Thứ bảy 19/07/2025 07:05Thứ bảy 19/07/2025 07:05 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Hà thủ ô đỏ trở thành cây kinh tế chủ lực: "Chắp cánh" nâng tầm thương hiệu nông sản

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Hơn nửa thập kỷ trước, những cánh rừng huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng vẫn còn rải rác những bụi cây hà thủ ô đỏ mọc hoang dã. Nhưng do khai thác quá mức, loại dược liệu quý này ngày càng suy kiệt. Nhận thấy tiềm năng phát triển cây hà thủ ô đỏ trong điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu đặc trưng của địa phương, ông Ninh Văn Tuyến, Giám đốc Công ty TNHH HATODO (Công ty) đã tiên phong đưa cây hà thủ ô đỏ vào trồng đại trà, biến loại cây dược liệu quý này thành sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao.
Hà thủ ô đỏ trở thành cây kinh tế chủ lực:

Người trồng hà thủ ô đỏ nếu áp dụng đúng kỹ thuật canh tác, sau 3 năm trồng thu hoạch sẽ cho năng suất 20 – 30 tấn củ/ha.

Ước mơ bảo tồn dược liệu quý

Sinh ra và lớn lên tại thị trấn Bảo Lạc, huyện Bảo Lạc, sau khi tốt nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, ông Ninh Văn Tuyến luôn trăn trở, làm thế nào để phát triển bền vững cây hà thủ ô đỏ, không chỉ bảo tồn nguồn giống mà còn tạo ra sản phẩm giá trị kinh tế cao, mang lại thu nhập ổn định cho bà con. Cây hà thủ ô đỏ có thời gian sinh trường 2,5 – 3 năm mới cho thu hoạch củ, nên khâu nhân giống là yếu tố quyết định năng suất, chất lượng cây trồng. Theo các tài liệu của Viện Dược liệu (Bộ Y tế), cây hà thủ ô đỏ là một vị thuốc bổ đông y, có khả năng chống lão hóa, làm đen râu, tóc, ích thận, mạnh tinh tủy, khỏe gân cốt . Đây là một trong 8 loài dược liệu quý thuộc diện cần bảo tồn, nằm trong sách đỏ của Việt Nam. Sau nhiều năm thử nghiệm, khảo sát và liên kết với các chuyên gia Viện Dược liệu, năm 2018, được Sở Khoa học và Công nghệ Cao Bằng tư vấn, hỗ trợ, Công ty chính thức triển khai dự án "Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình trồng và chế biến dược liệu hà thủ ô đỏ tại huyện Bảo Lạc".

Công ty đã đầu tư xây dựng 2.000m² vườn ươm, nhân giống, cung ứng cây giống cho bà con theo hình thức cho vay trả chậm đến khi thu hoạch. Đến năm 2023, diện tích trồng tập trung của Công ty đã mở rộng lên hơn 20 ha, nâng tổng diện tích cây trồng trên địa bàn huyện đạt hơn 30 ha tại 7 xã, thị trấn huyện Bảo Lạc. Công ty đã mở rộng vùng trồng thử nghiệm hà thủ ô đỏ ra các tỉnh: Lạng Sơn 1 ha, Bắc Giang 0,5 ha, huyện Mèo Vạc (Hà Giang) 2 ha. Năm 2024, Công ty cung ứng hơn 50.000 cây giống và thu mua hơn 250 tấn củ tươi hà thủ ô đỏ từ nông dân, tạo ra chuỗi liên kết sản xuất ổn định.

Hà thủ ô đỏ trở thành cây kinh tế chủ lực:

Lá cây hà thủ ô đỏ được Công ty TNHH HATODO thu mua để sản xuất, chế biến trà hà thủ ô đỏ túi lọc.

"Nhịp cầu" kết nối nông dân làm giàu

Không chỉ là câu chuyện của doanh nghiệp, nhiều hộ dân ở Bảo Lạc đã mạnh dạn chuyển đổi từ cây lúa, ngô sang trồng hà thủ ô đỏ bước đầu cho hiệu quả. Ông Hoàng Quốc Việt, Chủ tịch UBND xã Xuân Trường chia sẻ, Xuân Trường có khí hậu mát mẻ quanh năm, phù hợp trồng cây hà thủ ô đỏ. Hiện, xã có 11 hộ trồng 7,5 ha cây hà thủ ô đỏ, một số hộ đã có thu hoạch. Ông Tô Quang Tuyến, xóm Thua Tổng, xã Xuân Trường chuyển đổi hơn 3.000 m2 đất trồng lúa sang trồng hà thủ ô. “Tôi đã tự nhân giống cây hà thủ ô đỏ phục vụ nhu cầu trồng của gia đình. Nhờ tuân thủ quy trình canh tác, cây hà thủ ô đỏ phát triển tốt, cuối năm nay sẽ thu hoạch vụ đầu tiên. Do được trồng ở chân ruộng cao nên vườn hà thủ ô đỏ của gia đình không bị ngập úng, kỳ vọng sẽ cho năng suất cao". Ông Tuyến phấn khởi nói.

Bà Mông Thị Xuyến, tổ 4 thị trấn Bảo Lạc, trồng hơn 800 m2 cây hà thủ ô đỏ. Theo kinh nghiệm của bà Xuyến, một trong những yếu tố quyết định năng suất là chọn giống tốt, làm luống cao và kiểm soát độ ẩm hợp lý. "Năm nay, tôi thu được 3,5 tạ củ hà thủ ô tươi, bán giá 50.000 đồng/kg, lợi nhuận gấp 5 lần so với trồng ngô". Bà Xuyến chia sẻ.

Thực tế cây hà thủ ô trồng trên đất ruộng sẽ phát triển rất tốt, nếu sản xuất theo quy trình kỹ thuật năng suất đạt từ 20 – 30 tấn củ/ha. Tuy nhiên, một số hộ trồng tại đất ruộng khu vực thấp đã gặp tình trạng ngập úng khiến củ hà thủ ô bị thối, ảnh hưởng đến năng suất. Để khắc phục vấn đề này, Công ty khuyến cáo người dân làm luống cao từ 20 – 30 cm để đảm bảo độ thoát nước tốt. Cần đào rãnh thoát nước xung quanh ruộng trồng, tránh để nước đọng lâu ngày. Lựa chọn vùng đất trồng có độ dốc vừa phải để nước thoát tự nhiên. Điều quan trọng là kiểm tra định kỳ độ ẩm đất, tránh tưới quá nhiều vào mùa mưa.

Trong khi chờ thu hoạch củ, Công ty thu mua lá hà thủ ô đỏ giá 5.000 đồng/kg để chế biến trà hà thủ ô đỏ túi lọc. Bà Nguyễn Thị Tâm, thị trấn Bảo Lạc phấn khởi cho biết, với hơn 3.000 m3 vườn cây hà thủ ô đỏ đã bước sang năm thứ 3 của gia đình, được Công ty thu mua lá đã cho gia đình tôi có thêm nguồn thu nhập từ cây trồng này. Theo Giám đốc Công ty Ninh Văn Tuyến, Công ty thu mua lá hà thủ ô đã tận dụng hết giá trị cây trồng, tăng thu thêm nhập cho người dân. “Quy trình sơ chế lá hà thủ ô làm trà túi lọc, phải ngâm lá với nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn và dư lượng hóa chất. Test mẫu lá để kiểm tra tồn dư hóa chất trước khi chế biến, sấy khô lá ở nhiệt độ phù hợp để giữ nguyên hương vị và dược tính, sau đó đóng gói trà túi lọc để cung ứng ra thị trường”. Giám đốc Công ty Ninh Văn Tuyến chia sẻ.

Hà thủ ô đỏ trở thành cây kinh tế chủ lực:

Hơn 20 ha cây hà thủ ô đỏ của Công ty TNHH Hatodo được trồng tập trung tại 7 xã, thị trấn huyện Bảo Lạc.

Nâng tầm nông sản địa phương

Công ty đã đầu tư vào chế biến sâu. Công ty hợp tác với Viện Công nghiệp thực phẩm (Bộ Công Thương) để kiểm định chất lượng và phát triển các dòng sản phẩm chủ lực như: Trà cao hà thủ ô đỏ dạng lỏng, sản phẩm đạt OCOP 3 sao, được UBND tỉnh Cao Bằng công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh.

Hệ thống dây chuyền sản xuất của Công ty sử dụng công nghệ chiết xuất chân không tiên tiến từ Nhật Bản, đảm bảo giữ nguyên hàm lượng dược chất. Theo Giám đốc Công ty Ninh Văn Tuyến, năm 2024, Công ty đã bán hơn 100 tấn củ hà thủ ô đỏ tươi, chủ yếu cung cấp cho Công ty cổ phần Tây Bắc tivi Lai Châu. Công ty đang có kế hoạch mở rộng thêm 50 ha vùng trồng, để cung cấp khoảng 400 tấn củ hà thủ ô tươi theo nhu cầu của Công ty cổ phần Tây Bắc tivi Lai Châu trong thời gian tới.

Hà thủ ô đỏ trở thành cây kinh tế chủ lực:

Quy trình đóng gói sản phẩm cao chiết hà thủ ô đỏ củ Công ty TNHH HATODO được thực hiện nghiêm ngặt.

Mô hình trồng hà thủ ô đỏ tại Bảo Lạc không chỉ giúp người dân có thêm nguồn thu nhập bền vững mà còn mở ra hướng đi mới cho phát triển nông nghiệp dược liệu của tỉnh Cao Bằng. Để cây hà thủ ô đỏ trở thành cây kinh tế mũi nhọn trong phát triển kinh tế của địa phương, theo Giám đốc Công ty Ninh Văn Tuyến, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa "bốn nhà": Nhà nông, nhà khoa học, nhà nước, doanh nghiệp. Đặc biệt, việc hỗ trợ nông dân tiếp cận các chương trình đào tạo, chuyển giao kỹ thuật và liên kết sản xuất là yếu tố then chốt.

Với hướng đi đúng đắn, đầu tư bài bản, Bảo Lạc hoàn toàn có thể trở thành vùng trồng dược liệu quy mô lớn, góp phần nâng tầm thương hiệu nông sản ở Cao Bằng.

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

Thị trường nông sản 16/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê tăng sốc 6.300 đồng/kg

Thị trường nông sản 16/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê tăng sốc 6.300 đồng/kg

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biến động, tiêu tăng nhẹ, đáng chú ý cà phê tăng sốc từ 6.100 - 6.300 đồng/kg so với hôm qua.
Lào Cai: Nuôi kiến làm thiên địch phòng sâu bệnh cho cây trồng

Lào Cai: Nuôi kiến làm thiên địch phòng sâu bệnh cho cây trồng

Mô hình đặc biệt này được nông dân Lào Cai triển khai trên diện tích rừng và vườn cây ăn quả, không chỉ mang lại nguồn thu nhập mà còn giảm sâu bệnh cho cây trồng.
Thị trường nông sản 14/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê giảm 2.000 đồng/kg

Thị trường nông sản 14/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê giảm 2.000 đồng/kg

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biến động, tiêu giảm nhẹ đồng loạt, cà phê giảm mạnh từ 1.500 - 2.000 đồng/kg so với hôm qua.
Ngành Nông nghiệp và Môi trường duy trì đà tăng trưởng

Ngành Nông nghiệp và Môi trường duy trì đà tăng trưởng

Theo báo cáo từ các đơn vị của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), trong bối cảnh kinh tế-chính trị thế giới có nhiều biến động khó lường, từ xung đột địa chính trị đến chính sách thuế quan, nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng vẫn giữ được đà tăng trưởng tích cực.
Thị trường nông sản 14/7/2025: Giá lúa gạo, cà phê, tiêu bình ổn

Thị trường nông sản 14/7/2025: Giá lúa gạo, cà phê, tiêu bình ổn

Thị trường nông sản đầu tuần ghi nhận giá lúa gạo, cà phê, tiêu đều bình ổn so với hôm qua (13/7/2025).
Đồng Nai: Lập tổ công tác gỡ khó đất cao su

Đồng Nai: Lập tổ công tác gỡ khó đất cao su

Đồng Nai đang gấp rút tháo gỡ những "nút thắt" trong công tác giải phóng mặt bằng đất cao su, đặc biệt là việc thanh lý cây và bàn giao mặt bằng. Tỉnh vừa thành lập một Tổ công tác đặc biệt, đặt ra mục tiêu đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, nhằm hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số đã đề ra cho năm 2025.
Người nông dân tiên phong mở hướng đi mới cho nông nghiệp địa phương

Người nông dân tiên phong mở hướng đi mới cho nông nghiệp địa phương

“Năm 2021, vườn thanh long 4.000 m2, hơn 800 trụ được trồng từ năm 1999 của gia đình bị nhiễm bệnh hại diện rộng, lại đúng vào thời điểm quả thanh long rớt giá, vợ chồng tôi quyết định chặt bỏ toàn bộ vườn thanh long, chuyển sang trồng nho hạ đen theo mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn, tiêu chuẩn VietGAP. Năm nay, vườn nho cho thu hoạch vụ đầu, có thể nói đây là thành quả của sự “táo bạo” chuyển đổi cây trồng của vợ chồng tôi”. Nở nụ cười thân tình trên gương mặt rám nắng, ông Hà Văn Luân, chủ vườn nho hạ đen, xóm Vũ Ngược, xã Nguyên Bình (Cao Bằng) hồ hởi nói.
Đắk Lắk: Công ty Cà Phê 721 khẳng định vị thế trong lĩnh vực sản xuất lúa, gạo

Đắk Lắk: Công ty Cà Phê 721 khẳng định vị thế trong lĩnh vực sản xuất lúa, gạo

Công ty TNHH MTV Cà Phê 721 (Công ty Cà phê 721, xã Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk), đã đạt được những thành tựu ấn tượng trong sản xuất lúa vụ Đông Xuân 2024 - 2025. Với tổng diện tích gieo trồng lên đến 274,7463 ha, công ty đã ghi nhận năng xuất lúa đạt mức trung bình hơn 7 tấn/ha.
Gặp “vua cau” trên mảnh đất Giao An

Gặp “vua cau” trên mảnh đất Giao An

Đến với mảnh đất xã Giao An không ai còn lạ lẫm gì khi nhắc đến “vua cau” Hà Văn Dũng. Mỗi năm ông Dũng thu nhập từ việc bán cau cả trăm triệu đồng, trở thành hộ có kinh tế khá giả trong làng.
SEPON GROUP đạt doanh thu hơn 926 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2025

SEPON GROUP đạt doanh thu hơn 926 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2025

Trong 6 tháng đầu năm 2025, Tổng Công Ty Thương Mại Quảng Trị (SEPON GROUP) có doanh thu hơn 926 tỷ đồng, đóng ngân sách địa phương 45 tỷ đồng…
Thị trường nông sản 13/7/2025: Giá lúa tươi tiếp đà tăng, cà phê bình ổn

Thị trường nông sản 13/7/2025: Giá lúa tươi tiếp đà tăng, cà phê bình ổn

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa tươi tiếp đà tăng, trong khi đó tiêu và cà phê ổn định so với hôm qua.
Hiệu quả tích cực từ mô hình Aquaponics, đưa thực phẩm sạch đến tận tay người tiêu dùng

Hiệu quả tích cực từ mô hình Aquaponics, đưa thực phẩm sạch đến tận tay người tiêu dùng

Tiên phong ứng dụng hệ thống “Aquaponics” trong nuôi cá và trồng rau tuần hoàn khép kín với quy mô lớn. Công ty TNHH Nông sản Sông Lam 37 đã cung cấp ra thị trường những sản phẩm chất lượng đến tận tay người tiêu dùng.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính