Thứ năm 24/04/2025 16:39Thứ năm 24/04/2025 16:39 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Tăng cường quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng, chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa chỉ đạo, tăng cường công tác quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng, chống dịch bệnh trong nuôi trồng thuỷ sản năm 2025.
Tăng cường quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng, chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản
Năm 2024, tổng diện tích nuôi cá tra bị thiệt hại khoảng 291 ha, giảm 30,9% so với năm 2023 (diện tích thiệt hại là 421 ha)

Cụ thể, năm 2024, diện tích nuôi trồng thuỷ sản bị thiệt hại do dịch bệnh và chất lượng môi trường diễn biến xấu vẫn xảy ra, đặc biệt trên đối tượng nuôi chủ lực là tôm nước lợ và cá tra, như: Tổng diện tích nuôi tôm nước lợ bị thiệt hại là 21.590 ha (do môi trường là 17.314 ha, không xác định được nguyên nhân là 155 ha), chiếm khoảng 96% trong tổng diện tích thủy sản nuôi bị thiệt hại, giảm 4,3% so với năm 2023 (diện tích bị thiệt hại là 22.567 ha); Tổng diện tích nuôi cá tra bị thiệt hại khoảng 291 ha, giảm 30,9% so với năm 2023 (diện tích thiệt hại là 421 ha); Dịch bệnh ở các đối tượng thuỷ sản nuôi khác như ngao/nghêu, cá biển, tôm hùm xảy ra rải rác; Kết quả quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường tại các vùng nuôi trồng thuỷ sản cho thấy chất lượng môi trường có xu hướng suy giảm, một số thông số như N-NH4 + , P-PO4 3- , COD, mật độ vi khuẩn Vibrio, Coliform… vượt giới hạn cho phép (có hiện tượng phú dưỡng ở nguồn nước cấp); DO thấp xảy ra thường xuyên ở các điểm quan trắc tại Phú Yên, Cà Mau, Bến Tre…; TSS cao trong các tháng đầu năm. Đối với kết quả quan trắc chất lượng môi trường trầm tích cũng cho thấy, hàm lượng kim loại nặng (Pb, Cd, Hg, Zn, Cu, As), dầu mỡ và thuốc bảo vệ thực vật tại một thời điểm cũng có xu hướng tăng theo thời gian nhưng còn ở mức thấp hơn mức giới hạn cho phép.

Giá trị chỉ số đánh giá chất lượng nước (WQI) tại một số điểm quan trắc không phù hợp cho thả nuôi, đặc biệt trong các tháng giao mùa tại một số tỉnh như Phú Yên, Bạc Liêu, Cà Mau, Hà Tĩnh... (Kết quả đạt được và một số khó khăn, tồn tại của công tác phòng, chống dịch bệnh và quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản.

Với mục tiêu kịp thời cảnh báo sớm diễn biến chất lượng môi trường, ngăn chặn và khống chế có hiệu quả các bệnh nguy hiểm trên thuỷ sản nuôi, xây dựng thành công các vùng, cơ sở và chuỗi sản xuất an toàn dịch bệnh nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm thuỷ sản phù hợp với xu thế hội nhập, đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; đảm bảo tốc độ tăng trưởng theo Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 08/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ thực tiễn sản xuất nuôi trồng thuỷ sản tại địa phương khẩn trương triển khai đồng bộ một số nội dung.

Thực hiện nghiêm công điện số 04/CĐ-TTg ngày 17/02/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm ở Đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh; số 128/CĐ-TTg ngày 8/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

Tăng cường công tác quan trắc, cảnh báo môi trường các vùng nuôi; tuân thủ các khuyến cáo tại các bản tin thông báo kết quả quan trắc môi trường của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản I, II, III, Viện Nghiên cứu Hải sản và các hướng dẫn kỹ thuật kèm theo; đồng thời rà soát, bổ sung điểm, thông số và tần suất quan trắc phù hợp thực tiễn sản xuất và yêu cầu của các đoàn thanh tra về an toàn thực phẩm…; chủ động kiểm soát, phòng ngừa, giảm thiểu các nguồn gây ô nhiễm môi trường từ hoạt động nuôi trồng thuỷ sản đặc biệt là vùng nuôi lồng bè.

Đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, phố biến tới người nuôi thông tin khí tượng thuỷ văn, diễn biến mực nước và mức độ hạn hán và xâm nhập mặn; kết quả diễn biến chất lượng môi trường và dịch bệnh theo phương châm “phòng bệnh chủ động từ sớm, từ xa” nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại; thiết lập "đường dây nóng" để tiếp nhận, xử lý kịp thời khi xảy ra bệnh, thuỷ sản nuôi chết hoặc có dấu hiệu bất thường tại cơ sở; kịp thời báo cáo cho cơ quan cấp trên (Cục Thuỷ sản và Kiểm ngư) để phối hợp xử lý với các trường hợp bệnh mới, chưa rõ nguyên nhân, tác nhân.

Tổ chức giám sát bệnh chủ động, điều tra dịch tễ, chẩn đoán xét nghiệm xác định nguyên nhân dịch bệnh; xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh để tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp; đảm bảo công tác kiểm dịch giống hiệu quả và giống xuất tỉnh phải được giám sát hoặc kiểm tra xét nghiệm bệnh trước khi cấp giấy chứng nhận kiểm dịch; xây dựng cơ sở sản xuất giống, nuôi thương phẩm an toàn sinh học và an toàn dịch bệnh; kiểm tra việc quản lý, kinh doanh, sử dụng thuốc thú y, vắc xin, hóa chất dùng trong nuôi trồng thuỷ sản tại địa phương, dự phòng hóa chất khử trùng để xử lý dịch bệnh thuỷ sản.

Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Môi trường về một số giải pháp kỹ thuật phòng, chống dịch bệnh thuỷ sản và ứng phó với diễn biến bất thường của môi trường vùng nuôi, tình hình hạn hán, xâm nhập mặn để điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương, phổ biến và hướng dẫn người nuôi áp dụng.

Bố trí nguồn lực để tổ chức triển khai có hiệu quả Kế hoạch quốc gia phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thuỷ sản nuôi giai đoạn 2021-2030 theo Quyết định số 434/QĐ-TTg; Kế hoạch quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 1151/QĐ-BNN-TS; chương trình quan trắc môi trường phục vụ ngành nông nghiệp 3 và phát triển nông thôn đến năm 2040 theo Quyết định số 4255/QĐ-BNN-KHCN và các văn bản hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) theo đúng quy định của pháp luật.

Chấn chỉnh công tác thống kê, báo cáo số liệu quan trắc môi trường, dịch bệnh thuỷ sản, đặc biệt tại cấp thôn, xã; rà soát chấn chỉnh hoạt động xét nghiệm bệnh trên địa bàn tỉnh. Định kỳ cập nhập cơ sở dữ liệu về quan trắc môi trường tại địa chỉ: http://csdlquantrac.tongcucthuysan.gov.vn: và cơ sở dữ liệu về dịch bệnh tại địa chỉ http://vahis.vn theo hướng dẫn của Cục Thuỷ sản và Kiểm ngư.

Giao Cục Thuỷ sản và Kiểm ngư chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Cục: Khẩn trương phối hợp với các địa phương tổ chức triển khai có hiệu quả quan trắc môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản và kế hoạch phòng, chống dịch bệnh năm 2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các Quyết định đã được phê duyệt; Chủ động kiểm tra, đánh giá tình hình dịch bệnh, giám sát dịch bệnh và hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch bệnh (đặc biệt với các bệnh mới có nguy cơ xâm nhiễm vào Việt Nam) và quan trắc môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản; Tiếp tục đẩy mạnh công tác hỗ trợ, xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh động vật thuỷ sản.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện; Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất khi xảy ra sự cố về Bộ Nông nghiệp và Môi trường (qua Cục Thủy sản và Kiểm ngư…/.

Bài liên quan

Hà Nội ngăn chặn gần 20 tấn thực phẩm bẩn chuẩn bị tuồn ra thị trường

Hà Nội ngăn chặn gần 20 tấn thực phẩm bẩn chuẩn bị tuồn ra thị trường

Đội Quản lý thị trường số 17 (thuộc Chi cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội) phối hợp với Phòng PC03 (Công an thành phố Hà Nội) đã bất ngờ khám xét một kho lạnh chứa thực phẩm không rõ nguồn gốc tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và thương mại thực phẩm Xuân Thắng (thôn Hà Vỹ, xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, Tp. Hà Nội).
5 thủ tục hành chính cấp xã được chuẩn hóa lĩnh vực giảm nghèo

5 thủ tục hành chính cấp xã được chuẩn hóa lĩnh vực giảm nghèo

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có Quyết định số 967/QĐ-BNNMT về việc công bố thủ tục hành chính chuẩn hóa lĩnh vực giảm nghèo thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ.
Ứng dụng khoa học công nghệ tạo đột phá cho ngành nông nghiệp

Ứng dụng khoa học công nghệ tạo đột phá cho ngành nông nghiệp

Phát triển nông nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) là xu hướng tất yếu, là câu trả lời cho việc phát triển bền vững nền nông nghiệp Việt Nam. Khoa học công nghệ đóng vai trò then chốt, nhất là khi nền nông nghiệp đang chuyển từ nâu sang xanh.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường hỗ trợ Lâm Đồng kiểm soát chất lượng sầu riêng xuất khẩu

Bộ Nông nghiệp và Môi trường hỗ trợ Lâm Đồng kiểm soát chất lượng sầu riêng xuất khẩu

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc phối hợp triển khai hỗ trợ tỉnh Lâm Đồng trong việc, kiểm soát chất lượng sầu riêng xuất khẩu.
Cách mạng Xanh 4.0 – Mệnh lệnh hành động để phát triển nền nông nghiệp bền vững

Cách mạng Xanh 4.0 – Mệnh lệnh hành động để phát triển nền nông nghiệp bền vững

Cách mạng Xanh 4.0 không chỉ giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, mà còn giảm tiêu hao tài nguyên, cắt giảm phát thải và tăng khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu, và qua đó tạo tiền đề nâng cao sinh kế của người nông dân, tăng cường phúc lợi cho người tiêu dùng.
6 nội dung tuyên truyền trọng tâm về nông nghiệp và môi trường năm 2025

6 nội dung tuyên truyền trọng tâm về nông nghiệp và môi trường năm 2025

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa ban hành Công văn số 793/BNNMT-VP về định hướng tuyên truyền, truyền thông về nông nghiệp và môi trường năm 2025.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Hòa Bình: Trồng mới 30.000 cây xanh nhằm phục hồi 50 ha rừng tự nhiên

Hòa Bình: Trồng mới 30.000 cây xanh nhằm phục hồi 50 ha rừng tự nhiên

Trong khuôn khổ chương trình “Rừng xanh lên” do Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) khởi xướng, thông qua việc trồng mới 30.000 cây xanh trong năm 2025 nhằm phục hồi 50 hecta rừng tự nhiên tại tỉnh Hòa Bình.
Từ rừng ngập mặn đến thị trường quốc tế: Hành trình của tôm sinh thái Cà Mau

Từ rừng ngập mặn đến thị trường quốc tế: Hành trình của tôm sinh thái Cà Mau

Nhờ mô hình nuôi tôm kết hợp bảo vệ rừng ngập mặn, hàng ngàn hộ dân Cà Mau không chỉ giữ gìn hệ sinh thái quý giá mà còn vươn ra thị trường thế giới với những chứng nhận quốc tế danh giá. Đây là minh chứng sống động cho sự hòa hợp giữa phát triển kinh tế và gìn giữ môi trường – một hướng đi bền vững của nông nghiệp hữu cơ Việt Nam.
Nâng cao quản trị đô thị hiện đại, văn minh, chú trọng lợi ích cộng đồng

Nâng cao quản trị đô thị hiện đại, văn minh, chú trọng lợi ích cộng đồng

Ngày 12/4/2025, Phó Chủ tịch UBND thành phố Huế Hoàng Hải Minh đã ký Quyết định số 39/2025/QĐ-UBND về việc Quy định thời gian hoạt động của xe vệ sinh môi trường, xe ô tô chở vật liệu xây dựng, phế thải rời trên địa bàn thành phố. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 24/4/2025.
Vườn quốc gia Bạch Mã mở rộng cơ hội đầu tư du lịch sinh thái

Vườn quốc gia Bạch Mã mở rộng cơ hội đầu tư du lịch sinh thái

Ngày 15/4/2025, Vườn quốc gia Bạch Mã chính thức thông báo “Về việc cho thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí tại Vườn quốc gia Bạch Mã”. Đây là bước đi chiến lược nhằm khai thác hợp lý tiềm năng thiên nhiên, góp phần phát triển kinh tế xanh gắn với bảo tồn rừng và đa dạng sinh học.
Nghệ An sẵn sàng chuẩn bị cho mùa du lịch 2025

Nghệ An sẵn sàng chuẩn bị cho mùa du lịch 2025

Nghệ An đang tích cực chuẩn bị cho mùa du lịch 2025 với các dự án lớn nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông, phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái và tạo sự hấp dẫn cho du khách. Mục tiêu là phát triển ngành du lịch bền vững, bảo vệ thiên nhiên và tăng trưởng kinh tế địa phương.
Lâm nghiệp Nghệ An: Vững vàng trước biến động, bứt phá nhờ đổi mới

Lâm nghiệp Nghệ An: Vững vàng trước biến động, bứt phá nhờ đổi mới

Chiều 15/4, tại TP Vinh, Sở Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết công tác lâm nghiệp năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Hội nghị có sự tham dự của đồng chí Nguyễn Văn Đệ – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Hoàng Quốc Việt – Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường, cùng đại diện các sở, ngành, đơn vị, địa phương và doanh nghiệp lâm nghiệp trên địa bàn.
Tài nguyên thiên nhiên: Nền tảng của sự sống và phát triển

Tài nguyên thiên nhiên: Nền tảng của sự sống và phát triển

Tài nguyên thiên nhiên, theo định nghĩa rộng nhất, bao gồm tất cả các vật chất và năng lượng tồn tại một cách tự nhiên trên Trái đất mà con người có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu của mình. Từ không khí chúng ta hít thở, nước chúng ta uống, đất đai chúng ta canh tác, đến khoáng sản, rừng cây, động vật hoang dã và các nguồn năng lượng như ánh sáng mặt trời, gió và địa nhiệt, tất cả đều là những thành phần thiết yếu của tài nguyên thiên nhiên. Chúng không chỉ là nền tảng vật chất cho sự tồn tại của loài người mà còn đóng vai trò then chốt trong sự phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa của mọi quốc gia.
Hà Nội xây thêm nhà máy xử lý nước thải Kiến Hưng trị giá 740 tỷ đồng

Hà Nội xây thêm nhà máy xử lý nước thải Kiến Hưng trị giá 740 tỷ đồng

UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt dự án Đầu tư xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải Kiến Hưng, với tổng mức đầu tư 740 tỷ đồng.
An Giang triển khai 40 mô hình trồng lúa chất lượng cao phát thải thấp

An Giang triển khai 40 mô hình trồng lúa chất lượng cao phát thải thấp

Vụ đông xuân 2024-2025, ngành nông nghiệp An Giang đã phối hợp cùng các địa phương triển khai 40 mô hình trình diễn với tổng diện tích 566 ha, trong đó 38 mô hình đã thu hoạch. Kết quả cho thấy năng suất tăng bình quân 0,78 tấn/ha, lợi nhuận tăng hơn 9,3 triệu đồng/ha.
Hòa Vang chú trọng nông nghiệp hữu cơ, phát triển đô thị sinh thái

Hòa Vang chú trọng nông nghiệp hữu cơ, phát triển đô thị sinh thái

Hòa Vang, huyện phía Tây Đà Nẵng, đã và đang chứng tỏ là một trong những địa phương đi đầu trong việc phát triển nông nghiệp hữu cơ kết hợp với mô hình đô thị sinh thái. Điều này không chỉ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân mà còn bảo vệ môi trường, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững trong tương lai.
Trả dinh dưỡng lại cho đất lúa

Trả dinh dưỡng lại cho đất lúa

Vựa lúa Đồng bằng sông Cửu Long đã và đang phải đối mặt với hiện tượng “ngộ độc hữu cơ” đồng ruộng do rơm rạ chưa kịp phân huỷ giữa các vụ.
Gia Lai: Hướng đến tiêu chuẩn xanh của EU

Gia Lai: Hướng đến tiêu chuẩn xanh của EU

UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành công văn số 833/UBND-KTTH, thể hiện quyết tâm cao trong việc triển khai các giải pháp ứng phó một cách toàn diện với Công điện số 17/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các chính sách xanh của EU. Đây là bước đi chiến lược, không chỉ giúp các doanh nghiệp địa phương vượt qua thách thức, mà còn mở ra những cơ hội mới trong việc tiếp cận thị trường quốc tế và hướng tới một nền kinh tế xanh, bền vững.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính