Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến - Ảnh: Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. |
Chia sẻ với báo chí,Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đánh giá, nhờ những biện pháp phòng, chống thiên tai quyết liệt, công tác ứng phó với bão Yagi và Trà Mi đã giúp giảm thiểu đáng kể các rủi ro. Đối với công tác ứng phó, Bộ NN-PTNT liên tục cập nhật dữ liệu về các vùng bị thiệt hại để đưa ra chỉ đạo, khuyến cáo phù hợp cho từng địa phương, nhằm nhanh chóng khôi phục sản xuất.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiếnc cho biết, cơn bão số 3 và hoàn lưu bão đã gây thiệt hại rất lớn đối với sản xuất nông nghiệp. Ước tính thiệt hại do bão và hoàn lưu bão khoảng 81.500 tỷ đồng, riêng ngành nông nghiệp bị thiệt hại khoảng 30.800 tỷ đồng, chiếm 38%.
Thực hiện Công điện số 100/CĐ-TTg ngày 27/9/2024 và Công điện số 108/CĐTTg ngày 18/10/2024 về việc tập trung chỉ đạo, triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 và mưa lũ, ngành nông nghiệp đang nỗ lực khôi phục sản xuất và tăng tốc sản xuất tại các địa phương không bị ảnh hưởng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai nhiều giải pháp quyết liệt và kịp thời.
Ngay sau bão, Bộ đã tổ chức nhiều hội nghị phục hồi sản xuất cho các lĩnh vực quan trọng như trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp.
Nhờ đó, 10 tháng, kết quả sản xuất nông nghiệp khá tích cực. Sản xuất lúa đạt 40,5 triệu tấn. Mục tiêu 43 triệu tấn lúa năm 2024 sẽ phải đạt được. Xuất khẩu gạo 10 tháng đạt gần 7,8 triệu tấn với 4,86 tỷ USD, tăng 10,2% về khối lượng và tăng 23,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
Gạo Việt Nam có thể yên tâm cạnh tranh sòng phẳng với các nước khác Tính chung 9 tháng năm 2024, lượng gạo xuất khẩu của cả nước đạt 6,96 triệu tấn, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước ... |
Kết hợp sản xuất hữu cơ với tín chỉ carbon thúc đẩy phát triển bền vững Việt Nam có tiềm năng lớn để tham gia vào thị trường tín chỉ carbon, đặc biệt thông qua sản xuất nông nghiệp hữu cơ. ... |
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ và công nghệ cao Sáng 21/10, Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc. Tạp chí điện tử Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam trân ... |
Cụ thể, ngành lâm nghiệp đã huy động nguồn cây giống để phục hồi 17.000ha rừng bị thiệt hại. Cục Lâm nghiệp cũng sớm ban hành công văn số 1339/LN-PTR hướng dẫn địa phương khắc phục thiệt hại về rừng. Trong đó, địa phương chủ động rà soát các nguồn giống, khả năng cung ứng cây giống và nhu cầu sử dụng để lập phương án sản xuất, hỗ trợ cây giống trồng lại rừng.
Đối với trồng trọt, các doanh nghiệp cam kết không tăng giá bán giống, vật tư nông nghiệp, hỗ trợ tối đa khôi phục sản xuất. Cục Trồng trọt cũng phối hợp với các doanh nghiệp khẩn trương cung cấp giống rau, giống lúa và vật tư cần thiết đến từng địa phương.
Trong lĩnh vực thủy sản, Bộ NN-PTNT đã chủ trì hội nghị khôi phục sản xuất tại Hải Phòng sau khi khảo sát tình hình thiệt hại tại các tỉnh ven biển. Cục trưởng Cục Thú y và Thủy sản đã trực tiếp đến Vân Đồn để khảo sát, hỗ trợ bà con.
Về chăn nuôi, các giống gia cầm như gà và thủy cầm đã được cung cấp kèm thức ăn để giúp bà con nông dân tái đàn nhanh chóng.
Đồng thời, Bộ NN-PTNT tích cực giải quyết các thủ tục hành chính khi doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, chủ hộ sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp đề xuất, đầu tư các dự án mới tại địa phương. Tuy nhiên, các dịch bệnh như tai xanh, lở mồm long móng, dịch tả lợn châu Phi, cúm gia cầm,... vẫn là nguy cơ lớn. Vì vậy, công tác vệ sinh phòng bệnh và an toàn sinh học phải được đặt lên hàng đầu, vừa là nhiệm vụ sau bão, vừa là yêu cầu trong hệ thống giải pháp chăn nuôi.
“Nhìn chung, công tác phục hồi sản xuất nông nghiệp đang được triển khai quyết liệt và hiệu quả, giúp ổn định sản xuất và đời sống cho người dân”, lãnh đạo Bộ NN-PTNT nhận xét.