Thứ tư 21/05/2025 06:07Thứ tư 21/05/2025 06:07 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

"Tạo cuộc cách mạng cho cây lúa"

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ 5 định hướng lớn và 11 nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với tinh thần phải thổi hồn vào cây lúa, thổi sức sống mới cho ngành lúa gạo bằng công nghệ số, phát triển xanh, yêu quý cây lúa như yêu quý chính bản thân mình, như những gì mà mình yêu quý nhất trong cuộc đời mình, từ đó tạo cuộc cách mạng cho cây lúa và ĐBSCL.
Thủ tướng yêu cầu phải thổi hồn vào cây lúa, thổi sức sống mới cho ngành lúa gạo bằng công nghệ số, phát triển xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo - Ảnh Cổng thông tin điện tử Chính phủ.
Thủ tướng yêu cầu phải thổi hồn vào cây lúa, thổi sức sống mới cho ngành lúa gạo bằng công nghệ số, phát triển xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo - Ảnh Cổng thông tin điện tử Chính phủ.

Chiều ngày 15/10, tại Cần Thơ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai Đề án "Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030".

Cùng dự Hội nghị có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, các đồng chí Bộ trưởng, Bí thư Tỉnh ủy, lãnh đạo 12 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL, đại diện các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), các nhà khoa học.

Theo Bộ NN&PTNT, Việt Nam là quốc gia đầu tiên thực hiện Chương trình sản xuất lúa giảm phát thải trên quy mô lớn. Được Thủ tướng phê duyệt cuối năm 2023, đây cũng là đề án đầu tiên trên thế giới về sản xuất một triệu héc-ta lúa gạo chất lượng cao, phát thải thấp ở quy mô cấp Chính phủ chỉ đạo, nên nhận được rất nhiều sự quan tâm của các đối tác quốc tế.

Tại Hội nghị, Thủ tướng nêu 5 vấn đề mang tính định hướng và 11 nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để đẩy mạnh triển khai Đề án thời gian tới.

Nhấn mạnh 5 vấn đề mang tính định hướng, Thủ tướng yêu cầu phải thổi hồn vào cây lúa, thổi sức sống mới cho ngành lúa gạo bằng công nghệ số, phát triển xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

"Phải yêu quý cây lúa như yêu quý chính bản thân mình, như những gì mà mình yêu quý nhất trong cuộc đời mình, từ đó tạo cuộc cách mạng cho cây lúa và ĐBSCL", Thủ tướng nói.

Cùng với đó, huy động đa dạng hóa nguồn lực, gồm nguồn lực Trung ương, địa phương, hợp tác công tư, nguồn vốn vay, phát hành trái phiếu, nguồn vốn xã hội hóa, nguồn lực của người dân và doanh nghiệp.

Đồng thời, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, xóa bỏ cơ chế quan liêu, bao cấp, thủ tục tục rườm rà, bảo đảm nguồn lực đến tận địa phương, cơ sơ sản xuất, người nông dân.

Phát huy tối đa sức mạnh của cả hệ thống chính trị nhưng trươc hết phái phát huy tính tực lực, tự cường của địa phương và có cơ chế, chính sách huy động sức mạnh của người dân, doanh nghiệp.

Về mục tiêu, Thủ tướng yêu cầu tăng tốc, bứt phá hơn nữa để đạt mục tiêu một triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp càng sớm càng tốt, qua đó đạt khoảng 14 - 15 triệu tấn lúa, 9 - 10 triệu tấn gạo chất lượng cao. Chậm nhất đến năm 2030 phải đạt mục tiêu này và cần nỗ lực đạt sớm hơn.

Mở rộng diện tích, tiến tới đo được hệ số phát thải carbon trên cây lúa Mở rộng diện tích, tiến tới đo được hệ số phát thải carbon trên cây lúa

Bộ NN&PTNT đã hoàn thiện Quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp vùng ĐBSCL và Kế hoạch nâng ...

Cần cơ chế để động viên nông dân sản xuất lúa phát thải thấp Cần cơ chế để động viên nông dân sản xuất lúa phát thải thấp

Thiếu cơ chế cụ thể để động viên nông dân chuyển sang sản xuất lúa phát thải thấp cũng là một thách thức đáng kể. ...

Thủ tướng chỉ rõ 11 nhiệm vụ, giải pháp cụ thể:

Thứ nhất, quy hoạch vùng nguyên liệu ổn định, lâu dài để phát triển cây lúa chất lượng cao, phát thải thấp. Các địa phương phối hợp với Bộ NN&PTNT, Bộ KH&ĐT, Bộ TN&MT làm việc này, hoàn thành trong quý II/2025.

Thứ hai, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu lúa trong phân khúc chất lượng cao, đi cùng với chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng... Thủ tướng lấy ví dụ như thương hiệu gạo ST25, "lúa ông Cua". Các địa phương cùng các doanh nghiệp, Bộ KH&CN, Bộ NN&PTNT làm việc này.

Thứ ba, Bộ NN&PTNT chủ trì cùng Bộ KH&ĐT, Bộ Tư pháp, các địa phương xây dựng các cơ chế, chính sách ưu đãi, ưu tiên, đề xuất cấp có thẩm quyền, trước mắt cố gắng trình một số chính sách tại Kỳ họp Quốc hội sắp tới, tinh thần là "vướng ở đâu tháo gỡ ở đó".

Thứ tư, về nguồn vốn, ngành ngân hàng tiếp tục triển khai các gói tín dụng đang triển khai và nghiên cứu để triển khai trong năm 2025 gói tín dụng với quy mô khoảng 30.000 tỷ đồng cho Đề án; đồng thời cho doanh nghiệp vay vốn để mua vật tư, giống, sản xuất kinh doanh.

Về vay vốn của các đối tác phát triển, tinh thần là Bộ NN&PTNT chịu trách nhiệm và cấp phát cho các địa phương. Bộ Tài chính nghiên cứu lập quỹ hỗ trợ triển khai Đề án một triệu héc-ta gồm vốn của Nhà nước, vốn bán tín chỉ carbon, vốn xã hội hoá… để sử dụng linh hoạt, nhanh chóng khi cần thiết.

Thứ năm, về phát triển, đa dạng hóa thị trường, Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao đẩy mạnh, triển khai thường xuyên việc kết nối thị trường trong nước, ngoài nước, các địa phương, các doanh nghiệp.

Thứ sáu, về ứng phó biến đổi khí hậu, sạt lở, khắc phục hậu quả thiên tai, hạn hán, Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT xây dựng đề án tổng thể để bảo vệ ĐBSCL, trong đó có diện tích đất trồng lúa; đề án tổng thể nhưng phân kỳ đầu tư, phân bổ nguồn lực cho các địa phương. Yêu cầu nhiệm vụ này hết quý I/20225 phải xong, Thủ tướng lưu ý tổng kết, nhân rộng mô hình, cách làm của Cà Mau.

Thứ bảy, về các nhiệm vụ liên quan giảm phát thải, giảm khí metal trong nông nghiệp, bán tín chỉ carbon, Bộ NN&PNT, Bộ TM&TM, Bộ Tài chính chịu trách nhiệm, có sản phẩm trong quý II/2025.

Thứ tám, đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp, kết nối doanh nghiệp với địa phương, hợp tác xã, các cơ sở sản xuất, kinh doanh để đa dạng hóa các sản phẩm, đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm lúa gạo.

Thứ chín, Thủ tướng nêu rõ không thể quên sức mạnh của nhân dân, do đó phải tập hợp nông dân bằng nhiều hình thức, phương thức khác nhau như trong hợp tác xã, để người dân phát huy tinh thần tự lực, tự cường, chủ động, năng động, sáng tạo. "Nhân dân làm nên lịch sử; cuộc cách mạng lúa gạo không thể thiếu vai trò, sức mạnh của người dân", Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng nêu rõ, nếu bảo đảm lợi ích (cả vật chất và tinh thần) thì người nông dân sẽ tích cực tham gia, còn nếu không bảo đảm thì có trải thảm đỏ người nông dân cũng không làm. Phải cùng lắng nghe và chia sẻ, cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng, cùng phát triển, cùng chia sẻ niềm vui, hạnh phúc và tự hào.

Thứ mười là nhiệm vụ kêu gọi, huy động nguồn lực từ các tổ chức quốc tế, đối tác phát triển. Bộ Tài chính, Bộ KH&ĐT, Bộ NN&PTNT cần đơn giản hóa thủ tục, hài hòa hóa quy định với các đối tác. Nhân dịp này, Thủ tướng cảm ơn WB đã tham gia ngay từ đầu trong triển khai Đề án thông qua hỗ trợ, tư vấn kinh nghiệm quốc tế, hỗ trợ tài chính.

Mười một, các bộ ngành, các địa phương phối hợp, liên kết với nhau, liên kết với doanh nghiệp, với các nhà khoa học; phối hợp, chặt chẽ hiệu quả giữa nhà nông và doanh nghiệp, giữa Nhà nước với nhân dân, giữa khu vực tư nhân và khu vực nhà nước. Thủ tướng thống nhất với đề xuất cần thành lập Ban Chỉ đạo triển khai Đề án do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm Trưởng Ban, với tinh thần chỉ bàn làm, không bàn lùi, đã nói là làm, đã cam kết phải thực hiện, đã làm, đã thực hiện phải có kết quả cụ thể, cân đong đo đếm được.

Về các nội dung mà đại diện WB đề cập, Thủ ướng yêu cầu Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Bộ NN&PTNT làm việc ngay với WB để giải quyết.

Thủ tướng cho biết thời gian tới, sẽ tiếp tục chủ trì các hội nghị, chỉ đạo các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực để thúc đẩy sự phát triển chung của vùng ĐBSCL, trong đó có lĩnh vực lúa gạo.

Bài liên quan

Mở đợt tấn công cao điểm, truy quét, ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại

Mở đợt tấn công cao điểm, truy quét, ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu trước hết mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh, truy quét, ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, lưu thông hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ, vi phạm bản quyền, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa.
6 nhiệm vụ trọng tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025

6 nhiệm vụ trọng tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025

Năm 2025, Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước sẽ tập trung thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm, quyết tâm đến hết ngày 31/10/2025 cơ bản hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.
Tạo "cú hích, đòn bẩy, điểm tựa" cho khu vực kinh tế tư nhân

Tạo "cú hích, đòn bẩy, điểm tựa" cho khu vực kinh tế tư nhân

Thường trực Chính phủ chỉ đạo tạo "cú hích, đòn bẩy, điểm tựa", mang lại tác động, hiệu quả lớn khu vực kinh tế tư nhân; thực hiện mục tiêu đến năm 2030 có 2 triệu doanh nghiệp và có ít nhất 20 Tập đoàn lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu đa quốc gia.
Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường

Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường

Chính phủ vừa có Nghị quyết số 122/NQ-CP ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 81-KL/TW ngày 04/6/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (Kế hoạch).
Tập trung các giải pháp xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu

Tập trung các giải pháp xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 59/CĐ-TTg ngày 8/5/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu.
Thủ tướng: Năm 2025, dự kiến quy mô kinh tế Việt Nam trên 500 tỷ USD

Thủ tướng: Năm 2025, dự kiến quy mô kinh tế Việt Nam trên 500 tỷ USD

Trình bày Báo cáo của Chính phủ tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ 11 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới, với mục tiêu năm 2025 tăng trưởng GDP từ 8% trở lên, quy mô nền kinh tế đạt trên 500 tỷ USD (dự kiến đứng thứ 30 trên thế giới, tăng 2 bậc), GDP bình quân đầu người đạt trên 5.000 USD.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Đắk Nông: Huyện Đắk Song phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ”

Đắk Nông: Huyện Đắk Song phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ”

Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2025), UBND huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông đã tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ”
Tháng 5 về nhớ Bác

Tháng 5 về nhớ Bác

Tháng Năm gợi nhớ về Bác Hồ kính yêu, một vầng dương rạng ngời dẫn lối dân tộc Việt Nam vượt qua bao gian khó. Để tưởng nhớ Người, tôi xin mạn phép phác họa một bức tranh bằng ngôn từ, dẫu biết rằng ngàn vạn lời cũng không thể nào diễn tả hết công lao trời biển của Người.
Khởi động Dự án "Giải pháp thích ứng tự nhiên cho phát triển nông thôn toàn diện" vào năm 2027

Khởi động Dự án "Giải pháp thích ứng tự nhiên cho phát triển nông thôn toàn diện" vào năm 2027

Ngày 17/5, Đoàn công tác thiết kế Dự án “Giải pháp thích ứng tự nhiên cho phát triển nông thôn toàn diện” (NBSP) làm việc với lãnh đạo các sở, ngành và địa phương tỉnh Cao Bằng nhằm báo cáo kết quả khảo sát thực địa, thảo luận các nội dung liên quan đến quá trình chuẩn bị triển khai Dự án trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Dự buổi làm việc, về phía Dự án có ông Karan Sehgal, Trưởng nhóm chuyên gia triển khai dự án cùng các thành viên.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Bốn Nghị quyết tạo động lực mạnh mẽ đưa đất nước tiến lên trong kỷ nguyên mới

Tổng Bí thư Tô Lâm: Bốn Nghị quyết tạo động lực mạnh mẽ đưa đất nước tiến lên trong kỷ nguyên mới

Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, những đổi mới, cải cách tập trung vào bốn đột phá: Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; Nghị quyết 59-NQ/TW ngày 24/1/2025 của Bộ Chính trị về "Hội nhập quốc tế trong tình hình mới"; Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới; Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Nông thôn Việt Nam dưới góc nhìn của vĩ nhân Hồ Chí Minh

Nông thôn Việt Nam dưới góc nhìn của vĩ nhân Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh, trái tim vĩ đại của dân tộc Việt Nam, không chỉ là nhà lãnh đạo tài ba dẫn dắt nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác mà còn là người luôn canh cánh nỗi lo về đời sống của nhân dân, đặc biệt là người dân ở nông thôn. Mối quan tâm sâu sắc của Bác Hồ đối với nông thôn Việt Nam không chỉ thể hiện qua những chủ trương, chính sách mà còn thấm đượm trong từng lời nói, hành động, thể hiện một tình cảm chân thành, gần gũi và thấu hiểu sâu sắc.
Thái Bình: Tiến độ gieo trồng cây màu vụ hè đạt kết quả cao

Thái Bình: Tiến độ gieo trồng cây màu vụ hè đạt kết quả cao

Thông tin từ tỉnh Thái bình cho biết, tính đến thời điểm hiện tại trên toàn tỉnh đã gieo trồng được 9.050ha cây màu vụ hè, đạt gần 78% kế hoạch đề ra và tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2024.
Quốc hội thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân

Quốc hội thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân

Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân.
Giải đua thuyền truyền thống tỉnh Quảng Nam lần thứ 28 – Cúp Kingtek năm 2025

Giải đua thuyền truyền thống tỉnh Quảng Nam lần thứ 28 – Cúp Kingtek năm 2025

Ngày 17/5, tại sông Thu Bồn, Quảng Nam, Giải đua thuyền truyền thống phát thanh truyền hình tỉnh Quảng Nam lần thứ 28 – Cúp Kingtek năm 2025 diễn ra hào hứng, sôi nổi.
Bắc Kạn: Lũ quét bất ngờ khiến nhiều người tử vong và mất tích

Bắc Kạn: Lũ quét bất ngờ khiến nhiều người tử vong và mất tích

Trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn đã xảy một trận lũ quét bất ngờ làm 5 người tử vong và mất tích vào sáng ngày 18/5.
Đắk Lắk: Tăng cường công tác quản lý chất lượng an toàn thực phẩm

Đắk Lắk: Tăng cường công tác quản lý chất lượng an toàn thực phẩm

Nhằm ngày càng nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị kinh tế, đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường đối với các mặt hàng nông lâm thủy sản chủ lực của tỉnh Đắk Lắk; tiếp tục thực hiện có hiệu quả Luật An toàn thực phẩm, các văn bản hướng dẫn thi hành và Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới.
Địa điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc được xếp hạng Di tích quốc gia

Địa điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc được xếp hạng Di tích quốc gia

Tối 16/5, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành (TP Quy Nhơn), tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm hoàn thành việc chuyển quân tập kết ra Bắc của cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh miền Nam tại Quy Nhơn (16/5/1955 - 16/5/2025) và nhận Bằng Di tích quốc gia “Cảng Quy Nhơn - Địa điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc”.
Bình Định: Chương trình xóa nhà tạm nhà, nhà dột nát làm thật, hiệu quả thật

Bình Định: Chương trình xóa nhà tạm nhà, nhà dột nát làm thật, hiệu quả thật

Một điều đáng mừng là chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát ở Bình Định có một số đặc điểm nổi bật. Thứ nhất, số lượng đúng thực tế, phù hợp với tình hình địa phương quyết tâm làm. Thứ hai, triển khai làm thật. Thứ ba, hiệu quả thật. Thứ tư, người dân thụ hưởng thật sự.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính