Thứ hai 24/02/2025 19:23Thứ hai 24/02/2025 19:23 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

"Sức bật" mới cho lúa gạo Hà Nội

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Những năm qua, cơ giới hóa và giống lúa mới chất lượng cao được ngành nông nghiệp Hà Nội tích cực đưa vào sản xuất. Điều này giúp duy trì giá trị cao cho ngành hàng lúa gạo trong bối cảnh diện tích đất canh tác có xu hướng giảm dần.
Riêng trong vụ Xuân 2025, toàn thành phố Hà Nội tổ chức gieo cấy gần 80.000ha lúa - Ảnh minh họa.

Vụ Xuân 2025, nhiều địa phương trên địa bàn thành phố đã "phổ cập" các giống lúa mới tiên tiến, chất lượng. Các giống lúa được sử dụng nhiều nhất là J02, Đài Thơm 8, TBR225, HD11…

Trên bình diện toàn TP Hà Nội, việc chuyển đổi sản xuất lúa theo hướng hàng hóa thông qua sử dụng giống mới năng suất, chất lượng cũng đang được tích cực triển khai rộng khắp.

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội thông tin, riêng trong vụ Xuân 2025, toàn thành phố tổ chức gieo cấy gần 80.000ha lúa. Qua thống kê sơ bộ, tỷ lệ giống lúa thuần chất lượng cao đưa vào canh tác chiếm gần 82%. Con số này cũng có xu hướng tăng dần qua từng mùa vụ.

Cùng với việc khuyến khích đưa giống lúa mới năng suất, chất lượng vào canh tác, Hà Nội cũng đẩy mạnh các giải pháp nhằm thúc đẩy cơ giới hóa trong làm đất, gieo cấy, thu hoạch. Đặc biệt là sau khi HĐND TP Hà Nội ban hành Nghị quyết số 08/NQ-HĐND quy định một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, tỷ lệ cơ giới hóa đã tăng đáng kể.

Thực hiện Nghị quyết số 08/NQ-HĐND, nhiều huyện trên địa bàn thành phố đã có nhiều máy cấy 6 hàng, máy cấy 4 hàng. Diện tích gieo cấy bằng máy cấy mạ khay tăng dần qua các năm, đến vụ Xuân 2025 thì đã đạt khoảng 1.500ha.

Cùng với các huyện khác, các địa phương trên địa bàn Hà Nội cũng tích cực đưa Nghị quyết số 08/NQ-HĐND đi vào cuộc sống. Đến nay, khâu làm đất của Hà Nội đã gần như được cơ giới hóa hoàn toàn; khâu thu hoạch cũng đạt tỷ lệ ứng dụng cơ giới đến hơn 90%. Trong khi khâu gieo cấy, vẫn được xem là công đoạn khó cơ giới hóa, thì hiện cũng đã tăng 15% so với trước khi có Nghị quyết số 08/NQ-HĐND.

Sau hơn 1,5 năm được ban hành, Nghị Quyết số 08/NQ-HĐND đã đi vào thực tiễn một cách nhanh chóng và đạt hiệu quả, góp phần thay đổi phương thức canh tác truyền thống, nâng cao giá trị cho ngành hàng lúa gạo của Thủ đô.

Trong thời gian tới, Sở NN&PTNT Hà Nội sẽ tiếp tục phối hợp với các sở ngành, chính quyền địa phương, hợp tác xã lập hồ sơ mua sắm máy móc, trang thiết bị cơ giới để trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt; phối hợp với các tổ chức tín dụng hướng dẫn vay vốn ưu đãi để đẩy nhanh tỷ lệ áp dụng cơ giới vào sản xuất nông nghiệp.

Nhằm nâng cao hiệu quả canh tác lúa, đơn vị đang tiếp tục nghiên cứu nhân rộng những vùng sản xuất lúa hàng hóa, chất lượng cao theo hướng tập trung, quy mô lớn; áp dụng các quy trình canh tác hữu cơ, VietGAP. Đồng thời, tiếp tục xây dựng và quảng bá các chuỗi liên kết trong sản xuất - tiêu thụ, tạo đầu ra ổn định cho lúa gạo mang thương hiệu của Thủ đô.

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

Dù bán hay ăn người trồng rau màu hãy nói không với hóa chất độc hại

Dù bán hay ăn người trồng rau màu hãy nói không với hóa chất độc hại

Trong bối cảnh thực phẩm bẩn, rau quả nhiễm hóa chất độc hại đang trở thành mối lo ngại lớn cho sức khỏe cộng đồng, việc trồng rau màu sạch, nói không với hóa chất độc hại là một lựa chọn không thể bỏ qua. Trồng rau để bán hay để ăn, việc đảm bảo an toàn cho sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng là điều vô cùng quan trọng.
Nâng cao năng suất lúa xuân nhờ chăm sóc đúng cách

Nâng cao năng suất lúa xuân nhờ chăm sóc đúng cách

Thời tiết cuối tháng 2 và tháng 3/2025 được dự báo vẫn còn xuất hiện một số đợt không khí lạnh, gây ra nhiều ngày mưa nhỏ, mưa phùn, sương mù và ánh sáng yếu, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của lúa và các loại rau màu vụ xuân.
"Một hạt thóc vàng, chín giọt mồ hôi"

"Một hạt thóc vàng, chín giọt mồ hôi"

"Một hạt thóc vàng, chín giọt mồ hôi". Đây là một câu tục ngữ rất hay và ý nghĩa trong kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam, phản ánh nỗi vất vả của nghề nông, giá trị của lao động và sự quý trọng thành quả.
Quảng Ninh tăng tốc giao biển nuôi trồng thủy sản

Quảng Ninh tăng tốc giao biển nuôi trồng thủy sản

Sau thiệt hại nặng nề do bão số 3, Quảng Ninh đang nỗ lực khôi phục và phát triển ngành nuôi trồng thủy sản theo hướng chuyên nghiệp, bền vững. Các địa phương đang tăng tốc giao biển, hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất, đồng thời chuẩn bị cho các dự án nuôi biển công nghiệp quy mô lớn.
Nuôi cá sạch trên hồ Hòa Bình: Tiềm năng và thách thức

Nuôi cá sạch trên hồ Hòa Bình: Tiềm năng và thách thức

Hồ Hòa Bình, với diện tích mặt nước rộng lớn và nguồn nước sạch, là một trong những địa điểm lý tưởng để phát triển nuôi cá lồng. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng sản phẩm và phát triển bền vững, việc nuôi cá sạch trên hồ Hòa Bình là vô cùng quan trọng.
Vĩnh Long trỗi dậy: Nông nghiệp bứt phá, vươn tới tầm cao mới

Vĩnh Long trỗi dậy: Nông nghiệp bứt phá, vươn tới tầm cao mới

Vĩnh Long đang vươn mình mạnh mẽ trong lĩnh vực nông nghiệp, gặt hái nhiều thành công ấn tượng trong năm 2024 và đặt ra những mục tiêu đầy thách thức cho năm 2025.
Trồng rau sạch trong nhà phố lợi nhiều bề

Trồng rau sạch trong nhà phố lợi nhiều bề

Trồng rau trong thùng xốp tại các khu nhà phố đang trở thành một xu hướng phổ biến, đặc biệt là ở các đô thị lớn, nơi diện tích đất hạn hẹp và nhu cầu về nguồn rau sạch ngày càng tăng cao.
Biến đổi khí hậu, ngập mặn và hệ lụy

Biến đổi khí hậu, ngập mặn và hệ lụy

Ngập mặn là hiện tượng nước biển xâm nhập sâu vào đất liền, gây ra sự gia tăng nồng độ muối trong nước và đất. Đây là một vấn đề ngày càng nghiêm trọng do biến đổi khí hậu, nước biển dâng và các hoạt động của con người.
Khoái Châu đẩy mạnh sản xuất rau màu vụ xuân, nâng cao giá trị kinh tế

Khoái Châu đẩy mạnh sản xuất rau màu vụ xuân, nâng cao giá trị kinh tế

Huyện Khoái Châu (Hưng Yên) đang tập trung chỉ đạo sản xuất rau màu vụ xuân với kế hoạch gieo trồng 2.000 ha. Trọng tâm là nâng cao giá trị sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ.
Lạm dụng thuốc trừ sâu hóa học tiềm ẩn những nguy cơ khó lường

Lạm dụng thuốc trừ sâu hóa học tiềm ẩn những nguy cơ khó lường

Thuốc trừ sâu hóa học, với mục đích ban đầu là bảo vệ mùa màng khỏi sâu bệnh, đã và đang trở thành một vấn đề nhức nhối, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe con người và môi trường. Bên cạnh những lợi ích ngắn hạn về năng suất, việc lạm dụng thuốc trừ sâu đã dẫn đến những vụ việc đau lòng, những bi kịch cá nhân và cộng đồng, gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về sự cần thiết của việc sử dụng thuốc trừ sâu một cách có trách nhiệm và hướng tới các giải pháp bền vững hơn.
Thái Nguyên: Nỗ lực nâng cao chất lượng, chủ động nguồn cung giống vật nuôi

Thái Nguyên: Nỗ lực nâng cao chất lượng, chủ động nguồn cung giống vật nuôi

Với nhu cầu tiêu thụ trên 230 nghìn tấn thịt gia súc, gia cầm mỗi năm, Thái Nguyên đang nỗ lực nâng cao chất lượng và chủ động nguồn cung giống vật nuôi, đáp ứng nhu cầu chăn nuôi ngày càng tăng của người dân.
Thái Nguyên đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP

Thái Nguyên đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP

Thái Nguyên đang tích cực đẩy mạnh việc áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trong sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường và sức khỏe người tiêu dùng.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính