Thứ tư 16/04/2025 10:34Thứ tư 16/04/2025 10:34 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Kon Tum: Ứng dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp tăng khoảng 24.000 ha

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Tỉnh ủy Kon Tum vừa Kết luận các nội dung tại Hội nghị lần thứ 18 Ban chấp hành Đảng bộ khóa XVI, sơ kết thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 25-11-2021 của Tỉnh ủy "về phát triển nông nghiệp hàng hóa đi vào chiều sâu, ứng dụng công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030".
Kon Tum: Ứng dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp tăng khoảng 24.000 ha

Dự án trồng cây ăn quả ứng dụng công nghệ cao đạt tiêu chuẩn GlobalGAP của Công ty TNHH sản xuất, chế biến Nông lâm sản Nghĩa Phát

Sau 03 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 25-11-2021 của Tỉnh ủy Kom Tum đã đạt một số kết quả tích cực, cụ thể: Nhận thức, tư duy của người dân và doanh nghiệp có bước chuyển biến từ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún sang sản xuất hàng hoá, tập trung, quy mô lớn. Một số vùng sản xuất chuyên canh được hình thành; diện tích sản xuất có ứng dụng khoa học - kỹ thuật đạt 27.277 ha (tăng khoảng 24.000 ha so với đầu nhiệm kỳ), trong đó diện tích sản xuất được chứng nhận theo các tiêu chuẩn chất lượng đạt 2.507 ha (tăng hơn 1.700 ha so với đầu nhiệm kỳ).

Tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 29,85% trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Sản phẩm nông nghiệp sau chế biến ngày càng đa dạng, chất lượng nâng lên, được thị trường đón nhận. Phát triển nông nghiệp hàng hóa đã tạo việc làm, góp phần cải thiện đời sống cho người dân và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Tuy nhiên, việc huy động nguồn lực, các thành phần kinh tế đầu tư vào sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chưa đáp ứng yêu cầu. Liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ hàng hóa nông sản theo chuỗi giá trị chưa phổ biến. Việc hình thành các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở các địa phương gặp nhiều khó khăn, áp dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp còn hạn chế.

Nguyên nhân là do: Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ tham mưu, quản lý nhà nước về nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở các cấp chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Trình độ tiếp cận, ứng dụng các giải pháp công nghệ của các chủ thể trong sản xuất, chế biến nông sản còn hạn chế.

Năng lực tổ chức hoạt động, liên kết sản xuất, tiêu thụ BCSĐ-VPTU.KL.2239.TU-50 sản phẩm của các hợp tác xã, tổ hợp tác với các doanh nghiệp, tổ chức khoa học chưa chặt chẽ, thiếu tính bền vững. Điều kiện kinh tế và việc tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để hoạt động sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của người nông dân và tổ chức kinh tế tập thể còn nhiều khó khăn. Quy định tiêu chí để hình thành vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chưa phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh.

Để bảo đảm ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế, thực sự đi vào chiều sâu, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ trong thời gian tới, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum yêu cầu các cấp, các ngành, địa phương tiếp tục tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp xác định tại Nghị quyết số 05- NQ/TU; trong đó tập trung tăng cường tuyên truyền, quán triệt, cụ thể hóa, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 25-11- 2021 của Tỉnh ủy.

Trong đó, rà soát, phát huy kết quả đã đạt được, khắc phục các hạn chế, yếu kém; nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và Nhân dân đối với công tác phát triển nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, tạo sự thống nhất, đồng thuận cao trong quá trình triển khai thực hiện; tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng của tỉnh và chính quyền địa phương trong phát triển nông nghiệp; quyết tâm thực hiện đạt và vượt các mục tiêu Nghị quyết đề ra.

Kon Tum: Ứng dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp tăng khoảng 24.000 ha

Vườn Dưa lưới ứng dụng công nghệ cao tại Ban Quản lý Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Măng Đen

Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh, lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục rà soát, nghiên cứu ban hành hoặc tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành một số chính sách liên quan hỗ trợ sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao; trong đó có chính sách hỗ trợ để phát triển kinh tế tập thể, đầu tư công nghệ, máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp, hình thành vùng sản xuất nguyên liệu tập trung trên địa bàn tỉnh.

Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh, các huyện ủy, thành ủy lãnh đạo cụ thể hóa và triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22-12-2024 của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 03/NQ-CP, ngày 09-01-2025 của Chính phủ "về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22-12-2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" vào lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn, nhất là tăng cường ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, chuyển đổi số trong nhânBCSĐ-VPTU.KL.2239.TU-50 giống, nuôi trồng, chăm sóc, khai thác, thu hoạch, bảo quản để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm hàng hóa nông sản.

Căn cứ Quy hoạch tỉnh, Quy hoạch vùng huyện và các quy hoạch liên quan để tổ chức vùng sản xuất nông nghiệp cho phù hợp, đảm bảo phát triển bền vững dựa trên tiềm năng, lợi thế của từng vùng, địa bàn.

Tăng cường thu hút và đầu tư phát triển các vùng trồng nguyên liệu tập trung gắn với các nhà máy, cơ sở chế biến. Đẩy mạnh liên kết, phối hợp với các viện, trung tâm nghiên cứu, trường đại học để triển khai thực hiện các chương trình, dự án về sản xuất các loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với từng vùng sinh thái của tỉnh; sớm hình thành hệ thống cung ứng giống đảm bảo chất lượng trên địa bàn tỉnh để phục vụ nhu cầu phát triển sản xuất.

Thường xuyên vận động, huy động các nguồn đầu tư, đóng góp hợp pháp của doanh nghiệp và tài trợ của các tổ chức, cá nhân vào lĩnh vực phát triển sản xuất và chế biến nông sản. Đẩy mạnh xúc tiến, thu hút đầu tư các nhà máy chế biến sâu sản phẩm nông nghiệp có quy mô lớn.

Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân ứng dụng khoa học-kỹ thuật, thực hiện quy trình sản xuất để được chứng nhận chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế; xây dựng mã vùng trồng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, bảo hộ thương hiệu, nhãn mác hàng hóa nông nghiệp để thuận lợi tiêu thụ trên thị trường, nhất là trong hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại trong nước và xuất khẩu sang thị trường các nước có tiêu chuẩn nhập khẩu cao.

Nghiên cứu thực hiện liên kết "06 nhà: Nhà nước - Nông dân - Nhà khoa học - Doanh nghiệp - Ngân hàng- Nhà phân phối" trong chuỗi phát triển sản xuất; gắn việc phát triển nông nghiệp hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao với việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia và Cuộc vận động "Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững" trên địa bàn.

Chú trọng huy động các nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và tại các vùng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ. Thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, dịch vụ logistics phục vụ kinh tế nông nghiệp cho phù hợp.

Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ tham mưu, quản lý nhà nước các cấp nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ về phát triển nông nghiệp trên địa bàn. Thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, có trình độ, kinh nghiệm về lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với nhu cầu của doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp.BCSĐ-VPTU.KL.2239.TU-50

Đảng đoàn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị-xã hội tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn lãnh đạo tăng cường thông tin, tuyên truyền về lợi ích của việc hình thành vùng sản xuất tập trung, phát triển mô hình kinh tế tập thể, tạo liên kết theo chuỗi giá trị, ứng dụng khoa học, công nghệ vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, gắn với các mô hình đã triển khai hiệu quả, các điển hình tiên tiến để đoàn viên, hội viên và Nhân dân học tập, tích cực hưởng ứng, tham gia; đồng thời, phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội đối với các dự án, chương trình về nông nghiệp trên địa bàn./.

Bài liên quan

Trung Quốc đối mặt nguy cơ mất hơn một phần ba đất canh tác

Trung Quốc đối mặt nguy cơ mất hơn một phần ba đất canh tác

Một nghiên cứu mới công bố trên Science China Earth Sciences cảnh báo rằng đến cuối thế kỷ này, Trung Quốc có thể mất khoảng 35% diện tích đất canh tác do biến đổi khí hậu. Ngay cả khi nhiệt độ toàn cầu chỉ tăng 1,5 độ C theo mục tiêu của Thỏa thuận Paris, nguy cơ này vẫn rất đáng lo ngại.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Nên chọn bán nông sản trên thương mại điện tử hay bán hàng truyền thống?

Nên chọn bán nông sản trên thương mại điện tử hay bán hàng truyền thống?

Hình thức bán hàng qua sàn thương mại điện tử (TMĐT) ngày càng phát triển mạnh mẽ, kể cả trong lĩnh vực nông nghiệp. So với phương thức bán hàng truyền thống vốn đã quen thuộc từ lâu, TMĐT mang đến nhiều cơ hội mới nhưng cũng có những thách thức riêng.
Ứng dụng công nghệ số mở rộng thị trường tiêu thụ vải thiều sớm

Ứng dụng công nghệ số mở rộng thị trường tiêu thụ vải thiều sớm

Mới đây, lãnh đạo UBND tỉnh Bắc Giang làm việc với UBND huyện Tân Yên về công tác sản xuất và chuẩn bị các điều kiện phục vụ xúc tiến, sẵn sàng cho vụ tiêu thụ vải thiều năm 2025.
Tiêu thụ nông sản qua thương mại điện tử làm gì để thành công?

Tiêu thụ nông sản qua thương mại điện tử làm gì để thành công?

Tiêu thụ nông sản qua thương mại điện tử (TMĐT) đang trở thành xu hướng nổi bật trong ngành nông nghiệp hiện nay. Để thành công trong việc bán nông sản trực tuyến, có một số yếu tố quan trọng cần được xem xét và tối ưu hóa. Dưới đây là các yếu tố quan trọng về tiêu thụ nông sản qua TMĐT.
Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hữu cơ trên thương mại điện tử

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hữu cơ trên thương mại điện tử

Tiêu thụ nông sản trên thương mại điện tử (TMĐT) đang ngày càng trở nên phổ biến và phát triển mạnh mẽ. Các sản phẩm nông sản, từ trái cây, rau củ đến các sản phẩm chế biến sẵn như gạo, mứt, hay thực phẩm hữu cơ, đều có thể được tiêu thụ qua các nền tảng thương mại điện tử.
Doanh nghiệp cần chuẩn bị sẵn sàng thích ứng chuyển đổi số

Doanh nghiệp cần chuẩn bị sẵn sàng thích ứng chuyển đổi số

Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp sử dụng dữ liệu và công nghệ số để đổi mới một cách tổng thể và toàn diện mô hình kinh doanh. Đồng thời, tạo ra những cơ hội, doanh thu và giá trị mới. Chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ kinh doanh, mà còn thúc đẩy tăng trưởng và là nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh.
Thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Những năm gần đây, việc ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ là biện pháp cần thiết nhằm tăng năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng ổn định, bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác, thích ứng với biến đổi khí hậu, thân thiện với môi trường.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường triển khai kế hoạch đột phá khoa học, công nghệ và chuyển đổi số

Bộ Nông nghiệp và Môi trường triển khai kế hoạch đột phá khoa học, công nghệ và chuyển đổi số

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nay sáp nhập thành Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu hiện đại hóa nền nông nghiệp Việt Nam bằng cách đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ và chuyển đổi số. Mới đây, Bộ NN&MT đã ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, nhằm thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Chip bán dẫn: Trái tim của công nghệ hiện đại

Chip bán dẫn: Trái tim của công nghệ hiện đại

Chip bán dẫn, hay còn gọi là vi mạch tích hợp (IC), là những linh kiện điện tử nhỏ bé nhưng vô cùng mạnh mẽ, đóng vai trò then chốt trong hầu hết các thiết bị điện tử hiện đại. Từ điện thoại thông minh, máy tính, ô tô, đến các hệ thống công nghiệp và y tế, chip bán dẫn là nền tảng của cuộc sống số hóa ngày nay.
Thiết bị không người lái: "Đôi mắt" trên không phát hiện cháy rừng

Thiết bị không người lái: "Đôi mắt" trên không phát hiện cháy rừng

Cháy rừng là một thảm họa thiên nhiên gây ra những thiệt hại nặng nề về môi trường, kinh tế và con người. Việc phát hiện sớm và xử lý kịp thời các đám cháy rừng là vô cùng quan trọng để giảm thiểu hậu quả. Trong những năm gần đây, sự phát triển của công nghệ thiết bị không người lái (UAV) đã mang đến một giải pháp hiệu quả cho công tác này.
Đến năm 2030, Hà Nội có 80% diện tích lúa áp dụng SRI

Đến năm 2030, Hà Nội có 80% diện tích lúa áp dụng SRI

Đến năm 2030, Hà Nội có 80% diện tích lúa sản xuất theo mô hình cấy máy kết hợp hệ thống canh tác lúa cải tiến (SRI) định hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ, giảm phát thải.
Mái nhà từ rác thải: Giải pháp xanh cho ngôi nhà

Mái nhà từ rác thải: Giải pháp xanh cho ngôi nhà

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, việc tìm kiếm các giải pháp xây dựng bền vững trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Một trong những hướng đi đầy tiềm năng là sử dụng rác thải để tạo ra vật liệu xây dựng, đặc biệt là mái nhà. Giải pháp này không chỉ giúp giảm thiểu lượng rác thải ra môi trường mà còn mang lại nhiều lợi ích kinh tế và xã hội.
Vật liệu mới thay thế nhựa: Hướng tới một môi trường an toàn

Vật liệu mới thay thế nhựa: Hướng tới một môi trường an toàn

Ô nhiễm rác thải nhựa đang trở thành một vấn đề cấp bách toàn cầu, đe dọa nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe con người. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu và phát triển các vật liệu mới thay thế nhựa đang được đẩy mạnh, mở ra hy vọng về một tương lai bền vững hơn.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính