Thứ năm 09/01/2025 23:42Thứ năm 09/01/2025 23:42 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Kon Tum: Xây dựng làng tái định cư Tu Thó thành Làng du lịch cộng đồng

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Ông Võ Trung Mạnh, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum thông tin về việc xây dựng Làng Tái định cư Tu Thó thành Làng du lịch cộng đồng.
Kon Tum: Xây dựng làng tái định cư Tu Thó thành Làng du lịch cộng đồng
Một góc làng tái định cư Tu Thó

Làng tái định cư Tu Thó chờ “cất cánh” nhờ du lịch cộng đồng

Sau 3 lần di dời, người dân thôn Tu Thó đã chuyển về nơi tái định cư mới, cuộc sống khởi sắc lên từng ngày. Người dân đã trồng dược liệu, trồng rừng, liên kết làm du lịch. Tín hiệu vui là Thu Thó đã được công nhận làng du lịch cộng đồng, mở ra hướng phát triển mới, giúp đồng bào vươn lên làm giàu.

Khu tái định cư thôn Tu Thó (xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) xây dựng cách đây khoảng 5 năm trước, nhằm đưa các hộ dân đồng bào Xơ Đăng ở vùng có nguy cơ sạt lở về định cư. Việc đầu tư khu tái định cư đã mang lại hiệu quả to lớn khi giúp dân an cư, đời sống không ngừng nâng cao.

Kon Tum: Xây dựng làng tái định cư Tu Thó thành Làng du lịch cộng đồng
Làng tái định cư Tu Thó được chọn làm nơi tổ chức 2 sự kiện quan trọng là Hội thi Ẩm thực quốc tế, xác lập kỷ lục Việt Nam các món ăn được chế biến từ sâm dây và Hội thảo sâm Ngọc Linh – sâm Việt Nam nhìn từ góc độ lịch sử, khoa học và thực tiễn

Ghi nhận thực tế, tại khu tái định cư này, đường sá rộng rãi, hạ tầng được đầu khang trang, cây xanh bao phủ khắp làng. Quanh nhà dân là những vườn cà phê xứ lạnh phát triển tốt tươi. Những vạt rừng thông xanh ngắt phủ rợp bầu trời. Khắp các tuyến đường bê tông dẫn vào nhà dân, cờ đỏ bay phấp phới. Trẻ con mặc áo mới nô đùa bên đường. Càng đi sâu vào làng, những căn nhà được thiết kế tuyệt đẹp phục vụ khách nghỉ dưỡng dần lộ ra. Các căn nhà này có view hướng ra đồi, từ đây có thể ngắm nhìn những đồi săn mây, những vườn hoa hồng Bulgaria. Những cánh rừng thông mọc tít trên các quả đồi.

Men theo những con đường mòn là những khu vườn dược liệu quý được người dân trồng dưới tán rừng già cổ thụ. Từng tốp người dân dẫn nhau lên núi chăm sóc vườn sâm. Khuôn mặt rạng rỡ vì dược liệu được giá, giúp họ có điều kiện đón tết. Đồng bào Xơ Đăng còn sôi nổi bàn tán chuyện ra năm vay vốn mở rộng đầu tư trồng dược liệu và liên kết làm du lịch để nâng cao đời sống. Nhiều đoàn khách du lịch đặt chân đến tham quan, họ say sưa chụp ảnh thiên nhiên, hoà mình vào không khí trong lành.

Kon Tum: Xây dựng làng tái định cư Tu Thó thành Làng du lịch cộng đồng
Việc đầu tư khu tái định cư đã mang lại hiệu quả to lớn khi giúp dân an cư, đời sống không ngừng nâng cao

Anh A Dâm (thôn Tu Thó) cho biết, 5 năm trước, gia đình anh sống ở làng cũ, cuộc sống rất khó khăn, luôn nơm nớp nỗi lo nhà cửa bị sạt lở khi mưa lũ đổ về. Anh mong muốn sẽ được di dời lên nơi ở mới an toàn để an cư. Mong muốn đã thành hiện thực khi huyện đã khảo sát, đầu tư khu tái định cư Tu Thó. Dự án được xây dựng nhanh chóng, gia đình anh tiên phong về ở. Làng tái định cư mới xây dựng khang trang an toàn. Gia đình anh không còn lo cảnh núi đè khi mưa lũ đổ về. Bây giờ cuộc sống đã an cư, gia đình tập trung phát triển thông qua việc trồng cà phê xứ lạnh, trồng sâm dây, sâm Ngọc Linh, trồng thông.

“Chuyển về nơi tái định cư đã giúp cuộc sống gia đình lột xác. Gia đình có điều kiện phát triển các mô hình kinh tế mới, giúp nâng cao thu nhập, cuộc sống ấm no. Vừa qua, làng còn được chọn làm nơi tổ chức 2 sự kiện quan trọng là Hội thi Ẩm thực quốc tế, xác lập kỷ lục Việt Nam các món ăn được chế biến từ sâm dây và Hội thảo sâm Ngọc Linh – sâm Việt Nam nhìn từ góc độ lịch sử, khoa học và thực tiễn. Đây là 2 sự kiện rất quan trọng, có tác động to lớn đến ngành sâm, dược liệu. Việc được chọn đăng cai tổ chức khiến người dân trong làng rất tự hào, phấn khởi”, anh A Dâm nói.

Xây dựng thành làng du lịch cộng đồng

Nhắc đến sự chuyển thay của Tu Thó, ông Hoàng Xuân Thắng, Chủ tịch UBND xã Tê Xăng bày tỏ sự tự hào. Ông nói: “Đời sống bà con bây giờ khác xưa, ổn định hơn, thoát nghèo nhiều hơn. Như trước khi di dời, vào năm 2019, thôn có 139 hộ, thì hộ nghèo là 69 hộ, chiếm 49,64%. Đến nay, thôn đã có 164 hộ, hộ nghèo chỉ còn 31 hộ, chiếm 18,9%. Để thoát nghèo, bà con đã trồng và sở hữu những cà phê, sâm Ngọc Linh, sâm dây. Đây là cây có giá trị rất cao, cho nguồn thu ổn định. 100% hộ có nhà ở kiên cố, nhiều nhà đầu tư xây dựng từ 200 triệu đến 800 triệu đồng. Số hộ khá giả, nhà ở khang trang khoảng 30 hộ. Tư duy của bà con cũng thay đổi, từ phá rừng sang trồng rừng; từ trông chờ ỷ lại đến chủ động bán trâu bò để lấy vốn phát triển các mô hình kinh tế cao. Với sự đổi thay không ngừng, xã đang phấn đấu đến cuối năm 2025, Tu Thó sẽ trở thành làng nông thôn mới”.

Kon Tum: Xây dựng làng tái định cư Tu Thó thành Làng du lịch cộng đồng
Thời gian qua, huyện Tu Mơ Rông đã tổ chức kêu gọi đầu tư vào làng; xây dựng các điểm check-in là các vườn hoa, cây cảnh; liên kết thành các tổ phục vụ du lịch như tổ cồng chiêng, xoang, tổ ẩm thực

Theo ông Võ Trung Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông, lãnh đạo tỉnh Kon Tum rất quan tâm đến việc ổn định dân cư cho đồng bào Xơ Đăng ở thôn Tu Thó. Tỉnh đã gợi mở nhiều chính sách để địa phương triển khai chăm lo, giúp dân an cư. Các chính sách nói trên đã phát huy hiệu quả, đời sống đồng bào Xơ Đăng đã khởi sắc, người dân an cư ở nơi ở mới. Làng Tái định cư Tu Thó cũng là ngôi làng tái định cư đầu tiên ở Kon Tum được chọn để đăng cai 2 sự kiện mang tầm vóc quốc tế và có ảnh hưởng đến ngành sâm là Hội thi ẩm thực quốc tế và Hội thảo sâm Ngọc Linh. Điều này đã chứng tỏ ngôi làng đã vượt qua giai đoạn khó khăn, sẵn sàng tiên phong đứng lên gánh vác những trọng trách to lớn để chung tay xây dựng, quảng bá vùng đất cách mạng Tu Mơ Rông.

“Để giúp bà con phát triển kinh tế, địa phương đã làm quy trình để công nhận Làng Tái định cư Tu Thó thành làng du lịch cộng đồng. Để chuẩn bị cho việc thành lập làng du lịch cộng đồng, thời gian qua, huyện đã tổ chức kêu gọi đầu tư vào làng; xây dựng các điểm check-in là các vườn hoa, cây cảnh; liên kết thành các tổ phục vụ du lịch như tổ cồng chiêng, xoang, tổ ẩm thực; đưa đồng bào về TPHCM học lớp bồi dưỡng phục vụ du lịch… Tín hiệu vui là UBND tỉnh đã ra quyết định công nhận Làng Tái định cư Tu Thó là Làng du lịch cộng đồng. Đây là cơ hội lớn cho đồng bào Xơ Đăng bởi với tiềm năng du lịch và nền tảng sẵn có, bà con sẽ làm du lịch hiệu quả, giúp đời sống thêm phần khởi sắc”, ông Võ Trung Mạnh nói./.

Bài liên quan

Phê duyệt Dự án mở rộng phạm vi bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ

Phê duyệt Dự án mở rộng phạm vi bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ

Ông Võ Trung Mạnh, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) thông tin về quyết định phê duyệt Dự án mở rộng phạm vi bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn là mối quan tâm của Đảng, Nhà nước

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn là mối quan tâm của Đảng, Nhà nước

Từ khi thành lập đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định nông nghiệp, nông dân và nông thôn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây không chỉ là nền tảng kinh tế, bảo đảm an ninh lương thực mà còn là không gian văn hóa, xã hội, môi trường sinh thái, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.
Áp thuế GTGT 5% với phân bón: Lợi ích cho nông dân và nền nông nghiệp

Áp thuế GTGT 5% với phân bón: Lợi ích cho nông dân và nền nông nghiệp

Luật Thuế GTGT sửa đổi, áp dụng thuế suất 5% với phân bón từ 1/7/2025, được kỳ vọng sẽ thúc đẩy sản xuất phân bón trong nước, giảm giá thành và mang lại lợi ích cho người nông dân.
Sản phẩm cà-phê Robusta “Buôn Ma Thuột” được ban hành quy chế quản lý chỉ dẫn địa lý

Sản phẩm cà-phê Robusta “Buôn Ma Thuột” được ban hành quy chế quản lý chỉ dẫn địa lý

Nhằm bảo đảm nguồn gốc, chất lượng và danh tiếng, góp phần bảo đảm quyền và lợi ích của người sản xuất, tiêu dùng khi sử dụng chỉ dẫn địa lý “Buôn Ma Thuột” cho sản phẩm cà-phê Robusta. Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Quyết định số 62/2024/QĐ-UBND về ban hành Quy chế quản lý chỉ dẫn địa lý “Buôn Ma Thuột” đối với sản phẩm cà-phê Robusta.
Khắc phục vướng mắc mã số hàng hóa, hỗ trợ doanh nghiệp chăn nuôi

Khắc phục vướng mắc mã số hàng hóa, hỗ trợ doanh nghiệp chăn nuôi

Mặc dù Nghị định 144 về giảm thuế nhập khẩu khô dầu đậu tương đã có hiệu lực, nhưng việc áp mã số hàng hóa chưa thống nhất đang gây khó khăn cho doanh nghiệp chăn nuôi Đồng Nai.
Kỷ niệm ngày Chữ nổi thế giới - 4/1

Kỷ niệm ngày Chữ nổi thế giới - 4/1

Ngày Chữ nổi Thế giới (World Braille Day) được Liên hiệp quốc thành lập vào ngày 4/1 nhằm tôn vinh nhận thức về tầm quan trọng của chữ nổi như một phương tiện giao tiếp trong việc thực hiện đầy đủ quyền con người dành cho người mù và người khiếm thị. Ngày Chữ nổi Thế giới được tổ chức lần đầu vào ngày 4/1/2019.
Lâm Đồng khẩn trương trồng lại rừng trên diện tích đã bồi thường thiệt hại

Lâm Đồng khẩn trương trồng lại rừng trên diện tích đã bồi thường thiệt hại

Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành Công văn số 05/SNN-KL, yêu cầu các doanh nghiệp được thuê rừng khẩn trương thực hiện việc trồng lại rừng trên các diện tích đã được bồi thường thiệt hại.
Kon Tum: Truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông lâm thủy sản

Kon Tum: Truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông lâm thủy sản

UBND tỉnh Kon Tum vừa ban hành Quyết định số 850/QĐ-UBND về việc Phê duyệt Đề án truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh.
Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đối với các sản phẩm OCOP

Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đối với các sản phẩm OCOP

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có Văn bản chỉ đạo tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đối với các sản phẩm OCOP.
7 kỷ lục của các nhà khoa học trong lĩnh vực Nông nghiệp Việt Nam

7 kỷ lục của các nhà khoa học trong lĩnh vực Nông nghiệp Việt Nam

Trong quá trình quần chúng nhân dân sáng tạo ra lịch sử, mỗi cá nhân tùy theo vị trí, chức năng, vai trò và năng lực sáng tạo cụ thể mà họ có thể tham gia vào quá trình sáng tạo lịch sử của cộng đồng nhân dân. Theo ý nghĩa ấy, mỗi cá nhân của cộng đồng nhân dân đều “in dấu ấn” của nó vào xã hội, Trong ngành nông nghiệp hiện đại cũng có những nhân vật mang tầm lịch sử. Hữu cơ Việt Nam trân trọng giới thiệu 7 kỷ lục của các nhà khoa học lĩnh vực này.
Hà Nội chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa

Hà Nội chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa

Cuối năm 2024, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa cho năm 2025. Đây là một quyết định quan trọng, thể hiện sự chủ động của thành phố trong việc thích ứng với tình hình mới, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và tăng thu nhập cho người nông dân.
Sự khác biệt giữa nông nghiệp thông thường và nông nghiệp hữu cơ?

Sự khác biệt giữa nông nghiệp thông thường và nông nghiệp hữu cơ?

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và mối quan tâm ngày càng tăng về an toàn thực phẩm, sự khác biệt giữa nông nghiệp thông thường và nông nghiệp hữu cơ ngày càng trở nên quan trọng. Hai phương thức canh tác này có những triết lý và phương pháp tiếp cận khác nhau, ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe con người và chất lượng sản phẩm.
Lâm Đồng: Phấn đấu đạt tổng diện tích canh tác hữu cơ 1.600 ha vào năm 2025

Lâm Đồng: Phấn đấu đạt tổng diện tích canh tác hữu cơ 1.600 ha vào năm 2025

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa phê duyệt Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2025.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính