![]() |
Thời tiết vụ xuân có nhiềuảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của lúa và các loại rau màu - Ảnh minh họa. |
Thời tiết cuối tháng 2 và tháng 3/2025 được dự báo vẫn còn xuất hiện một số đợt không khí lạnh, gây ra nhiều ngày mưa nhỏ, mưa phùn, sương mù và ánh sáng yếu, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của lúa và các loại rau màu vụ xuân. Để tập trung chăm sóc lúa mới cấy, sạ và cây màu vụ xuân, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đưa ra một số đề nghị nhằm giúp người nông dân có thể nâng cao năng suất lúa xuân.
Đối với lúa, việc duy trì mực nước đóng vai trò quan trọng. Cần thường xuyên duy trì mực nước nông trong ruộng lúa cấy; không để ngập úng hoặc khô hạn đối với những diện tích lúa sạ.
Bón thúc kịp thời cho lúa theo nguyên tắc “nặng đầu - nhẹ cuối”, bón phân cân đối; chú ý bón bổ sung đủ phân bón lót cho những diện tích còn thiếu, nhất là phân lân; tuyệt đối không bón đạm lai rai. Cần khẩn trương bón thúc lần 1 cho những diện tích lúa đã cấy từ 10-12 ngày, lượng phân đạm được bón tập trung chủ yếu cho lần thúc 1 để hạn chế sâu bệnh, đặc biệt là bệnh bạc lá lúa và đốm sọc vi khuẩn.
Đảm bảo bón đủ 20-25kg phân lân/sào; những diện tích bón lót chưa đủ 20-25 kg/sào cần bón bổ sung lân ở lần bón thúc 1. Đối với lúa lai cần đảm bảo lượng bón 10-12kg phân đạm urê/sào (các địa phương phía Nam tỉnh bón 12 kg/sào, phía Bắc tỉnh bón 10 kg/sào), lúa thuần từ 8-10 kg/sào (phía Nam tỉnh bón 10 kg/sào, phía Bắc tỉnh bón 8 kg/sào) và bón 5-6kg phân kali/sào.
Về công tác thủy lợi, các đơn vị liên quan cần tổ chức tốt công tác tạo nguồn và điều tiết nước phục vụ chăm sóc lúa, màu vụ xuân, nhất là ở những chân ruộng cao; có phương án dự trữ nước trong hệ thống kênh mương.1
Để phòng trừ sâu bệnh, cần thực hiện tốt các biện pháp, nhất là bệnh đạo ôn lá và bệnh lùn sọc đen trên lúa theo hướng dẫn chuyên ngành bảo vệ thực vật, trước mắt cần làm tốt công tác giám sát mật độ rầy, thu2 thập, giám định vi-rút lùn sọc đen, tập trung diệt chuột, cỏ dại và ốc bươu vàng.
Đối với rau màu, cần xới nhẹ, phá váng, làm cỏ, chú ý phun phòng bệnh lở cổ rễ trên cây lạc bằng thuốc có hoạt chất Hexaconazole và các loại thuốc có hoạt chất Moren 25WP, Kasumin 2L, Amista top 325 SC…