Hướng dẫn, đôn đốc các địa phương khôi phục sản xuất, phát triển cây vụ Đông 2024 đảm bảo nguồn cung nông, lâm, thủy sản nhất là dịp Tết Nguyên đán - Ảnh minh họa. |
Theo đó, đối với UBND các huyện, thành phố, cần tập trung chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn khẩn trương rà soát, thống kê đầy đủ, chính sách thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp.
Chủ động hoàn thiện hồ sơ đề nghị hỗ trợ thiệt hại theo quy định tại Nghị định 02/2017/NĐ-CP, ngày 09/01/2017 về cơ chế chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Đề xuất nhu cầu, phương án hỗ trợ gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 15/10/2024.
Tập trung chỉ đạo, chủ động đẩy mạnh tổ chức sản xuất nông, lâm, thủy sản đặc biệt là đẩy mạnh sản xuất vụ Đông theo chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; hướng dẫn, hỗ trợ người dân triển khai các giải pháp phục hồi sản xuất, nhất là trồng trọt, thủy sản, chăn nuôi.
UBND tỉnh Ninh Bình yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão, phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh phương án hỗ trợ theo quy định; Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn tăng cường cử cán bộ đi cơ sở hướng dẫn, đôn đốc các địa phương khôi phục sản xuất, phát triển cây vụ Đông 2024 đảm bảo nguồn cung nông, lâm, thủy sản nhất là dịp Tết Nguyên đán.
[Longform] Ninh Bình phát triển nông nghiệp hữu cơ “tương sinh” với du lịch Với sự đồng lòng, quyết tâm của chính quyền cùng các tầng lớp nhân dân, nông nghiệp, nông thôn Ninh Bình đến nay đã có ... |
Ninh Bình bứt phá tăng trưởng Dù gặp nhiều thách thức, Ninh Bình vẫn quyết tâm hướng tới mục tiêu tăng trưởng 8%, dựa vào du lịch phát triển và nông ... |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo kiểm soát vật tư nông nghiệp đảm bảo chất lượng, giá cả phục vụ sản xuất, đồng thời tăng cường quản lý chất lượng nông, lâm thủy sản.
Tuyên truyền các doanh nghiệp, hợp tác xã trong và ngoài tỉnh hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp tăng cường liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, chủ động nguồn giống, vật tư đầu vào, ký kết bao tiêu sản phẩm đầu ra cho bà con nông dân.
Sở Công Thương, Cục Quản lý thị trường tỉnh theo dõi sát tình hình, diễn biến nguồn cung, giá cả các mặt hàng nông sản; kịp thời triển khai ngay các biện pháp điều tiết, đảm bảo nguồn cung, kiểm soát giá cả, hàng kém chất lượng, lợi dụng thiên tai, bão lũ để trục lợi. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm soát chặt chẽ chất lượng hàng hoá, vật tư nông nghiệp. Không để tình trạng đầu cơ, trục lợi bất chính, thao túng tăng giá đột biến ảnh hưởng đến đời sống của người dân.