Thứ bảy 28/09/2024 16:29Thứ bảy 28/09/2024 16:29 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Kon Tum: Thu gom vỏ thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng đạt tỷ lệ thấp

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum mới ban hành Nghị quyết về kết quả giám sát tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.
Kon Tum: Thu gom vỏ thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng đạt tỷ lệ thấp
Việc thu gom vỏ thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng đạt tỷ lệ thấp làm tăng có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường tại tỉnh Kon Tum.

Theo đó, ngoài những kết quả mà các cơ quan, ban ngành của tỉnh Kon Tum đạt được trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường thì vẫn còn những tồn tại, hạn chế.

Cụ thể, công tác kiểm tra về bảo vệ môi trường theo đánh giá tác động môi trường và giấy phép môi trường đã cấp cho các chủ dự án cơ sở kinh doanh chưa được chủ động và quyết liệt. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chưa quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện công tác đăng ký môi trường trên địa bàn quản lý (trừ huyện Đăk Tô, huyện Ngọc Hồi).

Việc triển khai thực hiện phân loại rác tại nguồn trên địa bản các huyện, thành phố còn lúng túng.

Vẫn còn tình trạng người dân xả rác thải sinh hoạt bừa bãi, lạm dụng các loại thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp. Việc thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng đạt tỷ lệ thấp làm tăng có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Tình trạng ô nhiễm môi trường còn xảy ra ở một số địa phương trong tỉnh, gây bức xúc trong nhân dân.

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chưa chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các quy định về khu vực không được phép chăn nuôi theo Nghị quyết số 99/2022/NQ-HĐND ngày 12/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh. Nhiều trang trại chăn nuôi heo chưa bảo đảm thủ tục pháp lý về môi trường,

Ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường của nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh còn thấp, chưa chủ động, tự giác thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ môi trường, còn chạy theo lợi nhuận, coi nhẹ công tác bảo vệ môi trường, nhất là các nhà máy chế biến mủ cao su, tinh bột sắn ... xử lý chưa triệt để mùi hôi, nước thải gây ảnh hưởng đến môi trường và người dân xung quanh.

Công tác bảo vệ môi trường trong thực hiện các dự án đầu tư, hoạt động xây dựng chưa tốt. Tình trạng đổ thải bừa bãi làm ảnh hưởng đất sản xuất của người dân, đất rừng và đất ven sông, suối dễ gây sạt lớ, bồi lắng trong mùa mưa bão vẫn còn xảy ra. Một số dự án đầu tư, xây dựng chưa có hồ sơ pháp lý về môi trường, chưa đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, xử lý chất thải, nước thải theo quy định.

Đa số các điểm mô khai thác khoáng sản cát làm vật liệu xây dựng thông thường chưa được quy hoạch, chuyển đổi mục đích sử dụng đất khu vực tập kết, đường giao thông kết nối,... Tình trạng lấn chiếm, sử dụng bãi bồi lòng sông, suối để tập kết khoáng sản, đổ thải làm thay đổi dòng chảy là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỉnh trạng sạt lở bờ sông, suối. Một số điểm mỏ khai thác khoáng sản đá, sỏi khu vực khai thác, tập kết đá, sỏi không cẩm mốc ranh giới khu vực được cấp phép khai thác, không che chắn dễ phát tán bụi ô nhiễm. Vẫn còn một số đơn vị chưa thực hiện nghĩa vụ nộp tiền ký quỹ thực hiện dự án cải tạo phục hồi môi trường, chưa thực hiện cải tạo phục hồi môi trường sau khi kết thúc khai thác.

Chưa ban hành mới giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh) nên gây khó khăn cho việc xây dựng giá dịch vụ để đầu thầu, đặt hàng đối với các đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh. Chất thải rắn sinh hoạt được xử lý theo hình thức chôn lấp là chủ yếu. Nhiều bãi chôn lấp đã bị quá tải, không hợp vệ sinh, phát sinh ruồi, muỗi, phát tán mùi hôi. Các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng chưa được xử lý triệt để.

Còn 4 cơ sở y tế chưa đủ hồ sơ môi trường và 104 cơ sở y tế chưa có hệ thống xử lý nước thải.

Tình trạng xử lý chất thải nguy hại lây nhiễm tại cụm xử lý chất thải y tế nguy hại tập trung của Bệnh viện Y dược cổ truyền - Phục hồi chức năng hiện nay quá tải, không có khả năng xử lý đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường, Trong khi đó, 2 lò đốt chất thải y tế của Bệnh viện Đa khoa tỉnh không sử dụng nhưng chưa có phương án xử lý tài sản công theo quy định.

Các cụm công nghiệp (có 8 cụm) đã đi vào hoạt động chưa được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung (trừ cụm công nghiệp Đăk La, huyện Đăk Hà). Các khu đô thị, khu dân cư tập trung chưa được đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Công tác kiểm tra, thanh tra trong lĩnh vực bảo vệ môi trường chưa thường xuyên, còn nhiều địa phương chưa quan tâm xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ. Việc giám sát thực hiện các kết luận sau thanh tra, kiểm tra chưa nghiêm túc. Vẫn còn tình trạng cơ quan quản lý Nhà nước nhắc nhớ nhiều lần nhưng các cơ sở vi phạm về bảo vệ môi trường không xử lý hoặc xử lý không triệt để.

Căn cứ kết quả giám sát trên, Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum đề nghị, UBND tỉnh khẩn trương chỉ đạo khắc phục những tồn tại, hạn chế đã nêu, đồng thời xác định từng cơ quan đơn vị và thời gian hoàn thành đối với những công việc cụ thể.

Chỉ đạo các Sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố có giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân, doanh nghiệp trong việc giữ gìn, bảo vệ môi trường. Đồng thời xem xét, kiểm điểm xử lý trách nhiệm người đứng đầu và chính quyền địa phương các cấp khi để xảy ra các vụ vi phạm ô nhiễm môi trường tại địa bàn mình quản lý.

Chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện tốt công tác đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường và đăng ký môi trường theo quy định. Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó cần tập trung vào các đối tượng có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao; kiểm tra, thanh tra đột xuất, thực hiện thanh tra thường xuyên về bảo vệ môi trường, nhất là các nhà máy chế biến mù cao su, nhà máy tinh bột sắn, các trang trại chăn nuôi.

Có cơ chế khuyến khích các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư tích cực tham gia gin giữ và bảo vệ môi trường; khuyến khích các tổ chức kinh tế đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác thải theo quy hoạch; thu hút các doanh nghiệp đủ điều kiện và năng lực tài chính tham gia đấu giá, ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải và các dịch vụ khác về môi trường. Đồng thời, chỉ đạo UBND các huyện, thành phố đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các bãi rác, bảo đảm việc thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bản đúng quy định.

Sớm có giải pháp cụ thể, hiệu quả để chỉ đạo triển khai thực hiện đùng pháp luật về bảo vệ môi trường trong các cơ sở y tế, các khu, cụm công nghiệp, các khu đô thị, khu dân cư tập trung trên địa bàn tỉnh, nhất là bảo vệ môi trường tại các trang trại chăn nuôi heo.

Chỉ đạo nâng cấp, sửa chữa hoặc xử lý theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công đối với 2 lò đốt chất thải y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhằm tránh gây lãng phí.

Nghiên cứu, ban hành giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt và hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh theo luật định.

Chỉ đạo các sở, ban, ngành và ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, phối hợp rà soát, bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất và cấp giấy phép hệ thống bến, bãi tập kết cát, sỏi lòng sông tại vị trí quy hoạch khai thác khoáng sản; các điểm đấu nối đường giao thông với điểm khai thác khoáng sản,... nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động khai thác khoảng sản thực hiện đúng theo Bảo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt, hạn chế gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Chỉ đạo các sở, ngành và địa phương rà soát chức năng, nhiệm vụ của đơn vị triển khai thực hiện các nội dung được giao tại Điều 168 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các nghị định, thông tư hướng dẫn có liên quan để kịp thời ban hành các quy định, hướng dẫn phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

Chỉ đạo, tăng cường đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý về môi trường cho cán bộ, công chức làm công tác bảo vệ môi trường các cấp.

Bài liên quan

Kon Tum: Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán và vận chuyển tôm hùm trái phép

Kon Tum: Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán và vận chuyển tôm hùm trái phép

UBND tỉnh Kon Tum vừa chỉ đạo việc, ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển tôm hùm giống trên địa bàn tỉnh.
Thúc đẩy đổi mới sáng tạo xanh trong nông nghiệp

Thúc đẩy đổi mới sáng tạo xanh trong nông nghiệp

Đổi mới sáng tạo xanh là yếu tố cốt lõi, đóng vai trò then chốt giúp chúng ta ứng phó với thách thức về môi trường và biến đổi khí hậu.
Kon Tum: Triển khai đề án “Phát triển công nghiệp chuồng trại và xử lý chất thải chăn nuôi”

Kon Tum: Triển khai đề án “Phát triển công nghiệp chuồng trại và xử lý chất thải chăn nuôi”

Thực hiện quyết định số 587/QĐ-TTg ngày 3/7/2024 của Thủ tướng chính phủ và quyết định số 2486/QĐ-BNN-CN ngày 19/7/2024 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, UBND tỉnh Kon Tum vừa ban hành quyết định triển khai đề án “Phát triển công nghiệp chuồng trại và xử lý chất thải chăn nuôi đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh.
Phát triển Nông nghiệp hữu cơ ở Tây Nguyên: Cần sự chung tay của chính quyền và người dân

Phát triển Nông nghiệp hữu cơ ở Tây Nguyên: Cần sự chung tay của chính quyền và người dân

Lãnh đạo Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam vừa có chuyến làm việc tại 2 tỉnh Kon Tum và Đắk Lắk nhằm tìm hiểu tình hình phát triển nông nghiệp hữu cơ tại địa phương. Trong bối cảnh nhu cầu về sản phẩm sạch, an toàn ngày càng tăng, hai tỉnh Tây Nguyên có những bước đi cụ thể để hỗ trợ nông dân chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ.
Kon Tum: Trao giấy chứng nhận cho các sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2024

Kon Tum: Trao giấy chứng nhận cho các sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2024

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum vừa tổ chức buổi lễ công bố và trao Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2024 đợt 1.
Hỗ trợ trang thiết bị nông nghiệp cho các Hợp tác xã tại Tây Nguyên

Hỗ trợ trang thiết bị nông nghiệp cho các Hợp tác xã tại Tây Nguyên

Vừa qua, tại tỉnh Kon Tum, Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương phối hợp với Quỹ Thiện Tâm tổ chức hỗ trợ và trao trang thiết bị nông nghiệp cho 8 hợp tác xã liên kết với hộ nông dân để phát triển kinh tế và thoát nghèo bền vững ở tỉnh Kon Tum, Đắk Lắk và Đắk Nông.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Khủng hoảng gạo trầm trọng nhất 3 thập kỷ

Khủng hoảng gạo trầm trọng nhất 3 thập kỷ

Nhật Bản đang đối mặt với khủng hoảng gạo nghiêm trọng nhất trong 30 năm, giá gạo tăng vọt và nguồn cung khan hiếm.
40 triệu USD

40 triệu USD 'rót' vào trồng lúa giảm phát thải

Quỹ TCAF hỗ trợ gần 1.000 tỷ đồng cho nông dân trồng lúa ĐBSCL giảm phát thải, hướng tới thương mại hóa tín chỉ carbon, mở ra cơ hội tăng thu nhập và thúc đẩy nông nghiệp.
2024 - Năm của thảm họa nắng nóng, lũ lụt, cháy rừng

2024 - Năm của thảm họa nắng nóng, lũ lụt, cháy rừng

Biến đổi khí hậu đang gây ra những thảm họa thiên nhiên ngày càng nghiêm trọng, đồng thời làm trầm trọng thêm sự phân hóa xã hội trên toàn cầu.
Ngành nông nghiệp và biến đổi khí hậu

Ngành nông nghiệp và biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu làm nhiệt độ tăng tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh, dịch bệnh và vật truyền bệnh trong nông nghiệp. Biến đổi khí hậu đã đẩy các loại cây trồng chủ yếu như lúa gạo từ vùng xích đạo về phía bắc tới những vùng từng mát mẻ hơn, nhiều loài cá đã di cư quãng đường dài để ở trong vùng nước có nhiệt độ thích hợp cho chúng.
Công nghệ sinh học Việt Nam: Tiềm năng chưa được khai phá

Công nghệ sinh học Việt Nam: Tiềm năng chưa được khai phá

Công nghệ sinh học Việt Nam, đặc biệt trong nông nghiệp, tuy tiềm năng nhưng còn nhiều thách thức, cần tăng cường đầu tư và phát triển để khai thác hiệu quả.
Hàng trăm mét đất ven sông huyện Năm Căn bị cuốn trôi

Hàng trăm mét đất ven sông huyện Năm Căn bị cuốn trôi

Tình trạng sạt lở đất nghiêm trọng tại huyện Năm Căn, Cà Mau, đã gây thiệt hại lớn về cơ sở hạ tầng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân.
Biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu 'vắt kiệt' ngành sữa Ấn Độ

Biến đổi khí hậu đang đe dọa cả ngành chăn nuôi tại Ấn Độ, gây sụt giảm sản lượng, tăng dịch bệnh và đẩy hàng triệu nông dân vào cảnh khó khăn.
Huyện Tam Đường chung sức phấn đấu đạt nông thôn mới

Huyện Tam Đường chung sức phấn đấu đạt nông thôn mới

Huyện Tam Đường đang nỗ lực hoàn thiện các tiêu chí môi trường, phấn đấu về đích nông thôn mới vào năm 2025.
Không khí lạnh đầu mùa tràn vào miền Bắc

Không khí lạnh đầu mùa tràn vào miền Bắc

Không khí lạnh đầu mùa tràn về miền Bắc từ tối nay, mang theo mưa lớn, gió mạnh và nguy cơ lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh miền núi phía Bắc.
Thanh Hóa căng mình chuẩn bị chống bão lớn

Thanh Hóa căng mình chuẩn bị chống bão lớn

Thanh Hóa đang khẩn trương ứng phó với vùng áp thấp và mưa lớn dự kiến từ 21-23/9, triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn trên biển, đất liền và tăng cường thông tin tuyên truyền đến người dân.
Brazil khô hạn, giá cà phê ngày càng "đắng"

Brazil khô hạn, giá cà phê ngày càng "đắng"

Hạn hán và cháy rừng tàn phá ngành cà phê Brazil, đẩy giá cà phê toàn cầu tăng cao và đe dọa nguồn cung, đặt ra câu hỏi lớn về tương lai của ngành cà phê và tác động của biến đổi khí hậu.
Đồng Tháp: Trồng lúa "xanh" giải bài toán năng suất và môi trường

Đồng Tháp: Trồng lúa "xanh" giải bài toán năng suất và môi trường

Một mô hình canh tác lúa mới tại Đồng Tháp đã chứng minh tính hiệu quả vượt trội, giảm đáng kể chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận và thân thiện với môi trường.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính