Ước tính thiệt hại về nuôi trồng thủy sản do bão số 3 và mưa lũ sau bão hơn 2.500 tỷ đồng. |
Tại hội nghị, ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, tính đến ngày 20/9/2024, theo báo cáo của các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 03 và hoàn lưu bão đã gây thiệt hại nặng cho toàn ngành nông nghiệp nói chung và ngành thủy sản nói riêng. Các địa phương đã sơ bộ thống kê tình hình thiệt hại trong nuôi trồng thủy sản do cơn bão số 3.
Theo báo cáo sơ bộ của địa phương các tỉnh phía Bắc từ Quảng Ninh đến Nghệ An, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản bị vỡ bờ bao, ngập lụt và ước thiệt hại khoảng 23.595 ha. Trong đó, Diện tích nuôi tôm nước lợ thiệt hại 8.104,14 ha, thuỷ sản nước ngọt bị ảnh hưởng do ngập lụt 14.241 ha; diện tích nuôi nhuyễn thể và thủy sản khác là 4.070,20 ha; số lồng bè bị thiệt hại khoảng 4.592 ô lồng. Ước tính thiệt hại về nuôi trồng thủy sản do bão số 3 và mưa lũ sau bão hơn 2.500 tỷ đồng.
Rà soát, dự kiến nhu cầu con giống thủy sản, thức ăn, chất xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản để phục vụ công tác phục hồi sản xuất thủy sản sau mưa bão.
Huy động nhân lực, tổ chức làm sạch môi trường các vùng nuôi bị ngập, lụt. Sử dụng thuốc, hóa chất để tiêu độc, khử trùng và xử lý môi trường nước sau lũ, lụt ở những vùng bị gập lụt, ô nhiễm…
Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long bày tỏ lo lắng về nguy cơ dịch bệnh sau bão lũ. “Lo lắng nhất sau bão và mưa lũ là dịch bệnh vì các loại mầm bệnh tồn tại trong môi trường và đàn vật nuôi rất nhiều, có nguy cơ sẽ phát tán và lây lan”, ông Long nói.
Theo đó, ông Long cũng đề xuất Bộ NN-PTNT ban hành văn bản chỉ đạo và yêu cầu tất cả lực lượng, các cấp hỗ trợ cho người dân các biện pháp tổng vệ sinh, tiêu độc khử trùng. Đồng thời, tiến hành rà soát tiêm phòng ngay cho đàn gia súc và gia cầm để không phát sinh dịch bệnh. Ngoài ra, yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất vacxin, thuốc thú y không được phép tăng giá, thậm chí còn phải có chính sách giảm giá để đồng hành cùng bà con.
Ông Phạm Kim Đăng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho hay, tính đến 17h ngày 18/9, thiệt hại do cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão gây ra đã khiến 22.808 con gia súc và hơn 3 triệu con gia cầm bị chết, trong đó 5 tỉnh chịu thiệt hại nặng nhất gồm: Hải Phòng, Quảng Ninh, Yên Bái, Hà Nội và Thái Nguyên.
Tính đến ngày 18-9, tổng số thiệt hại đối với gia súc là hơn 22.800 con, gia cầm hơn 3 triệu con, cùng nhiều máy móc trang thiết bị hư hỏng do ngập nước... |
Theo lãnh đạo Cục Chăn nuôi, hiện các địa phương chưa đánh giá được hết giá trị thiệt hại về cơ sở hạ tầng, chuồng trại… Trước những khó khăn hiện nay, địa phương, đặc biệt là các nông hộ mong muốn nhận được sự hỗ trợ đền bù thiệt hại theo đúng quy định; xem xét hỗ trợ vốn đầu tư, giãn nợ, giảm lãi suất…; hỗ trợ hóa chất tiêu độc khử trùng; hỗ trợ con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, vacxin phòng bệnh để tái đàn…
Cũng theo Cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi và Cục Thú y, tính đến thời điểm này, ngành thủy sản đã nhận được gần 85 tỷ đồng, ngành chăn nuôi gần 79 tỷ đồng và ngành thú y gần 2,4 tỷ đồng từ các mạnh thường quân, doanh nghiệp ủng hộ, hỗ trợ người dân bằng tiền, thức ăn, con giống, chất xử lý cải tạo môi trường… nhằm khôi phục, khắc phục hậu quả sau bão số 3 và mưa lũ.
Tại hội nghị, các hiệp hội, doanh nghiệp cũng đã đưa ra những đề xuất và giải pháp cụ thể để khôi phục ngành chăn nuôi và thủy sản sau cơn bão số 3 vừa qua.
Nông nghiệp thiệt hại rất lớn do bão số 3 và mưa lũ Lĩnh vực nông nghiệp, từ chăn nuôi, thủy sản, trồng trọt, lâm nghiệp thiệt hại rất lớn do bão số 3 và mưa lũ. |
Quốc tế đồng hành, hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả thiên tai Sáng 18/9, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tiếp nhận viện trợ khẩn cấp từ các đại sứ ... |
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, bão số 3 và mưa lũ sau bão đã gây thiệt hại, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Đây cũng là hai lĩnh vực có tăng trưởng cao nhất trong các lĩnh vực của ngành nông nghiệp.
Bộ NN&PTNT sẽ chỉ đạo Cục Thủy sản và Cục Chăn nuôi cùng bàn với các hội, hiệp hội ngành hàng để sớm tổ chức hội nghị hỗ trợ cho ngành thủy sản và chăn nuôi nhằm sớm khôi phục sản xuất, để chu kỳ sản xuất đáp ứng được nhu cầu nguồn cung thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán.
Bộ NN&PTNT cũng đề xuất Chính phủ hoãn, giãn nợ và có những hỗ trợ nhất định đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình và đặc biệt phải tiếp tục giải quyết vấn đề về bảo hiểm, tái bảo hiểm để phát triển thủy sản, chăn nuôi cũng như các lĩnh vực khác một cách bền vững hơn.
Đối với công sức, vật phẩm và tiền bạc của các doanh nghiệp, hội, hiệp hội ngành hàng, các tổ chức, cá nhân ủng hộ trong thời gian qua, Thứ trưởng khẳng định những nguồn lực này sẽ đến tận tay những người cần hỗ trợ, đúng người, đúng việc và đảm bảo công khai, minh bạch.