Thứ năm 03/04/2025 05:38Thứ năm 03/04/2025 05:38 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Ngành nông nghiệp ở Đồng Tháp bứt phá trong quá trình chuyển đổi số

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Các cơ quan, địa phương ở Đồng Tháp đang tích cực áp dụng công nghệ số và dữ liệu số trong nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, tập trung vào chuyển đổi số trong nông nghiệp, y tế, giáo dục và đào tạo, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và cải thiện đời sống của người dân.
Ngành nông nghiệp ở Đồng Tháp bứt phá trong quá trình chuyển đổi số
Ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đã tích cực triển khai chuyển đổi số.

Sau khi Đề án chuyển đổi số của tỉnh Đồng Tháp được phê duyệt, ngành nông nghiệp đã triển khai Đề án Chuyển đổi số trong ngành, kết hợp với các đơn vị liên quan để tổ chức tập huấn và triển khai các phần mềm cơ sở dữ liệu về sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn. Đồng thời, đã triển khai phần mềm số hóa để hỗ trợ Chương trình OCOP và tham gia vào các sàn thương mại điện tử như Postmar và Voso. Đặc biệt, đã triển khai thành công nền tảng chuyển đổi số nông nghiệp trên toàn tỉnh. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp đã chủ động phối hợp với các sở, ngành, các đơn vị liên quan, nghiên cứu đưa nền tảng chuyển đổi số ngành nông nghiệp vào hoạt động.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), việc triển khai Đề án Chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp đã vượt qua 5/12 chỉ tiêu quan trọng. Trong lĩnh vực chính quyền số, 100% cơ sở dữ liệu liên quan đến ngành nông nghiệp (bao gồm cả tuyến tỉnh, huyện và xã) đã được số hóa và cung cấp dữ liệu mở để phục vụ cộng đồng và phát triển kinh tế - xã hội. Tất cả văn bản giao tiếp qua mạng đều được chuyển đổi thành văn bản điện tử, được ký số bởi chữ ký số đáng tin cậy, trừ trường hợp văn bản mật theo quy định pháp luật.

Ngoài ra, việc hoàn thiện cơ sở dữ liệu về sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn, cùng với tích hợp hệ thống cơ sở dữ liệu số từ cấp tỉnh đến xã, đã được triển khai thành công thông qua phát triển hệ thống phần mềm và ứng dụng thiết bị thông minh. Điều này đã giúp quản lý ngành nông nghiệp theo hướng số và thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp số, sẵn sàng tích hợp vào hệ thống dữ liệu cả tỉnh và quốc gia.

Đến tháng 5/2024, tỉnh Đồng Tháp đã ghi nhận tổng cộng 1.270 khu vực trồng cây (bao gồm xoài, lúa, chanh, sầu riêng, ớt...) với tổng diện tích trên 114.110ha, được phân biệt thông qua việc cấp mã số. Mã số vùng trồng không chỉ đóng vai trò là một "bản đồ định danh" cho từng khu vực trồng cây, mà còn giúp theo dõi quá trình sản xuất, kiểm soát chất lượng sản phẩm, và đảm bảo nguồn gốc của nông sản. Việc này làm tăng tính minh bạch và đáng tin cậy khi đưa nông sản ra thị trường, đồng thời phòng tránh việc sản phẩm được trộn lẫn với sản phẩm từ các vùng trồng khác.

Đạt được mã số vùng trồng không chỉ là một bước quan trọng trong quá trình phát triển nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp mà còn là cơ sở vững chắc cho việc tiếp cận thị trường quốc tế của nông sản. Ông Bùi Văn Khuýt, Chủ tịch UBND xã Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, nhấn mạnh: "Quy trình để có được mã số vùng trồng là một chuỗi công việc rất chặt chẽ, từ quản lý diện tích canh tác, điều kiện canh tác, đến các quy định về vệ sinh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đều phải đáp ứng được yêu cầu nghiêm ngặt của thị trường xuất khẩu. Hiện nay, xã Gáo Giồng đã có 10 mã số vùng trồng, với tổng diện tích trên 3.000ha, tập trung chủ yếu vào việc trồng lúa và ớt."

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục đề xuất UBND tỉnh phối hợp với Bộ NN&PTNT để báo cáo kết quả triển khai thí điểm nền tảng dữ liệu số về nông nghiệp, và kiến nghị việc chấp nhận khung kiến trúc của nền tảng này có khả năng mở rộng ra các khu vực khác. Đồng thời, công tác hoàn thiện tính năng của nền tảng dữ liệu số về nông nghiệp tỉnh sẽ tiếp tục được ưu tiên, giúp người dân và doanh nghiệp có thể dễ dàng truy cập và sử dụng thông tin trong quá trình sản xuất và kinh doanh.

Bài liên quan

Gia Lai: Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, nâng tầm giá trị nông sản

Gia Lai: Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, nâng tầm giá trị nông sản

Gia Lai đang chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ của ngành nông nghiệp nhờ đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và chế biến. Điều này không chỉ giúp nâng cao năng suất, chất lượng nông sản chủ lực mà còn mở ra hướng đi bền vững, hiệu quả cho người nông dân.
Hải Phòng: Khắc phục tình trạng đất nông nghiệp bị bỏ hoang

Hải Phòng: Khắc phục tình trạng đất nông nghiệp bị bỏ hoang

Thành phố Hải Phòng quyết tâm cao độ để không chỉ khôi phục diện tích đất nông nghiệp bỏ hoang mà còn mang lại giá trị kinh tế cho nông dân.
Bình Định: Tổ chức Diễn đàn Khởi nghiệp sáng tạo quốc gia lần thứ 6

Bình Định: Tổ chức Diễn đàn Khởi nghiệp sáng tạo quốc gia lần thứ 6

Ngày 27/3, tỉnh Bình Định phối hợp với Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia tổ chức Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025. Đây là sự kiện quan trọng nhằm cụ thể hóa việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Quảng Ninh: Phục hồi sản xuất trồng trọt năm 2025

Quảng Ninh: Phục hồi sản xuất trồng trọt năm 2025

Trong quý I năm 2025, tỉnh Quảng Ninh nỗ lực, quyết tâm triển khai thực hiện nhiệm vụ, sản xuất trồng trọt trên địa bàn toàn tỉnh nhanh chóng phục hồi với những tín hiệu tích cực.
Nâng cao năng lực khoa học công nghệ, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Nâng cao năng lực khoa học công nghệ, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy nhấn mạnh trong năm 2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ tập trung vào việc nâng cao năng lực khoa học công nghệ, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, phát triển tài nguyên số.
Nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chậm đóng bảo hiểm

Nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chậm đóng bảo hiểm

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Tp. Hà Nội mới đây đã công bố danh sách đơn vị sử dụng lao động chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN từ 1 tháng trở lên trên địa bàn TP tháng 2/2025 (số liệu tính đến hết ngày 28/2/2025 theo C12-TS lấy ngày 5/3/2025).

CÁC TIN BÀI KHÁC

Kinh tế trang trại Đồng Nai: Động lực tăng trưởng và xu hướng sản xuất hàng hóa lớn

Kinh tế trang trại Đồng Nai: Động lực tăng trưởng và xu hướng sản xuất hàng hóa lớn

Gần 1.300 trang trại đa dạng, tiên phong công nghệ, kinh tế trang trại Đồng Nai khẳng định vai trò trụ cột, thúc đẩy sản xuất hàng hóa lớn và tăng trưởng nông nghiệp.
Long Khánh đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể

Long Khánh đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể

Thành phố Long Khánh (Đồng Nai) đang đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể với nhiều hình thức đa dạng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Sóc Trăng: Nông nghiệp chuyển mình nhờ khoa học công nghệ và chuyển đổi số

Sóc Trăng: Nông nghiệp chuyển mình nhờ khoa học công nghệ và chuyển đổi số

Sóc Trăng, vựa lúa của Đồng bằng sông Cửu Long, đang chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ của ngành nông nghiệp nhờ ứng dụng khoa học công nghệ và chuyển đổi số. Từ những cánh đồng lúa thơm ST trĩu hạt đến những ao tôm công nghệ cao, Sóc Trăng đang dần khẳng định vị thế của một nền nông nghiệp hiện đại, bền vững.
Bình Phước: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP, hướng tới nền nông nghiệp số hóa

Bình Phước: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP, hướng tới nền nông nghiệp số hóa

Nhằm nâng cao chất lượng và số lượng sản phẩm OCOP (Mỗi xã một sản phẩm), tỉnh Bình Phước đang tích cực triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển, đặc biệt chú trọng đến việc ứng dụng công nghệ 4.0 và chuyển đổi số trong nông nghiệp.
Hướng đi mới cho nông nghiệp: Phát triển dược liệu kết hợp chuyển đổi số

Hướng đi mới cho nông nghiệp: Phát triển dược liệu kết hợp chuyển đổi số

Nhận thấy tiềm năng từ cây dược liệu, nhiều địa phương đã mạnh dạn đầu tư, kết hợp mô hình sản xuất hữu cơ và chuyển đổi số để nâng cao giá trị sản phẩm, mở ra hướng phát triển kinh tế bền vững cho người nông dân.
Nông nghiệp TP.HCM: Bước tiến công nghệ, mục tiêu "xanh" 85%

Nông nghiệp TP.HCM: Bước tiến công nghệ, mục tiêu "xanh" 85%

Trước áp lực đô thị hóa, TP.HCM đang chuyển mình mạnh mẽ sang mô hình nông nghiệp công nghệ cao, đặt mục tiêu đạt tỷ trọng 85% giá trị sản xuất vào năm 2030. Từ "nhà máy thực vật" hiện đại đến chuyển đổi số toàn diện, thành phố đang kiến tạo một nền nông nghiệp đô thị bền vững, hiệu quả.
Nông dân Nam Định đổi mới nông nghiệp nhờ khoa học công nghệ

Nông dân Nam Định đổi mới nông nghiệp nhờ khoa học công nghệ

Nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cũng như giá trị trong sản xuất nông nghiệp, các cấp Hội Nông dân (HND) trong tỉnh đã vận động, khuyến khích hội viên mạnh dạn ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất với những mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Thanh Miện dẫn đầu cơ giới hóa sản xuất lúa

Thanh Miện dẫn đầu cơ giới hóa sản xuất lúa

Vụ chiêm xuân năm nay, huyện Thanh Miện đã đạt được những kết quả ấn tượng trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trong việc ứng dụng cơ giới hóa và tích tụ ruộng đất.
Kiên Giang: Hình thành vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp

Kiên Giang: Hình thành vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp

Kiên Giang đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu xây dựng vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp, hướng tới nền sản xuất nông nghiệp tiên tiến, hiện đại và bền vững.
Nông nghiệp đô thị tại TP.HCM: Tiềm năng lớn, chờ đột phá

Nông nghiệp đô thị tại TP.HCM: Tiềm năng lớn, chờ đột phá

Nông nghiệp đô thị đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực, tạo cảnh quan xanh và phát triển bền vững cho các thành phố lớn. Tại TP.HCM, mô hình này đang phát triển đa dạng với nhiều sáng kiến độc đáo.
Trà Vinh: Nông nghiệp chuyển mình nhờ liên kết và công nghệ

Trà Vinh: Nông nghiệp chuyển mình nhờ liên kết và công nghệ

Trà Vinh đang đẩy mạnh liên kết sản xuất và ứng dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp, nhằm nâng cao giá trị nông sản, ổn định đầu ra và phát triển bền vững.
Giồng Riềng tiên phong ứng dụng công nghệ 3D trong nông nghiệp

Giồng Riềng tiên phong ứng dụng công nghệ 3D trong nông nghiệp

Chiều 19/2, UBND huyện Giồng Riềng đã chính thức công bố Cổng 3D nông nghiệp huyện. Đây là huyện đầu tiên trong tỉnh Kiên Giang ứng dụng công nghệ số vào lĩnh vực nông nghiệp, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quá trình chuyển đổi số của ngành.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính