Thứ ba 08/04/2025 03:46Thứ ba 08/04/2025 03:46 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Kon Tum: Các phải pháp nâng cao giá trị sâm Ngọc Linh

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Ông Võ Trung Mạnh, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum thông tin về việc Phát huy giá trị các nhóm giải pháp nâng tầm sâm Ngọc Linh được các đại biểu đề xuất tại Hội thảo sâm Ngọc Linh - sâm Việt Nam nhìn từ góc độ lịch sử, khoa học và thực tiễn.
Kon Tum: Các phải pháp nâng cao giá trị sâm Ngọc Linh

Hội thảo sâm Ngọc Linh - sâm Việt Nam nhìn từ góc độ lịch sử, khoa học và thực tiễn” do UBND huyện Tu Mơ Rông tổ chức

Ông Võ Trung Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum cho biết, huyện đã báo cáo UBND tỉnh Kon Tum, Sở NN-PTNT Kon Tum 6 nhóm kiến nghị nâng tầm sâm Ngọc Linh được trình bày trình tại “Hội thảo sâm Ngọc Linh - sâm Việt Nam nhìn từ góc độ lịch sử, khoa học và thực tiễn”.

6 nhóm kiến nghị

Theo ông Mạnh, tại hội thảo nói trên, ngoài trình bày thực trạng phát triển, ký kết các nội dung quan trọng có tác động to lớn đến ngành sâm Ngọc Linh, các đại biểu là người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã, các nhà nghiên cứu khoa học về sâm còn nêu ra 6 nhóm kiến nghị, giải pháp để nâng cao giá trị sâm Ngọc Linh, biến quốc bảo thành quốc kế dân sinh.

Đó là kiến nghị cấp thẩm quyền tăng cường đấu tranh chống nạn trục lợi từ thương hiệu sâm Ngọc Linh, mua bán sâm giả đang diễn ra trên mạng.

Kiến nghị cần có cơ chế, hướng dẫn chi tiết, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho phát triển sâm Ngọc Linh gắn với phát triển du lịch; cụ thể hóa Quyết định số 611 ngày 1/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ để người dân, doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư, phát triển cây sâm.

Kon Tum: Các phải pháp nâng cao giá trị sâm Ngọc Linh
Các đại biểu kiến nghị sớm công bố công trình nghiên cứu khoa học giống nuôi cấy mô để làm cơ sở phát triển, mở rộng vùng trồng

Dựa trên kinh nghiệm phát triển sâm của các quốc gia nổi tiếng trên thế giới, các đại biểu kiến nghị sớm công bố công trình nghiên cứu khoa học giống nuôi cấy mô để làm cơ sở phát triển, mở rộng vùng trồng; phát triển sâm công nghiệp dựa trên công nghệ, qua đó tạo ra các phân khúc sâm mang các giá trị khác nhau.

Trên cơ sở các dẫn chứng lịch sử, khoa học và thực tế, Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Minh Đức (Khoa dược, Trường Đại học Tôn Đức Thắng) kiến nghị, chỉ dùng tên Sâm Việt Nam cho cây sâm quý đặc hữu bản địa Việt Nam; sâm Việt Nam trồng tại vùng Ngọc Linh thuộc 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam, nếu có chỉ dẫn địa lý, mã số vùng trồng hợp lệ, được mang thương hiệu Sâm Ngọc Linh; cây sâm Panax vietnamensis Ha et Grushv. var. vietnamensis trồng ở các vùng di thực khác, ngoài vùng Ngọc Linh được gọi là Sâm Việt Nam.

Nhấn mạnh thương hiệu sản phẩm quốc gia Sâm Việt Nam – Sâm Ngọc Linh không cản trở sự phát triển của các loài sâm Panax khác, các đại biểu kiến nghị cần đẩy mạnh đầu tư, nghiên cứu phát triển các loài sâm khác để làm cơ sở phát triển sản phẩm và thương hiệu, tiến tới đăng ký trở thành sản phẩm quốc gia như Sâm Việt Nam.

Trước ý kiến cho rằng sâm Ngọc Linh và sâm Lai Châu là đồng danh tên khoa học với Sâm Việt Nam, Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Minh Đức khẳng định: “Phó giáo sư Phan Kế Long (người phát hiện Sâm Lai Châu) và các chuyên gia đã xác nhận: cơ sở khoa học “P.vietnamensis var.vietnamensis, P.v.var.fuscidiscus và P.vietnamensis var.langbianensis là các taxon độc lập. Việc một số trang sắp xếp sâm Ngọc Linh và sâm Lai Châu là đồng danh chỉ là quan điểm cá nhân, chưa có những bằng chứng khoa học nào. Trong khi đó, trang web của các tổ chức nghiên cứu uy tín vẫn chấp nhận 3 thứ trên là các taxa độc lập. Do các taxa độc lập nhau nên chắc chắn sẽ có sự khác nhau về hoạt chất và giá trị, do đó, không thể đồng nhất chúng trong hoạt động thương mại.

Các kiến nghị có ý nghĩa quan trọng

Ông Võ Trung Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông cho biết, với vai trò là đơn vị đồng tổ chức Hội thảo sâm Ngọc Linh - sâm Việt Nam nhìn từ góc độ lịch sử, khoa học và thực tiễn, ban tổ chức đánh giá hội thảo đã giải quyết được nhiều vấn đề mà ngành sâm và người tiêu dùng cả nước quan tâm.

Đặc biệt, 6 nhóm kiến nghị được đưa ra tại hội thảo là những thông tin hữu ích, có giá trị to lớn, phản ánh đầy đủ, toàn diện các giải pháp để giúp nâng tầm cây sâm Ngọc Linh. Trong các nhóm kiến nghị này, một số giải pháp đã được huyện và tỉnh triển khai xuyên suốt trong thời gian qua như đấu tranh chống sâm giả, trục lợi sâm; hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phát triển mở rộng diện tích, tăng cường chế biến sâu, đa dạng sản phẩm từ cây sâm Ngọc Linh để phục vụ người tiêu dùng trên cả nước.

Kon Tum: Các phải pháp nâng cao giá trị sâm Ngọc Linh
Sâm Ngọc Linh từ chỗ có nguy cơ tuyệt chủng, nay đã phát triển được hơn 2.800ha, trở thành cây giúp người dân huyện Tu Mơ Rông làm giàu, xoá hàng nghìn hộ nghèo

“Nhờ cách chính sách của tỉnh trong việc kêu gọi đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng, phát triển thương hiệu, sâm Ngọc Linh từ chỗ có nguy cơ tuyệt chủng, nay đã phát triển được hơn 2.800ha, trở thành cây giúp dân làm giàu, xoá hàng nghìn hộ nghèo, còn người tiêu dùng có cơ hội sử dụng sản phẩm sâm chất lượng để bồi dưỡng sức khỏe. Tỉnh Kon Tum luôn quan tâm, lắng nghe các kiến nghị để cùng xây dựng, phát triển sâm Ngọc Linh. Việc báo cáo UBND tỉnh các nhóm kiến nghị về giải pháp do các nhà nghiên cứu trình bày tại hội thảo nói trên, nhằm mục đích để tỉnh có thêm thông tin để nghiên cứu, thẩm định, qua đó vạch ra chiến lược dài hơn cho việc phát triển, nâng tầm sâm Ngọc Linh, sớm giúp người dân ở Việt Nam và thế giới hưởng lợi từ sâm Ngọc Linh, sớm biến quốc bảo thành quốc kế dân sinh”,ông Mạnh nói.

Cũng theo ông Mạnh, trong nhóm kiến nghị trên, một số giải pháp để nâng tầm sâm Ngọc Linh đã vượt thầm quyền của huyện, tỉnh. Huyện sẽ tham mưu UBND tỉnh báo cáo cấp thẩm quyền quyết định.

Trước đó, như Tạp chí Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam đưa tin, ngày 10-12, UBND huyện Tu Mơ Rông phối hợp với Trung tâm Công nghệ sinh học TP Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo sâm Ngọc Linh - sâm Việt Nam nhìn từ góc độ lịch sử, khoa học và thực tiễn. Hội thảo thu hút sự tham gia của nhiều giáo sư, tiến sĩ là các nhà nghiên cứu về sâm. Hội thảo nhằm khẳng định giá trị của sâm Ngọc Linh, tìm giải pháp phát triển bền vững loại cây này, giúp người người, nhà nhà hưởng lợi từ việc trồng, sử dụng sâm Ngọc Linh./.

Bài liên quan

Kon Tum: Huyện Tu Mơ Rông chịu thiệt hại do mưa lớn và gió mạnh

Kon Tum: Huyện Tu Mơ Rông chịu thiệt hại do mưa lớn và gió mạnh

Trong khoảng thời gian từ 14h00 ngày 04/4 đến 14h00 ngày 06/4/2025, huyện Tu Mơ Rông đã hứng chịu ảnh hưởng của thời tiết xấu, với các đợt mưa nhỏ đến mưa vừa kèm theo gió lớn, gây thiệt hại đáng kể đến tài sản của người dân và cơ sở hạ tầng địa phương. Báo cáo từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum cho biết, tổng thiệt hại ước tính lên tới khoảng 226 triệu đồng.
Kon Tum triển khai các giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp

Kon Tum triển khai các giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp

UBND tỉnh Kon Tum vừa có Văn bản số 1070/UBND-KTN về việc tiếp tục triển khai các giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Kon Tum: Sử dụng đất kết hợp đa mục đích để phát triển các sản phẩm du lịch nông nghiệp

Kon Tum: Sử dụng đất kết hợp đa mục đích để phát triển các sản phẩm du lịch nông nghiệp

Huyện ủy Kon Plông vừa ban hành Chỉ thị số 16 CT/HU về lãnh đạo việc sử dụng đất kết hợp đa mục đích theo Luật đất đai năm 2024.
Kon Tum: Chỉ đạo kiểm tra thủ tục pháp lý đối với các cơ sở trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Kon Tum: Chỉ đạo kiểm tra thủ tục pháp lý đối với các cơ sở trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

UBND tỉnh Kon Tum vừa chỉ đạo UBND huyện Ngọc Hồi, UBND huyện Đăk Hà, UBND thành phố Kon Tum kiểm tra, xử lý đối với các cơ sở vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Kon Tum: Khánh thành, đưa vào sử dụng 2 cây cầu sắt dẫn vào điểm du lịch thác Tea Prông

Kon Tum: Khánh thành, đưa vào sử dụng 2 cây cầu sắt dẫn vào điểm du lịch thác Tea Prông

Chiều 28/3, tại xã Tê Xăng (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum), UBND huyện Tu Mơ Rông phối hợp với UBND Quận 6 (TPHCM) tổ chức Lễ khánh thành, đưa vào sử dụng 2 cây cầu sắt dẫn vào điểm du lịch thác Tea Prông (xã Tê Xăng).
Nâng tầm nông sản chủ lực, hướng đến phát triển bền vững

Nâng tầm nông sản chủ lực, hướng đến phát triển bền vững

Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, Kon Tum đang tập trung phát triển các nông sản đặc sản, biến chúng thành động lực tăng trưởng kinh tế địa phương. Tỉnh đã và đang triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ chế biến, nâng cao giá trị sản phẩm, tạo bước đột phá cho nông sản chủ lực.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Gió Đại Phong cuộc cách mạng đầu tiên trong sản xuất nông nghiệp

Gió Đại Phong cuộc cách mạng đầu tiên trong sản xuất nông nghiệp

Gió Đại Phong là một phong trào thi đua sản xuất nông nghiệp điển hình ở miền Bắc nước ta trong giai đoạn 1961-1965, thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội và kháng chiến chống Mỹ. Phong trào này có ý nghĩa to lớn trong việc thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, góp phần đảm bảo hậu phương vững chắc cho tiền tuyến miền Nam.
Thủy điện nhìn từ hai mặt

Thủy điện nhìn từ hai mặt

Thủy điện, nguồn năng lượng được tạo ra từ sức nước, đã đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp điện năng cho toàn thế giới trong nhiều thập kỷ. Việc xây dựng các đập thủy điện và hồ chứa đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế và xã hội, nhưng đồng thời cũng gây ra những tác động đáng kể đến môi trường và cộng đồng dân cư. Bài viết này sẽ phân tích chi tiết về cả lợi ích lẫn tác hại của thủy điện, giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về nguồn năng lượng này.
Muốn thành công không có con đường nào khác là phải làm

Muốn thành công không có con đường nào khác là phải làm

“Muốn thành công không có con đường nào khác là phải làm. Trồng cây cũng như nuôi con, phải chăm, phải theo dõi chứ không phải chỉ biết cho ăn, mà không quan tâm đến liều lượng. Chỉ biết cho ăn, ép ăn, thúc ăn sẽ khiến trẻ phát phì, trồng cây cũng vậy thôi” - đây là phát biểu chia sẻ của Phó Chủ tịch BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Xuân Định với bà con nông dân tại buổi kiểm tra về việc triển khai thực hiện Dự án mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm bí xanh thơm tại huyện Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn).
Tiềm năng và thách thức phát triển nông nghiệp hữu cơ tại nông thôn Việt Nam

Tiềm năng và thách thức phát triển nông nghiệp hữu cơ tại nông thôn Việt Nam

Sự phát triển của nông nghiệp hữu cơ tại các vùng nông thôn Việt Nam đang ngày càng trở thành một xu hướng quan trọng trong bối cảnh nhu cầu về sản phẩm sạch và an toàn tăng cao, cũng như việc bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng trở nên cấp thiết. Quá trình phát triển này có nhiều tiềm năng to lớn, tuy nhiên cũng gặp không ít thách thức trở ngại.
Quy hoạch thủy lợi sông Hồng - sông Thái Bình đáp ứng tầm nhìn dài hạn, tránh chắp vá, lãng phí

Quy hoạch thủy lợi sông Hồng - sông Thái Bình đáp ứng tầm nhìn dài hạn, tránh chắp vá, lãng phí

Quy hoạch thủy lợi sông Hồng – sông Thái Bình theo hướng mở, đa mục tiêu, có tầm nhìn dài hạn, nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh nguồn nước, bảo vệ môi trường nước; góp phần phòng, chống thiên tai do nước gây ra, bảo vệ môi trường, sinh thái.
Sản xuất nông nghiệp hữu cơ không thuốc BVTV hóa học là hướng đi bền vững cho tương lai

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ không thuốc BVTV hóa học là hướng đi bền vững cho tương lai

Trong sản xuất nông sản hữu cơ, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) là một vấn đề đặc biệt quan trọng, cần nghiêm ngặt chú ý và tuân thủ. Việc sử dụng những thuốc BVTV sinh học được coi là hướng đi bền vững cho ngành nông nghiệp hữu cơ trong tương lai.
Khuyến nông Hà Tĩnh nhân rộng và phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững

Khuyến nông Hà Tĩnh nhân rộng và phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững

Mới đây, Trung tâm Khuyến nông, Chi hội Nông nghiệp hữu cơ tỉnh Hà Tĩnh đã được đón Đoàn công tác do TSKH. Hà Phúc Mịch - Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, Ủy viên Đoàn Chủ tịch TW MTTQ Việt Nam đến thăm và làm việc.
Nông nghiệp hữu cơ Thanh Hóa: Bước tiến xanh, giá trị vàng

Nông nghiệp hữu cơ Thanh Hóa: Bước tiến xanh, giá trị vàng

Trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng ngày càng khắt khe về chất lượng và an toàn thực phẩm, nông nghiệp hữu cơ đã trở thành xu hướng tất yếu. Tại Thanh Hóa, việc phát triển sản xuất nông nghiệp an toàn, hữu cơ không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường mà còn góp phần bảo vệ môi trường và nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Nuôi gà thịt bản địa theo mô hình hữu cơ chứng nhận OCOP

Nuôi gà thịt bản địa theo mô hình hữu cơ chứng nhận OCOP

Ngành chăn nuôi đẩy mạnh chăn nuôi theo mô hình hữu cơ tích cực ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao hiệu quả, nâng cao tính cạnh tranh, đặc biệt tạo ra những sản phẩm chăn nuôi mới chất lượng cao, đảm bảo phát triển chăn nuôi bền vững thân thiện với môi trường.
Nông nghiệp hữu cơ Thanh Hóa: Hướng đi bền vững, nâng cao giá trị nông sản

Nông nghiệp hữu cơ Thanh Hóa: Hướng đi bền vững, nâng cao giá trị nông sản

Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ (NNHC) đang được triển khai hiệu quả tại Thanh Hóa, mang lại lợi ích kinh tế cao hơn, đồng thời thay đổi tư duy sản xuất của người nông dân theo hướng an toàn, bền vững.
Ngành nông nghiệp cần sửa đổi những bất cập để phù hợp với xu thế phát triển kinh tế toàn cầu

Ngành nông nghiệp cần sửa đổi những bất cập để phù hợp với xu thế phát triển kinh tế toàn cầu

Đây là nhận định của TS. Lê Xuân Rao - Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT Hà Nội tại Hội thảo chuyên đề "Những bất cập trong thực hiện Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật và Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong lĩnh vực nông nghiệp".
Giải cứu nông sản: Khi tấm lòng vượt qua bài toán Cung - Cầu

Giải cứu nông sản: Khi tấm lòng vượt qua bài toán Cung - Cầu

Cụm từ "giải cứu nông sản" đã không còn xa lạ với người dân Việt Nam. Nó xuất hiện mỗi khi một loại nông sản nào đó rơi vào tình trạng dư thừa, giá rớt thảm hại, người nông dân đứng trước nguy cơ thua lỗ nặng nề.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính