Thứ bảy 19/04/2025 14:56Thứ bảy 19/04/2025 14:56 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Nâng cao quản trị đô thị hiện đại, văn minh, chú trọng lợi ích cộng đồng

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Ngày 12/4/2025, Phó Chủ tịch UBND thành phố Huế Hoàng Hải Minh đã ký Quyết định số 39/2025/QĐ-UBND về việc Quy định thời gian hoạt động của xe vệ sinh môi trường, xe ô tô chở vật liệu xây dựng, phế thải rời trên địa bàn thành phố. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 24/4/2025.
Nâng cao quản trị đô thị hiện đại, văn minh, chú trọng lợi ích cộng đồng
Thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP. Huế. (Ảnh: Song Văn)

Thời gian được phép hoạt động của xe vệ sinh môi trường

Theo Quyết định số 39/2025/QĐ-UBND của UBND TP. Huế ban hành ngày 12/4/2025, các phương tiện phục vụ công tác vệ sinh môi trường, được phép hoạt động trong khung giờ từ 20h00 tối hôm trước đến 6h00 sáng hôm sau trên các tuyến đường thuộc khu vực đô thị. Đây là khoảng thời gian ít lưu lượng giao thông, giúp việc dọn dẹp được thực hiện hiệu quả hơn mà không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và di chuyển của người dân.

Đối với các tuyến đường nằm ngoài khu vực đô thị, các phương tiện vệ sinh môi trường vẫn được phép hoạt động liên tục 24/24h. Sự linh hoạt này nhằm đảm bảo việc duy trì vệ sinh ở các vùng ven đô thị, nơi thường xuyên có hoạt động sản xuất, kinh doanh liên tục.

Trong các trường hợp đặc biệt cần phải vận hành xe vệ sinh môi trường ngoài khung giờ quy định ở khu vực đô thị, đơn vị vận hành phải có văn bản đề nghị và được cấp phép từ cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật hiện hành. Điều này vừa đảm bảo quản lý chặt chẽ, vừa tạo cơ chế linh hoạt để đáp ứng các tình huống cấp thiết.

Điều chỉnh thời gian lưu thông của xe chở vật liệu xây dựng và xe chở phế thải

Đối với xe ô tô chở vật liệu xây dựng và phế thải rời, UBND thành phố Huế quy định hạn chế hoạt động trong các khung giờ cao điểm tại khu vực đô thị. Cụ thể, các phương tiện này không được phép hoạt động trong ba khung giờ cao điểm sau: Buổi sáng: từ 6h00 đến 8h00; Buổi trưa: từ 11h30 đến 13h00; Buổi chiều tối: từ 16h30 đến 20h00.

Đây là các thời điểm có mật độ lưu thông dày đặc, học sinh đến trường, người lao động đi làm hoặc tan ca. Việc hạn chế các loại phương tiện này di chuyển trong các khung giờ này nhằm tránh tắc nghẽn và giảm thiểu rủi ro tai nạn giao thông.

Nâng cao quản trị đô thị hiện đại, văn minh, chú trọng lợi ích cộng đồng
Việc hạn chế các loại phương tiện này di chuyển trong các khung giờ cao điểm góp phần tránh tắc nghẽn và giảm thiểu rủi ro tai nạn giao thông. (Ảnh: Q. Nhật)

Ngoài ra, các phương tiện phục vụ các công trình xây dựng trọng điểm như đường giao thông, hạ tầng kỹ thuật, hệ thống điện - nước, công trình dân sinh cấp thiết,… vẫn có thể được phép hoạt động trong giờ cấm nếu được cơ quan chức năng xem xét và cấp phép cụ thể. Điều này đảm bảo tiến độ các dự án thiết yếu không bị gián đoạn, đồng thời vẫn giữ nguyên nguyên tắc quản lý nghiêm ngặt với các loại xe có nguy cơ ảnh hưởng lớn đến trật tự giao thông.

Tại các tuyến đường nằm ngoài khu vực đô thị, xe chở vật liệu và xe chở phế thải vẫn được phép lưu thông cả ngày lẫn đêm, không bị giới hạn thời gian, giúp duy trì hoạt động xây dựng và vận chuyển tại những khu vực này không bị ảnh hưởng.

Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm và đảm bảo tính thực thi

Bên cạnh việc ban hành quy định, UBND Tp. Huế yêu cầu các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Đặc biệt, công an giao thông, thanh tra giao thông và các cơ quan chức năng được giao nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ để triển khai công tác một cách hiệu quả.

Chính quyền thành phố cũng khuyến khích người dân phản ánh các trường hợp, phương tiện vi phạm giờ giấc hoạt động hoặc gây ô nhiễm, mất an toàn giao thông thông qua các kênh tiếp nhận thông tin của địa phương như đường dây nóng, ứng dụng đô thị thông minh (HueS) hoặc qua tổ dân phố…

Song song đó, các doanh nghiệp vận tải, đơn vị vệ sinh môi trường, nhà thầu xây dựng cần chủ động sắp xếp lại lịch trình hoạt động, điều chỉnh kế hoạch vận hành phù hợp với khung giờ được phép, tránh để bị xử phạt do vi phạm quy định mới. Thành phố Huế cũng khuyến khích áp dụng giải pháp công nghệ như định vị GPS, nhật ký vận hành tự động để hỗ trợ kiểm soát hiệu quả hơn.

Hướng đến mục tiêu xây dựng đô thị xanh - sạch - đẹp

Nâng cao quản trị đô thị hiện đại, văn minh, chú trọng lợi ích cộng đồng
Thành phố Huế được vinh danh là "Thành phố xanh quốc gia" từ năm 2016. (Ảnh: Lê Hoàng)

Quy định mới này là một phần trong định hướng phát triển đô thị bền vững của thành phố Huế, hướng tới xây dựng đô thị có bản sắc, thông minh, thích ứng, xanh, sạch, đẹp, an toàn và bền vững, lấy con người làm trung tâm, lấy môi trường sống làm nền tảng. Trong bối cảnh Huế đang chuyển mình mạnh mẽ với hàng loạt dự án hạ tầng, chỉnh trang đô thị, việc tổ chức giao thông một cách khoa học, bài bản và linh hoạt là hết sức cần thiết.

Việc điều chỉnh thời gian hoạt động của xe vệ sinh và các xe vận tải không chỉ mang tính kỹ thuật, mà còn nâng cao quản trị đô thị hiện đại, văn minh, đặt lợi ích cộng đồng lên hàng đầu./.

Nang-cao-quan-tri-do-thi-hien-dai

Bài liên quan

Đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa lũ

Đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa lũ

Hướng dẫn người dân thực hiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, nhà cửa ngay sau khi nước rút, đảm bảo nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó; tổ chức phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại khu vực có nguy cơ sau khi đã thực hiện vệ sinh môi trường.

CÁC TIN BÀI KHÁC

6 nội dung tuyên truyền trọng tâm về nông nghiệp và môi trường năm 2025

6 nội dung tuyên truyền trọng tâm về nông nghiệp và môi trường năm 2025

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa ban hành Công văn số 793/BNNMT-VP về định hướng tuyên truyền, truyền thông về nông nghiệp và môi trường năm 2025.
Đắk Lắk đẩy mạnh đảm bảo ATTP và phát triển thị trường nông sản

Đắk Lắk đẩy mạnh đảm bảo ATTP và phát triển thị trường nông sản

Trước yêu cầu ngày càng cao về chất lượng nông sản và sự khắt khe của các thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế, tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Kế hoạch hành động năm 2025 nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP), đẩy mạnh chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản. Kế hoạch này cụ thể hóa các chỉ đạo của Trung ương, hướng đến mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững.
Trình Quốc hội tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết 2030

Trình Quốc hội tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết 2030

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, ngày 15/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết về kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp được quy định tại Nghị quyết số 55/2010/QH12 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 28/2016/QH14 và Nghị quyết số 107/2020/QH14.
Hỗ trợ hội viên nông dân sản xuất kinh doanh giỏi

Hỗ trợ hội viên nông dân sản xuất kinh doanh giỏi

Từ đầu năm đến nay, Hội Nông dân các cấp của tỉnh An Giang đã tích cực phát huy vai trò hỗ trợ nông dân, tăng cường công tác tuyên truyền, định hướng giúp nông dân tích cực tham gia phát triển sản xuất và các phong trào tại địa phương.
Đắk Nông: Huyện Tuy Đức thực hiện hiệu quả chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững

Đắk Nông: Huyện Tuy Đức thực hiện hiệu quả chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững

UBND huyện Tuy Đức (Đắk Nông) vừa tổ chức hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình, dự án lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 - 2025, đề xuất Chương trình phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2026 - 2030.
2,1 triệu thửa đất nông nghiệp tại Hải Dương sắp được cấp giấy chứng nhận

2,1 triệu thửa đất nông nghiệp tại Hải Dương sắp được cấp giấy chứng nhận

Dự kiến khối lượng đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương là gần 2,1 triệu thửa, tổng diện tích 119.385,53 ha.
KonTum: Đẩy mạnh, phát triển rau xứ lạnh

KonTum: Đẩy mạnh, phát triển rau xứ lạnh

UBND huyện Kon Plông (Kon Tum) vừa ban hành văn bản số 378/UBND-VP, thể hiện quyết tâm đẩy mạnh phát triển rau xứ lạnh trên địa bàn thị trấn Măng Đen và xã Măng Cành. Đây là một bước tiến quan trọng nhằm khai thác tiềm năng nông nghiệp của vùng, đồng thời nâng cao đời sống kinh tế cho người dân địa phương, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số.
Bình Phước: Quyết tâm phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Bình Phước: Quyết tâm phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

UBND tỉnh Bình Phước vừa ban hành Kế hoạch số 112/KH-UBND, chính thức khởi động đợt 1 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) trên địa bàn tỉnh trong năm 2025. Kế hoạch này thể hiện quyết tâm cao của tỉnh trong việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số, đồng thời góp phần vào sự phát triển bền vững của địa phương.
Những “mái ấm nông dân” đầy ắp nghĩa tình

Những “mái ấm nông dân” đầy ắp nghĩa tình

Nhằm hướng đến mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong năm 2025, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh Quảng Ngãi sẽ trực tiếp và phối hợp tham gia hỗ trợ xóa 1.000 căn nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo ở các địa phương trên địa bàn.
Triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

Triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 31/CĐ-TTg ngày 4/4/2025 về việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.
VCCI và AmCham cùng đề nghị Hoa Kỳ hoãn áp thuế đối ứng với Việt Nam

VCCI và AmCham cùng đề nghị Hoa Kỳ hoãn áp thuế đối ứng với Việt Nam

Trong bức thư được gửi đi ngày 5/4/2025, lãnh đạo của hai tổ chức VCCI và AmCham bày tỏ quan ngại sâu sắc trước tuyên bố về việc áp dụng thuế đối ứng của Tổng thống Trump. Thư nhấn mạnh rằng, nếu được thực hiện, các mức thuế mới cao bất ngờ này sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của các doanh nghiệp hội viên và người tiêu dùng, cũng như ảnh hưởng đến mối quan hệ thương mại song phương.
Đầu tư hơn 120 tỷ đồng cho nhiều dự án nông nghiệp ở Hải Dương

Đầu tư hơn 120 tỷ đồng cho nhiều dự án nông nghiệp ở Hải Dương

Tổng mức đầu tư cho 5 dự án hơn 120,7 tỷ đồng, thực hiện từ năm 2024 - 2026 do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện làm chủ đầu tư.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính