Thứ tư 23/10/2024 16:50Thứ tư 23/10/2024 16:50 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Phát triển Nông nghiệp hữu cơ: Việt Nam cần linh hoạt, có chiến lược và lộ trình phù hợp

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Theo bà Từ Thị Tuyết Nhung, Uỷ viên Ban Thường vụ Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, nguyên Trưởng ban điều phối PGS Việt Nam, Việt Nam có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển Nông nghiệp hữu cơ, nhưng cần linh hoạt và có chiến lược, lộ trình phù hợp với thực tế.
Phát triển Nông nghiệp hữu cơ: Việt Nam cần linh hoạt, có chiến lược và lộ trình phù hợp
Bà Từ Thị Tuyết Nhung (thứ 2 từ phải sang) cùng đoàn VOAA và các doanh nghiệp Việt Nam đã có chuyến tham quan, học tập đến Australia hồi tháng 3/2024

Nông nghiệp hữu cơ đang ngày một lan toả khắp các tỉnh thành tại Việt Nam. Cụm từ “Hữu cơ” được nhắc đến thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như cuộc sống thường nhật. Lý do thật đơn giản, canh tác hữu cơ giúp bảo vệ Trái đất, bảo vệ môi trường sống sau nhiều năm bị tàn phá bởi việc lạm dụng thuốc hoá học trong canh tác, đồng thời các sản phẩm hữu cơ là thực phẩm sạch giúp con người tránh được rất nhiều bệnh tật.

Nhưng phát triển Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) tại Việt Nam như thế nào là cả một câu chuyện dài, bởi chúng ta đi sau thế giới rất nhiều năm. Để hiểu hơn về NNHC Việt Nam và có những thông tin hữu ích về Australia, quốc gia có nền nông nghiệp phát triển và diện tích NNHC lớn nhất thế giới, phóng viên Tạp chí Hữu cơ Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn bà Từ Thị Tuyết Nhung, Uỷ viên Ban Thường vụ Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam (VOAA), nguyên Trưởng ban điều phối PGS Việt Nam

PV: Tháng 3/2024 vừa qua, VOAA và các doanh nghiệp Việt Nam đã có chuyến tham quan, học tập đến Australia, quốc gia chiếm tới 70% diện tích đất NNHC của thế giới (53 triệu ha). Theo bà, sự khác biệt lớn nhất trong chiến lược phát triển NNHC giữa Việt Nam và Australia là gì?

Bà Từ Thị Tuyết Nhung: Australia là lục địa khô nhất trên trái đất và có những vùng đất phong hóa lâu đời nhất trên thế giới. Nằm ở bán cầu Nam, có mưa ít và khí hậu khô nóng, nên quanh năm thường xuyên xảy ra tình trạng khô hạn. Những điều kiện này đã gây ra cho ngành nông nghiệp tại Úc rất nhiều khó khăn và thách thức.

Từ những đặc điểm điều kiện thiên nhiên không mấy thuận lợi, có thể thấy sự phát triển của nền nông nghiệp Úc phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện chủ quan. Chính những công dân của nước Úc đã giúp nền nông nghiệp xứ sở chuột túi phát triển thành công, vươn lên đứng hàng đầu thế giới trong xuất khẩu các loại lương thực, thịt bò.

Về cơ bản, các chiến lược phát triển NNHC của Việt Nam hay Úc, hay các nước khác trên thế giới đều nhắm vào mục tiêu gia tăng giá trị sản phẩm, bảo vệ môi trường, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Ở Việt Nam, nông dân khi chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ được nhà nước hỗ trợ tập huấn và không mất chi phí chứng nhận ban đầu. Ở Úc, thực ra Chính phủ không can thiệp vào thị trường nông nghiệp hữu cơ. Chính các tổ chức tư nhân đã trở thành lực lượng quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ từ rất sớm.

Australian Organic Farming and Gardening Society - Hội làm vườn và canh tác hữu cơ (1944–1955); Living soil association of Tasmania - Hội đất sống Tasmania (1946-1960); Land Care - Chăm sóc đất (1950s) là những điển hình trong số các cộng đồng nông nghiệp hữu cơ được hình thành từ rất sớm.

Trong chuyến kết nối thương mại Việt - Úc tháng 3/2024, đoàn công tác Việt Nam được gặp gỡ Land Care, hiện vẫn duy trì hoạt động và lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng thúc đẩy sản xuất hữu cơ ở Úc. Điều đặc biệt phải kể đến, đó là ý thức tiêu dùng của người dân Úc rất cao vì sức khỏe và bảo vệ môi trường là động lực to lớn cho sự tăng trưởng nông nghiệp hữu cơ hàng năm ở nước này.

Chú trọng vào đất là những gì Chính phủ Úc ưu tiên. Một gói chính sách quan trọng trị giá 214,9 triệu USD chăm sóc đất quan trọng của Chính phủ Úc thực hiện Chiến lược Đất quốc gia (từ năm 2021-2041) được Bộ Nông nghiệp, Thủy sản và Lâm nghiệp Úc (DAFF) công bố. Sự phát triển liên tục của canh tác hữu cơ trên khắp nước Úc mang đến cơ hội kết hợp tầm nhìn và mục tiêu đã nêu của chiến lược này. Với ba mục tiêu lớn trong chiến lược:

Ưu tiên sức khỏe của đất

Trao quyền cho sự đổi mới và quản lý đất

Tăng cường kiến thức và năng lực về đất

Phát triển Nông nghiệp hữu cơ: Việt Nam cần linh hoạt, có chiến lược và lộ trình phù hợp
Các sản phẩm hữu cơ của Việt Nam đang nỗ lực để có được thị trường.

Các nhà sản xuất hữu cơ dựa vào chất lượng đất để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng do phân bón tổng hợp không được phép sử dụng trong sản xuất hữu cơ. Các nhà khai thác hữu cơ hoàn thành các mục tiêu của chiến lược đất thông qua các quy trình nông nghiệp tự nhiên cần thiết cho sản xuất hữu cơ như lớp phủ mặt đất, trồng cây che phủ, luân canh và tăng chất hữu cơ trong đất...

Họ ưu tiên sức khỏe của đất, phát triển các phương pháp đổi mới để duy trì quyền quản lý đất và giúp tăng cường hiểu biết về khả năng của đất trong điều kiện canh tác hữu cơ. Cộng đồng nông dân và các Hiệp hội tư nhân tin rằng cách tốt nhất là tích hợp canh tác hữu cơ vào chiến lược này. Điều này sẽ cho phép hiểu rõ những lợi ích của canh tác hữu cơ đối với chất lượng đất, từ đó sẽ cung cấp chất xúc tác cho các chính sách trong tương lai có lợi cho các nhà sản xuất hữu cơ, cũng như các nhà sản xuất phi hữu cơ muốn chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ ở Úc.

PV: Có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực NNHC và đi nhiều nước có nền NNHC lớn mạnh đi trước chúng ta một thời gian dài, theo bà chiến lược phát triển NNHC của Australia có phải là một hình mẫu để Việt Nam học tập?

Bà Từ Thị Tuyết Nhung: Không có một hình mẫu chung nào cho chiến lược phát triển NNHC. Chiến lược phải được xây dựng dựa trên điều kiện địa lý, kinh tế và văn hóa của một quốc gia, hay một địa phương. Nhưng có một đặc điểm chung của các chiến lược đều nhắm tới sức khỏe chung cho môi trường, cho con người, vật nuôi và sự bền vững của một xã hội. Tùy từng điều kiện của từng nước mà có những chiến lược riêng và lộ trình thực hiện với những hành động ưu tiên phù hợp.

Đối với Úc, một quốc gia có những điều kiện đất đai không thuận lợi, nông dân Úc đã có ý thức cao để bồi bổ và bảo vệ đất trong quá trình sản xuất. Chính phủ Úc ưu tiên tập trung gói hỗ trợ chiến lược Đất quốc gia và nông nghiệp hữu cơ chính là phương pháp tiếp cận thực hiện chiến lược.

Ở Việt Nam, là một nước nông nghiệp nằm trong vùng nhiệt đới nóng ẩm, có tính đã dạng sinh học cao được thiên nhiên ưu đãi thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

Mục tiêu trước mắt của đề án phát triển NNHC tại Việt Nam trong giai đoạn 2020-2030 là hình thành vùng sản xuất hữu cơ tập trung, ưu tiên lựa chọn các vùng có đủ điều kiện khí hậu đất đai phù hợp cho từng đối tượng để chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ và xây dựng các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, chế biến, kinh doanh các sản phẩm hữu cơ tại các vùng sản xuất tập trung để tạo ra hàng hóa quy mô lớn đối với các sản phẩm chủ lực. Việt Nam nên học tập cách ứng dụng công nghệ vào sản xuất và quản lý từ nước Úc. Một hình mẫu chiến lược bê vào áp dụng ở Việt nam là điều không thể.

Phát triển Nông nghiệp hữu cơ: Việt Nam cần linh hoạt, có chiến lược và lộ trình phù hợp

Đi nhiều và tiếp xúc với các đất nước có nền NNHC phát triển giúp bà Nhung có cái nhìn sâu sắc về thực trạng NNHC quốc tế

PV: Nông sản Hữu cơ Việt Nam đang gặp không ít trở ngại trong xuất khẩu, nhất là đến các thị trường khó tính như: EU, Mỹ, Nhật và cả Australia. Theo bà, việc tăng cường xúc tiến thương mại Hữu cơ 2 chiều Việt – Úc có phải là “giấy thông hành” để đưa nông sản Hữu cơ Việt đi khắp thế giới?

Bà Từ Thị Tuyết Nhung: Thị trường hữu cơ tại Úc gắn liền với các hoạt động sản xuất được kiểm định theo chuẩn hữu cơ bài bản và nghiêm túc. Đây cũng là điểm mạnh của ngành hữu cơ ở nước Úc. Điều đó chứng minh sự tăng trưởng của thị trường organic sẽ bền vững bởi chất lượng sản phẩm rất được chú trọng. Ý thức cao không chỉ ở người sản xuất mà cả người tiêu dùng, cùng với việc áp dụng máy móc công nghệ trong sản xuất và quản lý đã thúc đẩy nhanh chóng nông nghiệp hữu cơ ở quốc gia này.

Ngoài ra, nhu cầu xuất khẩu hữu cơ gia tăng nhanh chóng là nhân tố kích thích nền nông nghiệp hữu cơ phát triển, thu hút thêm nhiều hoạt động mở rộng sản xuất và đầu tư. Dự án MekongOrganic “Tăng cường thương mại và đầu tư nông nghiệp hữu cơ giữa Australia và Việt Nam” nói riêng và các hoạt động kết nối thương mại giữa 2 nước nói chung trong thời gian qua đã giúp các thương nhân Việt Nam đưa các sản phẩm vào thị trường Úc.

Đối với sản phẩm hữu cơ, việc tăng cường kết nối và các hoạt động xúc tiến thương mại chỉ là tạo điều kiện để các bên tiếp xúc, gặp gỡ, trao đổi tìm hiểu nhu cầu và năng lực của nhau. Để đưa được sản phẩm hữu cơ đáp ứng nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng của thị trường Úc, hay bất cứ thị trường quốc tế nào, giấy thông hành đầu tiên chính là giấy chứng nhận hữu cơ quốc tế được nước nhập khẩu chấp nhận, sau đó sẽ là các thủ tục khác được yêu cầu hoàn thành từ nhà nhập khẩu theo quy định của nước sở tại.

PV: Trân trọng cảm ơn bà!

Bài liên quan

HTX ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất hữu cơ

HTX ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất hữu cơ

Hướng đến sản xuất nông nghiệp bền vững, đáp ứng nhu cầu thị trường, huyện Sốp Cộp (tỉnh Sơn La) đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế, hỗ trợ các HTX ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất hữu cơ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ và công nghệ cao

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ và công nghệ cao

Sáng 21/10, Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc. Tạp chí điện tử Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn Báo cáo của Chính phủ do Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày tại phiên khai mạc Kỳ họp.
Nông nghiệp hữu cơ nổi bật trong tuần từ ngày 14/10 - 20/10

Nông nghiệp hữu cơ nổi bật trong tuần từ ngày 14/10 - 20/10

Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam hợp tác với Đức phát triển nền tảng học tập trực tuyến, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X khai mạc cùng nhiều sự kiện nổi bật trong tuần qua.
Hội thảo về canh tác cây sầu riêng tổ chức tại TP Cần Thơ thu hút nhiều nhà khoa học

Hội thảo về canh tác cây sầu riêng tổ chức tại TP Cần Thơ thu hút nhiều nhà khoa học

Ngày 17/10, Hội thảo với chủ đề "Những lưu ý trong sản xuất bền vững sầu riêng” được tổ chức tại Huyền Phong Điền, TP Cần Thơ đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà khoa học và bà con nông dân.
Hợp tác xã liên kết sản xuất, bao tiêu đầu ra sản phẩm ổn định cho người dân

Hợp tác xã liên kết sản xuất, bao tiêu đầu ra sản phẩm ổn định cho người dân

Hợp tác xã Nông lâm nghiệp Thổ Bình (huyện Lâm Bình, Tuyên Quang) thực hiện liên kết sản xuất, thu mua sản phẩm các hộ dân để vừa bao tiêu đầu ra ổn định cho người dân, vừa nâng tầm thương hiệu nông sản của địa phương.
Vinh danh những người hùng thầm lặng của nền nông nghiệp hữu cơ

Vinh danh những người hùng thầm lặng của nền nông nghiệp hữu cơ

Ủy ban Châu Âu vừa vinh danh 8 cá nhân và tổ chức xuất sắc với Giải thưởng Hữu cơ Châu Âu 2024, ghi nhận những đóng góp to lớn trong việc thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp hữu cơ.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Sóc Trăng: Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhờ nuôi tôm công nghệ cao

Sóc Trăng: Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhờ nuôi tôm công nghệ cao

Để đạt được kết quả tốt, lợi nhuận cao cho người nuôi thủy sản, các hợp tác xã, tổ hợp tác nuôi trồng thủy sản, trang trại nuôi tôm hộ gia đình đã áp dụng những mô hình nuôi tôm hiệu quả được ngành Nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng triển khai như nuôi tôm 2 giai đoạn, nuôi tôm sú lót bạt đáy có hố xi phông xử lý chất thải, nuôi tôm tuần hoàn khép kín và ứng dụng công nghệ cao…
Hướng phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững và hiệu quả

Hướng phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững và hiệu quả

Phát triển nông nghiệp trên cơ sở áp dụng những thành tựu của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hướng tới mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững hiện đang được tỉnh Kon Tum quan tâm triển khai thực hiện theo Quy hoạch thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến 2050; nông, lâm nghiệp được xác định là một trong những lĩnh vực quan trọng, trụ cột trong phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.
Khánh Hòa nỗ lực ứng dụng công nghệ vào chống khai thác IUU

Khánh Hòa nỗ lực ứng dụng công nghệ vào chống khai thác IUU

Nhằm đáp ứng các yêu cầu của Ủy ban Châu Âu trong công tác chống khai thác IUU, tỉnh Khánh Hòa đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào quản lý tàu cá và truy xuất nguồn gốc hải sản.
"Siêu" trung tâm dữ liệu đi vào hoạt động

"Siêu" trung tâm dữ liệu đi vào hoạt động

Trung tâm Dữ liệu vùng ĐBSCL chính thức vận hành, hứa hẹn thúc đẩy "đồng bằng thông minh" và phát triển hiệu quả cho vùng.
Lộ trình thực hiện chip công nghệ "Made in Vietnam"

Lộ trình thực hiện chip công nghệ "Made in Vietnam"

Việt Nam chính thức bước vào cuộc đua công nghệ bán dẫn toàn cầu với chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, tầm nhìn 2050.
Xanh SM trình làng nền tảng Bike Platform cho tài xế xe máy điện VinFast

Xanh SM trình làng nền tảng Bike Platform cho tài xế xe máy điện VinFast

GSM công bố ra mắt nền tảng kinh doanh chia sẻ Xanh SM Bike Platform dành riêng cho xe máy điện VinFast, với chính sách chia sẻ doanh số hấp dẫn bậc nhất thị trường lên tới 80%. Đây là bước đi chiến lược tiếp theo của Xanh SM nhằm mở rộng mạng lưới phục vụ khách hàng, đồng thời mở ra cơ hội vận doanh linh hoạt và sinh lời ổn định cho các chủ xe máy điện VinFast.
Đắk Nông: Tăng cường công tác cấp và quản lý mã số vùng trồng

Đắk Nông: Tăng cường công tác cấp và quản lý mã số vùng trồng

UBND tỉnh Đắk Nông vừa ban hành Kế hoạch triển khai cấp, quản lý mã vùng trồng trong sản xuất nông nghiệp đến năm 2030.
Ứng dụng công nghệ tiên tiến, tự động hóa các mô hình sản xuất nông nghiệp thông minh

Ứng dụng công nghệ tiên tiến, tự động hóa các mô hình sản xuất nông nghiệp thông minh

UBND tỉnh Gia Lai mới ban hành Văn bản số 2179/UBND-KGVX, chỉ đạo về việc triển khai, nhân rộng, chuyển giao kết quả nghiên cứu các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) trên địa bàn tỉnh.​
IoT & AI: Đột phá trong phòng chống thiên tai

IoT & AI: Đột phá trong phòng chống thiên tai

Thiên tai gây thiệt hại nặng nề tại Việt Nam, công nghệ IoT và AI trở thành giải pháp then chốt trong phòng chống và giảm nhẹ thiệt hại.
Ứng dụng khoa học công nghệ tăng giá trị trong sản xuất nông nghiệp - Bài 2

Ứng dụng khoa học công nghệ tăng giá trị trong sản xuất nông nghiệp - Bài 2

Ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp. Con số này cho thấy, sự đóng góp của khoa học công nghệ vào sự phát triển nông nghiệp của nước ta hiện vẫn còn hạn chế, trong khi các nước phát triển có mức đóng góp lên tới trên 50%.
Nông nghiệp và khoa học công nghệ không thể tách rời - Bài 1

Nông nghiệp và khoa học công nghệ không thể tách rời - Bài 1

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Để xây dựng bền vững “trụ đỡ” của nền kinh tế vai trò khoa học công nghệ đóng vai trò then chốt, nhất là khi nền nông nghiệp hướng tới phát triển tuần hoàn, hữu cơ,…
Lùi thời điểm tắt sóng 2G: Cơ hội cuối cho 3,4 triệu thuê bao

Lùi thời điểm tắt sóng 2G: Cơ hội cuối cho 3,4 triệu thuê bao

Bộ TT-TT quyết định lùi thời điểm tắt sóng 2G đến 15/10 để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục hậu quả thiên tai và hoàn tất chuyển đổi lên công nghệ mới.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính