![]() |
Tạm dừng lưu thông hàng hóa đối với bột ngọt KJMOTO và HAN'EI SURU do Công ty TNHH Liên Sen nhập khẩu từ Trung Quốc do vi phạm. Ảnh minh họa |
Cục An toàn thực phẩm ( Bộ Y) vừa ban hành thông báo số 606/TB-ATTP về việc đề nghị tạm dừng lưu thông hàng hóa đối với 4 lô bột ngọt (Monosodium L – Glutamate) có xuất xứ từ Trung Quốc và được nhập khẩu bởi công ty TNHH Liên Sen vi phạm quy định về ghi nhãn, bao gồm:
Phụ gia thực phẩm: Monosodium L - Glutamate; Số lô D2502060-13X; ngày sản xuất: 26/02/2025, hạn sử dụng: 25/2/2028; số lượng: 839 bao (25kg/bao);
Phụ gia thực phẩm: Monosodium L - Glutamate Bột ngọt (Mì Chính) Han'ei Suru; NSX: 26/02/2025, NĐG: 27/03/2025, HSD: 25/2/2027; số lượng 17 túi (1kg/túi).
Phụ gia thực phẩm: Monosodium L - Glutamate Bột ngọt (Mì Chính) Han'ei Suru; NSX: 26/02/2025, NĐG: 27/03/2025, HSD: 25/2/2027; số lượng 13 túi (300g/túi).
Phụ gia thực phẩm: Monosodium L - Glutamate Bột ngọt (Mì Chính) Kjmoto; NSX: 26/02/2025, NĐG: 27/03/2025, HSD: 25/2/2027; số lượng 10 túi (350g/túi).
Các sản phẩm này vi phạm quy định về ghi nhãn, bao gồm các thông tin không đầy đủ hoặc không chính xác về nguồn gốc, xuất xứ và các thông tin cần thiết khác để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.
Trong đó có sản phẩm bột ngọt KJMOTO và HAN'EI SURU do Công ty TNHH Liên Sen (địa chỉ tại số 19 đường 44, khu phố 1, tổ 6, phường 16, quận 8, TP.Hồ Chí Minh) nhập từ một công ty Trung Quốc là Hulunbeier NorthEast Fufeng Boitechnologies Co.LTD, sau đó san chia, đóng gói lại và bán ra thị trường.
Đáng chú ý, bao bì của sản phẩm không có thông tin xuất xứ sản phẩm từ Trung Quốc, tên công ty Trung Quốc sản xuất ra bột ngọt trước khi đóng gói cũng được ghi bằng tiếng Anh, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
Cục An toàn thực phẩm ( Bộ Y) yêu cầu, Công ty TNHH Liên Sen có trách nhiệm liên hệ với người sản xuất để thực hiện các biện pháp xử lý, khắc phục trong thời hạn 10 ngày. Hàng hóa nêu trên chỉ được phép tiếp tục lưu thông nếu đã thực hiện hành động khắc phục đạt yêu cầu và được cơ quan kiểm tra ra thông báo hàng hóa được tiếp tục lưu thông trên thị trường.
Theo Điều 198 Bộ luật Hình sự, tội Lừa dối khách hàng được quy định như sau: 1. Người nào trong việc mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền 10-100 triệu đồng, hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm: - Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. - Thu lợi bất chính từ 5 đến dưới 50 triệu đồng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền 100-500 triệu đồng, hoặc phạt tù từ 1 đến 5 năm: - Có tổ chức. - Có tính chất chuyên nghiệp. - Dùng thủ đoạn xảo quyệt. - Thu lợi bất chính 50 triệu đồng trở lên. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền 20-100 triệu đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm. |
![]() |
Sản phẩm kẹo Kera. Ảnh minh họa |
Gần đây nhiều vụ lừa dối khách hàng đã bị phanh phui. Điển hình như vụ việc Nguyễn Thị Thái Hằng (tức Hằng Du Mục, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt - CER) và Phạm Quang Linh (tức Quang Linh Vlogs, thành viên HĐQT) lừa dối khách hàng do quảng cáo sai sự thật về sản phẩm kẹo Kera, bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) khởi tố, bắt tạm giam về tội Lừa dối khách hàng, theo khoản 2 Điều 198 Bộ luật Hình sự.
Các sản phẩm này được lan truyền trên truyền thông, mạng xã hội với thông tin gây hiểu lầm, ví dụ "một viên thay thế một đĩa rau xanh". Một người dùng đã mang kẹo này đi kiểm tra tại Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 2, kết quả cho thấy cả hộp 30 viên nhưng lượng chất xơ chỉ 0,51 gram, kém xa so với quảng cáo.
Trong kết quả kiểm nghiệm ban đầu công bố ngày 20/3/2025, đại diện Cục An toàn Thực phẩm ghi nhận việc quảng cáo thổi phồng "một viên kẹo tương đương một đĩa rau" khiến dư luận phản ứng. Cơ quan này cho biết kết quả kiểm nghiệm kẹo Kera có chỉ tiêu đường, đạm, chất béo và năng lượng "cơ bản phù hợp với công bố", song chưa nói rõ hàm lượng chất xơ.
Cơ quan điều tra cáo buộc, nhiều người đã mua kẹo rau củ Kera bởi tin tưởng có chức năng tốt cho tiêu hóa, nhuận tràng, như lời quảng cáo. Song thực chất, nhuận tràng lại đến từ sorbitol - một dạng rượu đường tạo ngọt.
Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định, 135.000 sản phẩm đã được tiêu thụ với hơn 30.000 khách hàng. Doanh nghiệp từ đó thu trên 17 tỷ đồng.
Hay trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, cũng xảy ra trường hợp tương tự, có không ít chủ đầu tư, doanh nghiệp kinh doanh, môi giới BĐS để lôi kéo, dụ dỗ khách hàng xuống tiền đầu tư vào các dự án đã đưa những quảng cáo gian dối, không đúng sự thật; không công khai đầy đủ các thông tin về dự án và những thay đổi trong quá trình thực hiện đầu tư, chất lượng dự án… Hệ lụy là gây ra những tranh chấp, khiếu kiện khiến chính quyền và cơ quan chức năng phải vào cuộc giải quyết.
![]() |
Công ty LDG dù chưa được cấp phép xây dựng, chưa được giao đất nhưng đã lừa bán nhà, biệt thự cho 359 khách hàng, thu lợi 533 tỷ đồng. Ảnh minh họa |
Trước đó ngày 19/2/2025, quan điểm trên được VKSND huyện Trảng Bom nêu trong cáo trạng truy tố ông Nguyễn Khánh Hưng (cựu chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư LDG) và Nguyễn Quốc Vy Liêm (46 tuổi, nguyên phó tổng giám đốc) về tội Lừa dối khách hàng.
Theo cáo trạng, mặc dù Dự án Khu dân cư Tân Thịnh (Công ty cổ phần đầu tư LDG làm chủ đầu tư) tại huyện Trảng Bom chưa hoàn tất thủ tục pháp lý về xây dựng, đất đai; nhà trong dự án chưa đủ điều kiện để đưa vào kinh doanh nhưng ông Hưng đã chỉ đạo Liêm ký hợp đồng nguyên tắc bán nhà cho khách hàng.
Tháng 5/2018 đến tháng 3/2020, Liêm với chức vụ Phó tổng giám đốc phụ trách Kinh doanh - tiếp thị của Công ty LDG đã ký 359 hợp đồng với khách hàng, thu về từ 25% đến 95% giá trị hợp đồng với số tiền hơn 533 tỷ đồng.
Nghiên cứu thực tế cho thấy trong một số lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh khác cũng xảy ra nhiều tình trạng gian dối, lừa dối khi bán hàng, quảng cáo không đúng, sai sự thật về thông tin chất lượng sản phẩm...
Hành vi gian dối trong hoạt động kinh doanh, bán sản phẩm không chỉ xảy ra ở một vài lĩnh vực mà còn diễn ra trên nhiều lĩnh vực với nhiều hình thức khác nhau. Trong đó phổ biến nhất là trong việc mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ với những hành vi gian dối như cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, giao hàng không đúng chất lượng cam kết, thậm chí gian dối về xuất xứ hàng hoá…
Để bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật cũng như bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng, người sử dụng dịch vụ, kiến nghị cơ quan chức năng cần có những biện pháp xử lý kiên quyết răn đe đối với những đối tượng có hành vi “lừa dối khách hàng”, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện những sai phạm để xử lý đúng theo quy định của pháp luật.
![]() Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa phát thông báo đề nghị tạm dừng lưu thông nhiều sản phẩm của của Công ty ... |
![]() Bảo hiểm xã hội (BHXH) Tp. Hà Nội mới đây đã công bố danh sách đơn vị sử dụng lao động chậm đóng BHXH, BHYT, ... |
![]() UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành nhiều quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty TNHH Một thành viên Cadivi Đồng Nai; ... |