Thứ bảy 22/02/2025 14:12Thứ bảy 22/02/2025 14:12 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Thái Nguyên đưa cây chè cổ thành cây di sản quốc gia

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên vừa ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển ngành chè giai đoạn 2025 - 2030. Một trong những nhiệm vụ, giải pháp được đặt ra là lập hồ sơ trình công nhận cây chè cổ Thái Nguyên là cây di sản Việt Nam; đồng thời xây dựng phương án bảo vệ, quản lý, kéo dài tuổi thọ các cây chè cổ.

Đoàn khảo sát cây chè cổ thụ ở núi Bóng, xã Minh Tiến, huyện Đại Từ

Một trong những quần thể cây chè cổ quan trọng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã được phát hiện là tại khu vực núi Bóng, xã Minh Tiến, huyện Đại Từ. Nằm ở độ cao từ 600 m đến 800 m so với mực nước biển, khu vực này hiện có khoảng 30 cây chè cổ thụ, đường kính gốc khoảng 30 - 40 cm, cao từ 25 - 30 m, có tuổi đời lên đến trên 300 năm, được cho là đã tồn tại từ sau thời nhà Mạc (khoảng thế kỷ XVII).

GS.TS Đào Thanh Vân (bên phải ảnh) bên cây chè cổ thụ ở núi Bóng có chu vi gốc khoảng 90 - 100 cm, cao 25 - 30 m tại độ cao 690 m so với mực nước biển

Theo GS.TS Đào Thanh Vân, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, Chủ tịch Chi hội Nông nghiệp hữu cơ Trường Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên, những cây chè cổ ở núi Bóng có tuổi đời nhỉnh hơn cả các loại chè cổ nổi tiếng đã được công nhận là di sản như: Chè Suối Giàng (Yên Bái), chè Vân Hồ (Sơn La), chè Tủa Chùa (Điện Biên), chè Shan tuyết Hoàng Su Phì (Hà Giang), chè Hoàng Thu Phố (Lào Cai)…

Năm 2024, một số nhà khoa học của Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên đã đề xuất và được Hội đồng Khoa học tỉnh Thái Nguyên chính thức thông qua với đề tài "Nghiên cứu bảo tồn và phát triển cây chè cổ thụ núi Bóng, xã Minh Tiến, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên".

Rất nhiều hạt chè và cây chè con được tìm thấy tại núi Bóng

Rất nhiều hạt chècây chè con được tìm thấy tại núi Bóng

Tại Hội nghị triển khai kế hoạch phát triển văn hóa trà mới đây, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Việt Hùng đã chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các sở, ngành liên quan sớm xây dựng, hoàn thiện hồ sơ và các thủ tục đăng ký để đưa những cây chè cổ tại núi Bóng, xã Minh Tiến trở thành cây di sản Việt Nam. Từ đó có đầy đủ cơ sở pháp lý, điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc và phát huy giá trị; góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, nét văn hóa dân tộc và nâng cao thương hiệu chè Thái Nguyên trong nước và quốc tế.

thainguyen.gov.vn

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

Lạm dụng thuốc trừ sâu hóa học tiềm ẩn những nguy cơ khó lường

Lạm dụng thuốc trừ sâu hóa học tiềm ẩn những nguy cơ khó lường

Thuốc trừ sâu hóa học, với mục đích ban đầu là bảo vệ mùa màng khỏi sâu bệnh, đã và đang trở thành một vấn đề nhức nhối, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe con người và môi trường. Bên cạnh những lợi ích ngắn hạn về năng suất, việc lạm dụng thuốc trừ sâu đã dẫn đến những vụ việc đau lòng, những bi kịch cá nhân và cộng đồng, gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về sự cần thiết của việc sử dụng thuốc trừ sâu một cách có trách nhiệm và hướng tới các giải pháp bền vững hơn.
Thái Nguyên: Nỗ lực nâng cao chất lượng, chủ động nguồn cung giống vật nuôi

Thái Nguyên: Nỗ lực nâng cao chất lượng, chủ động nguồn cung giống vật nuôi

Với nhu cầu tiêu thụ trên 230 nghìn tấn thịt gia súc, gia cầm mỗi năm, Thái Nguyên đang nỗ lực nâng cao chất lượng và chủ động nguồn cung giống vật nuôi, đáp ứng nhu cầu chăn nuôi ngày càng tăng của người dân.
Thái Nguyên đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP

Thái Nguyên đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP

Thái Nguyên đang tích cực đẩy mạnh việc áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trong sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường và sức khỏe người tiêu dùng.
Sầu riêng "giải cứu" tràn lan sau Tết: Tiềm ẩn rủi ro cho người tiêu dùng

Sầu riêng "giải cứu" tràn lan sau Tết: Tiềm ẩn rủi ro cho người tiêu dùng

Hiện tượng sầu riêng “giải cứu” với giá rẻ bất ngờ đang xuất hiện tràn lan trên thị trường sau Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, đằng sau mức giá hấp dẫn này tiềm ẩn nhiều rủi ro về chất lượng và an toàn thực phẩm, đòi hỏi sự cảnh giác từ người tiêu dùng và sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng.
Bình Lục: Nâng cao hiệu quả sản xuất lúa nhờ tích tụ ruộng đất và liên kết sản xuất

Bình Lục: Nâng cao hiệu quả sản xuất lúa nhờ tích tụ ruộng đất và liên kết sản xuất

Tích tụ ruộng đất, ứng dụng cơ giới hóa và liên kết sản xuất đang là những yếu tố then chốt giúp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Bình Lục, tạo ra vùng sản xuất hàng hóa tập trung, hiệu quả kinh tế cao.
Hạt dẻ Trùng Khánh: Nỗ lực ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển bền vững

Hạt dẻ Trùng Khánh: Nỗ lực ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển bền vững

Huyện Trùng Khánh (Cao Bằng) đang nỗ lực ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển vùng trồng dẻ quy mô 1.000 ha, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị hạt dẻ - đặc sản nổi tiếng của địa phương.
Thanh Hóa: Nỗ lực giảm nghèo ở vùng cao

Thanh Hóa: Nỗ lực giảm nghèo ở vùng cao

Thanh Hóa là tỉnh có nhiều khu vực vùng cao, kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Thời gian qua, tỉnh đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp, từng bước cải thiện đời sống cho người dân, góp phần vào công tác giảm nghèo chung của cả nước.
Tân Thạnh (Long An): Lan tỏa phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi

Tân Thạnh (Long An): Lan tỏa phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi

Phong trào Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững đang phát triển sâu rộng trên địa bàn huyện Tân Thạnh (Long An), góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội nông thôn phát triển.
Phú Giáo (Bình Dương): Nông nghiệp khởi sắc đầu xuân, chủ động phòng ngừa dịch bệnh

Phú Giáo (Bình Dương): Nông nghiệp khởi sắc đầu xuân, chủ động phòng ngừa dịch bệnh

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nông dân huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã nhanh chóng trở lại với công việc đồng áng, vườn tược, mang theo nhiều hy vọng về một năm mới bội thu.
Đức Linh: Đổi mới mô hình sản xuất, nâng cao hiệu quả nông nghiệp

Đức Linh: Đổi mới mô hình sản xuất, nâng cao hiệu quả nông nghiệp

Huyện Đức Linh (Bình Thuận) đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, triển khai nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp mới như sử dụng phân hữu cơ, giống lúa mới, "cánh đồng không dấu chân", nuôi chim bồ câu hữu cơ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường và tăng thu nhập cho nông dân.
Du lịch nông nghiệp: Tiềm năng lớn, chờ đợi khung pháp lý hoàn thiện

Du lịch nông nghiệp: Tiềm năng lớn, chờ đợi khung pháp lý hoàn thiện

Du lịch nông nghiệp, đặc biệt là mô hình "trải nghiệm làm nông", đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, mở ra cơ hội tăng thu nhập cho nông dân và quảng bá văn hóa nông thôn.
Chủ động khẩn trương bắt tay vào vụ đông xuân

Chủ động khẩn trương bắt tay vào vụ đông xuân

Vụ đông xuân là vụ sản xuất nông nghiệp quan trọng trong năm, có ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng cây trồng. Để đảm bảo vụ đông xuân đạt kết quả tốt, cần phải khẩn trương thực hiện nhiều công việc.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính