầu tư S&D chủ trì triển khai thực hiện. Đây là dự án thuộc Đề án phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Cao Bằng đến năm 2030.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính