Chủ nhật 20/07/2025 14:34Chủ nhật 20/07/2025 14:34 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Gian nan lập nghiệp ; Hợp tác xã của người yếu thế

HTX Tân Thọ: Đưa sản phẩm thủ công mỹ nghệ vươn tâm quốc tế

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Không chỉ tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động địa phương với thu nhập ổn định, hợp tác xã còn sở hữu 3 sản phẩm OCOP và đưa các sản phẩm thủ công mỹ nghệ xuất khẩu vươn tầm quốc tế.

Gian nan lập nghiệp

Hiện nay, Hợp tác xã thủ công mỹ nghệ Tân Thọ (HTX Tân Thọ) đang tạo việc làm cho hơn 500 lao động địa phương có thu nhập ổn định, đồng thời sở hữu 3 sản phẩm OCOP. Theo chị Nguyễn Thị Thắm, Giám đốc Hợp tác xã thủ công mỹ nghệ Tân Thọ (xã Trung Chính, tỉnh Thanh Hóa), khi chính quyền địa phương có chủ trương phát động khôi phục nghề mây tre đan truyền thống, chị đã vận động bà con nhân dân trong xã đi học nghề. Tuy nhiên, sau khi học nghề và tạo ra các sẩn phẩm thủ công thì thị trường tiêu thụ chậm, giá cả thấp, hạn chế nên nhiều người dần bỏ nghề.

HTX thủ công mỹ nghệ Tân Thọ tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động là người yếu thế.
HTX thủ công mỹ nghệ Tân Thọ tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động là người yếu thế.

Năm 2007, một tổ chức phi chính phủ tài trợ chương trình nâng cao quyền tự chủ cho phụ nữ, chị Thắm cùng một số chị em phụ nữ đã tích cực tham gia. Chương trình hướng đến mục tiêu khôi phục nghề mây tre đan truyền thống, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân nông thôn.

Chị Thắm cho biết, ban đầu khởi nghiệp, các sản phẩm mây tre đan làm ra được cung cấp cho một đơn vị chuyên xuất khẩu, nhưng thu nhập lại quá thấp. Những tháng đầu tiên, giao hàng cho đơn vị xuất khẩu nhưng tính ra thu nhập thì mỗi tháng chị nhận được chưa đến 100 nghìn đồng/tháng.

Nghề mây tre đan không mang lại hiệu quả như mong muốn, chị Thắm lại cùng mọi người ra Ninh Bình học nghề đan cói. Ban đầu nghề đan cói cũng giúp chị và bà con có thu nhập nhưng vì nhiều lý do như: đầu ra, giá cả, tính chủ động về hàng hóa...đã khiến chị cùng bà con quyết định nghỉ việc đan các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ cói. Thương bà con, chị lại tìm các công việc khác thay thế như: khâu bóng thể thao, làm cơi trầu...nhưng cuối cùng thì lại quay về nghề đan lát truyền thống vốn dĩ quen thuộc với bà con.

Để chủ động đầu ra, chị Thắm cùng bà con thànhh lập HTX thủ công mỹ nghệ Tân Thọ năm 2010, các sản phẩm được chị cùng mọi người trực tiếp tiếp thị chứ không qua đơn vị trung gian. Mặt hàng chính lúc bấy giờ của HTX là giỏ tích đựng ấm trà.

Giỏ đựng tích trà là sản phẩm tạo nên thương hiệu của HTX Tân Thọ.
Giỏ đựng tích trà là sản phẩm tạo nên thương hiệu của HTX Tân Thọ.

Chủ động trong việc tìm kiếm nơi xuất sản phẩm, chị Thắm đã mang các sản phẩm đến các hội chợ thủ công trong và ngoài tỉnh để giới thiệu. Chị kiên trì giải thích về chất lượng, nguyên liệu, công dụng của sản phẩm đến những người bán hàng, đồng thời cam kết, hàng không bán được chị sẽ thu hồi lại, không để người bán phải chịu lỗ. Với cách làm kiên trì, sản phẩm chất lượng tốt nên có những ngày chị Thắm bán được hơn 30 triệu tiền hàng.

Ngoài mặt hàng là giỏ tích đựng ấm trà, chị cùng bà con trong HTX Tân Thọ còn nghiên cứu các mặt hàng mỹ nghệ đang được thị trường ưa chuộng. Bên cạnh đó, HTX còn nhận đơn hàng theo yêu cầu, mẫu mã của các doanh nghiệp. Thường xuyên tư vấn thay đổi mẫu mã, chất liệu, kích thước các loại sản phẩm theo thị hiếu thị trường.

Bằng tất cả tâm huyết, sự kiên trì bền bỉ, chỉ trong thời gian ngắn, các sản phẩm của HTX Tân Thọ đã phủ sóng trên toàn quốc. Có nhiều thời điểm, mỗi tháng HTX xuất đi hàng nghìn sản phẩm khác nhau.

Hợp tác xã của người yếu thế

Điều đặc biệt của HTX Tân Thọ nằm ở chỗ, những thành viên trong HTX có hơn 80% là những người phụ nữ lớn tuổi, người khuyết tật, phụ nữ đơn thân...Nhưng những sản phẩm họ làm ra đều là tâm huyết và sự khéo léo của đôi bàn tay. Họ tìm đến nhau để gây dựng lên một mái nhà chung, một mái ấm với tình thương, sự sẻ chia để đứng lên mạnh mẽ trước những nghịch cảnh của cuộc sống.

Những thành viên trong HTX đều được đào tạo nghề miễn phí. Đối với những người yếu thế trong xã hội, việc là thành viên, được làm việc trong HTX Tân Thọ chẳng khác nào như đang ở trong chính gia đình ruột thịt của mình. Ở đây mọi người được làm việc, được ghi nhận, yêu thương và có thu nhập ổn định từ chính công sức mình bỏ ra. Với chị Thắm, khi đã là thành viên của Hợp tác xã “sẽ không ai bị bỏ lại phía sau”.

Nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ của HTX Tân Thọ được tạo nên từ nhưng đôi bàn tay tài hoa, khóe léo của người lao động.
Nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ của HTX Tân Thọ được tạo nên từ nhưng đôi bàn tay tài hoa, khóe léo của người lao động.

Điển hình cho sự đùm bọc, yêu thương và sẻ chia của HTX Tân Thọ đối với thành viên như trường hợp của chị Thơm. Mặc dù là một phụ nữ đơn thân, mang đôi chân tật nguyền bẩm sinh nhưng chị Thơm đã vượt lên nghịch cảnh, mang trong mình nghị lực sống phi thường.

"Cơ thể không lành lặn, hoạt bát như bao người nhưng chị Thơm là phụ nữ có ý trí, khát khao và nghị lực sống mãnh liệt. Chị Thơm là chỗ dựa duy nhất cho mẹ già, đứa cháu mồ côi và cậu con trai đang là sinh viên theo học ở Hà Nội. Ngoài quán tạp hóa nhỏ ngoài đầu làng để kiếm thêm đồng mắm, đồng muối nuôi gia đình. Khi nhàn rỗi chị Thơm lại ra đồng làm thuê các công việc đồng áng, tối đến lặng lẽ ngồi đan lát từng sản phẩm mây tre đan. Nhờ có nghề đan lát trong tay, mỗi tháng chị Thơm cũng thu nhập từ 4- 5 triệu đồng. Đó cũng là minh chứng cho sự lao động không biết mệt mỏi và để khẳng định rằng, chị Thơm không phải là gánh nặng cho xã hội dù bản thân chịu nhiều thiệt thòi" - chị Thắm trầm lặng kể.

Hiện nay, HTX Tân Thọ đang sở hữu 3 sản phẩm OCOP 4 sao gồm: Đĩa cói, sọt cói, chậu cói. Trung bình mỗi năm HTX đã xuất khẩu các sản phẩm như: thùng đựng đồ, thảm, dép, túi xách, giỏ xách hoa quả, rổ rá, đĩa để đồ...với doanh thu hàng chục tỷ đồng. Những sản phẩm do HTX sản xuất ra chủ yếu khẩu sang thị trường nước ngoài như: Đức, Mỹ...

Sản phẩm thủ công mỹ nghệ của HTX Tân Thọ đã xuất khẩu ra các thị trường khó tính trên thế giới.
Sản phẩm thủ công mỹ nghệ của HTX Tân Thọ đã xuất khẩu ra các thị trường khó tính trên thế giới.

Từ một cơ sở nhỏ lẻ, đến nay, HTX Tân Thọ đã vươn lên mạnh mẽ, có tiếng tăm trong ngành hàng thủ công mỹ nghệ. HTX Tân Thọ thường xuyên tạo công ăn việc làm ổn định cho 500 lao động địa phương với mức thu nhập từ vài trăm nghìn đồng đến 7 triệu đồng/tháng.

Những sản phẩm đan lát thủ công mỹ nghệ do HTX Tân Thọ làm ra, không chỉ mang lại thu nhập cho người nông dân mà nó còn khẳng định, phát huy những giá trị văn hóa do cha ông để lại.

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

Thị trường nông sản 20/7/2025: Giá lúa gạo ổn định, cà phê tăng mạnh trở lại

Thị trường nông sản 20/7/2025: Giá lúa gạo ổn định, cà phê tăng mạnh trở lại

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo, tiêu ổn định, đáng chú ý cà phê tăng mạnh trở lại từ 1.700 đến 2.000 đồng/kg so với hôm qua.
Thị trường nông sản 19/7/2025: Giá lúa gạo bình ổn, cà phê giảm nhẹ

Thị trường nông sản 19/7/2025: Giá lúa gạo bình ổn, cà phê giảm nhẹ

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo bình ổn, tiêu tiếp đà giảm, trong khi đó cà phê giảm nhẹ từ 200 - 500 đồng/kg so với hôm qua.
Thị trường nông sản 18/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê tăng nhẹ trở lại

Thị trường nông sản 18/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê tăng nhẹ trở lại

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biến động, tiêu giữ nguyên, đáng chú ý cà phê trong nước tăng nhẹ trở lại so với hôm qua.
Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 2: Duy trì chất lượng đường dài

Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 2: Duy trì chất lượng đường dài

Trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ, duy trì tiêu chuẩn hữu cơ là một hành trình không ngừng nghỉ và đầy thách thức. Để duy trì chất lượng đường dài, mở rộng quy mô, người sản xuất nông nghiệp hữu cơ cần xây dựng tuân thủ các quy định và xây dựng hệ thống quản lý chặt chẽ.
Phát triển nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp tại Thuận An

Phát triển nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp tại Thuận An

Xã Thuận An được thành lập trên cơ sở hợp nhất toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số các xã Lệ Chi, Dương Quang và một phần diện tích tự nhiên, dân số các xã Phú Sơn, Đặng Xá trước đây, tổng diện tích tự nhiên 2.967ha, trong đó có 94ha đất phát triển đô thị còn lại là đất khu vực nông thôn.
Thị trường nông sản 17/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê quay đầu giảm mạnh

Thị trường nông sản 17/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê quay đầu giảm mạnh

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biến động, tiêu giảm, đáng chú ý cà quay đầu giảm mạnh từ 2.900 đến 3.000 đồng/kg so với hôm qua.
Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 1: Khởi đầu từ những cộng đồng tử tế

Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 1: Khởi đầu từ những cộng đồng tử tế

Tại vùng Trung du và miền núi phía Bắc, giữa những phép tính lợi nhuận ngắn hạn, có những cộng đồng đang chọn chuyển đổi hữu cơ để thực hiện một phép cộng khác - cộng sự sẻ chia, cộng ý thức, cộng trách nhiệm. Họ là những cộng đồng tử tế, tiên phong vẽ thêm màu xanh bền vững cho bức tranh nông nghiệp hữu cơ miền Bắc Việt Nam..
Kết hợp rừng ngập mặn làm du lịch sinh thái – Tiềm năng và hướng phát triển bền vững

Kết hợp rừng ngập mặn làm du lịch sinh thái – Tiềm năng và hướng phát triển bền vững

Rừng ngập mặn (RNM) là một hệ sinh thái độc đáo và vô cùng quan trọng, không chỉ đóng vai trò bảo vệ bờ biển, điều hòa khí hậu mà còn sở hữu vẻ đẹp hoang sơ, đa dạng sinh học phong phú. Chính những đặc điểm này đã mở ra một tiềm năng to lớn cho việc phát triển du lịch sinh thái (DLST) tại các khu vực có RNM. Việc kết hợp DLST với RNM không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng mà còn góp phần nâng cao nhận thức về bảo tồn, thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Nghề nuôi ốc hương đem lại giá trị kinh tế cao cho nhiều người dân ven biển

Nghề nuôi ốc hương đem lại giá trị kinh tế cao cho nhiều người dân ven biển

Trong bối cảnh ngành thủy sản ngày càng phát triển và đa dạng hóa, nghề nuôi ốc hương đã nổi lên như một hướng đi tiềm năng và mang lại giá trị kinh tế cao cho nhiều người dân ven biển. Tuy nhiên, đằng sau những con số ấn tượng về sản lượng và thu nhập là biết bao nỗi vất vả, âu lo của người làm nghề.
Thị trường nông sản 16/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê tăng sốc 6.300 đồng/kg

Thị trường nông sản 16/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê tăng sốc 6.300 đồng/kg

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biến động, tiêu tăng nhẹ, đáng chú ý cà phê tăng sốc từ 6.100 - 6.300 đồng/kg so với hôm qua.
Lào Cai: Nuôi kiến làm thiên địch phòng sâu bệnh cho cây trồng

Lào Cai: Nuôi kiến làm thiên địch phòng sâu bệnh cho cây trồng

Mô hình đặc biệt này được nông dân Lào Cai triển khai trên diện tích rừng và vườn cây ăn quả, không chỉ mang lại nguồn thu nhập mà còn giảm sâu bệnh cho cây trồng.
Thị trường nông sản 14/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê giảm 2.000 đồng/kg

Thị trường nông sản 14/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê giảm 2.000 đồng/kg

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biến động, tiêu giảm nhẹ đồng loạt, cà phê giảm mạnh từ 1.500 - 2.000 đồng/kg so với hôm qua.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính