Thứ năm 20/02/2025 18:02Thứ năm 20/02/2025 18:02 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Giải pháp để phát triển ngành tôm, hướng đến mục tiêu xuất khẩu 4,3 tỷ USD

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Năm 2025, Cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) đề ra mục tiêu diện tích tôm nuôi đạt 750.000 ha, sản lượng tôm các loại từ 1,3 đến 1,4 triệu tấn (trong đó, tôm thẻ chân trắng trên 1 triệu tấn), kim ngạch xuất khẩu từ 4 đến 4,3 tỷ USD.
Ảnh minh họa.
Năm 2025, Cục Thủy sản đề ra mục tiêu diện tích tôm nuôi đạt 750.000 ha, sản lượng tôm các loại từ 1,3 đến 1,4 triệu tấn (trong đó, tôm thẻ chân trắng trên 1 triệu tấn), kim ngạch xuất khẩu từ 4 đến 4,3 tỷ USD. Ảnh minh họa.

Sáng 14/2, tại TP Bạc Liêu, Bộ NN&PTNT phối hợp với UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức hội nghị "Phát triển ngành tôm nước lợ năm 2025".

Báo cáo tại Hội nghị, đại diện Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, dù đối mặt với nhiều thách thức, năm 2024, xuất khẩu tôm Việt Nam đạt 107 thị trường, tăng thêm 5 thị trường so với năm 2023. Top 5 thị trường chính gồm: Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc), Mỹ, Nhật Bản, EU và Hàn Quốc. Nhóm này chiếm tới 76% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam.

Bước sang năm 2025, mặt hàng tôm tiếp tục là mặt hàng có sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất trong tháng 1/2025, với giá trị xuất khẩu đạt 273,349 triệu USD, chiếm 35,3% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

Theo Cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), năm 2024, cả nước có trên 749.000 ha tôm nước lợ, sản lượng đạt 1,29 triệu tấn (tăng trên 15% so với cùng kỳ năm 2023); trong đó sản lượng tôm thẻ chân trắng đạt trên 951.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 3,95 tỷ USD (tăng 14% so với cùng kỳ năm 2023). Năm 2025, Cục Thủy sản đề ra mục tiêu diện tích tôm nuôi đạt 750.000 ha, sản lượng tôm các loại từ 1,3 đến 1,4 triệu tấn (trong đó, tôm thẻ chân trắng trên 1 triệu tấn), kim ngạch xuất khẩu từ 4 đến 4,3 tỷ USD.

Ông Trần Đình Luân - Cục trưởng Cục Thủy sản khẳng định, năm 2025, ngành tôm có thể vẫn tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn so với dự báo do xung đột ở nhiều nơi trên thế giới; giá vật tư, xăng dầu tiếp tục tăng cao; sản lượng tôm toàn cầu tiếp tục tăng và đạt khoảng 6,1 triệu tấn (năm 2023 đạt 5,7 triệu tấn); cạnh tranh giữa các nước sản xuất tôm (Ecuador, Ấn Độ và Trung Quốc) vẫn tiếp tục;….

Bên cạnh những khó khăn, ông Trần Đình Luân nhận định, năm 2025 đã có những tín hiệu tích cực hơn như sự phục hồi của một số thị trường chính (Mỹ, Nhật Bản, EU) khi doanh số xuất khẩu tôm việt Nam đều tăng; đặc biệt là những thay đổi về chính sách thuế của Mỹ đối với một số nước như Ecuador, Trung Quốc có thể là cơ hội xuất khẩu cho Việt Nam ở thị trường lớn nhất của tôm Việt Nam.

Dự báo nguồn cung tôm nước lợ toàn cầu có thể giảm trong quý I/2025 nhưng tiếp tục tăng đạt 6,1 triệu tấn trong năm 2025, nhu cầu của tăng ở thị trường Mỹ (14%) và EU (11%) trong khi sản xuất tôm Trung Quốc đang chững lại, Indonesia đang giảm trong năm 2023-2024 và có thể dần khôi phục trở lại là thách thức cũng là cơ hội cho ngành tôm Việt Nam trong năm 2025.

Để đạt mục tiêu trên, Cục Thủy sản đề nghị các địa phương bố trí đủ nguồn lực, tài chính, nhân lực; ưu tiên hạ tầng thuỷ lợi, điện, giao thông đầu mối cho vùng nuôi tôm trọng điểm, tạo điều kiện thuận lợi phát triển ngành tôm địa phương. Thực hiện có hiệu quả công tác quan trắc, cảnh báo môi trường để kịp thời khuyến cáo, cảnh báo cho người nuôi; hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch bệnh, thực hiện tốt các giải pháp kỹ thuật để nuôi tôm hiệu quả, giảm thiểu tối đa thiệt hại cho người nuôi.

Các địa phương cần tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản thực hiện đầy đủ các quy định của Luật Thủy sản và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này; theo dõi diễn biến của thời tiết, nhu cầu của thị trường kịp thời tham mưu chỉ đạo sản xuất nuôi trồng thủy sản để đạt các mục tiêu kế hoạch năm nay.

Cùng với đó, phát triển nuôi tôm và các khâu trong chuỗi sản xuất tôm theo hướng công nghệ cao; áp dụng kỹ thuật, khoa học công nghệ tiên tiến, phù hợp và hiệu quả với từng phương thức nuôi, ưu tiên công nghệ tuần hoàn nước, ít thay nước, thu gom và tái sử dụng chất thải trong nuôi tôm, đáp ứng yêu cầu của thị trường về bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật và có trách nhiệm xã hội.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến phát biểu tại hội nghị.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến phát biểu tại hội nghị.

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, năm 2024 là một năm khó khăn đối với ngành tôm trong và ngoài nước. Cơn bão số 3 đã gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản cho các tỉnh phía Bắc, nhất là đối với ngành nuôi trồng thủy sản. Nhưng với quyết tâm của cả hệ thống chính trị, kết quả năm 2024 ngành nông nghiệp đạt thành tích cao. Ngành chăn nuôi tăng trưởng 6%, sản lượng thịt các loại đạt 6,24 triệu tấn, trứng 2,18 tỉ quả, sữa 1,2 triệu tấn. Đặc biệt là xuất khẩu thủy sản 9,6 triệu tấn, đạt 10,7 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay. Riêng ngành tôm có diện tích sản xuất 740.000ha, sản lượng gần 1,24 triệu tấn.

Tuy nhiên, hiện nay các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của ngành tôm thật sự chưa bứt phá. Chất lượng con giống mặc dù đã được quản lý trên 80% cơ sở những vẫn là bài toán khó, có cơ sở tôm giống bị nhiễm bệnh vẫn được xuất bán.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến chỉ ra nhiều hạn chế của ngành nuôi tôm hiện nay.

Thứ nhất, điều kiện sản xuất tôm giống của nước ta hiện nay chưa phải là hiện đại, chưa đạt tiêu chuẩn như các nước trong khu vực và quốc tế. Do vậy tốc độ tăng trưởng còn hạn chế. Thứ hai, tỷ lệ nuôi sống thấp. Thứ ba, là tiêu tốn thức ăn. Chính vì vậy sức cạnh tranh so với các nước như Ấn Độ, Ecuador... của nước ta còn nhiều giới hạn.

Thứ trưởng Bộ NN&&PTNT yêu cầu các đơn vị của Bộ cần bàn về cơ chế chính sách, kỹ thuật hiện nay cần gì, giải quyết khâu gì. Đồng thời nhấn mạnh, phương thức nuôi tôm hiện nay chủ yếu là ao đất, ao bạt, nuôi theo mô hình 2, 3 giai đoạn nhưng sắp tới đây phải ưu tiên nuôi theo mô hình tuần hoàn, chuyển đổi số và kinh tế xanh. Phải truy xuất được nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý, công khai minh bạch hết tất cả thông tin.

Bài liên quan

Phát triển sản xuất các loài nhuyễn thể, rong biển còn gặp nhiều khó khăn

Phát triển sản xuất các loài nhuyễn thể, rong biển còn gặp nhiều khó khăn

Hiện nay chất lượng giống thấp, bị suy giảm; mật độ nuôi ngày càng gia tăng dẫn tới phá vỡ quy hoạch nuôi và hiện tượng ngao chết hàng loạt, chất lượng môi trường nuôi suy giảm do ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Thị trường tiêu thụ, giá bán các sản phẩm nhuyễn thể không ổn định. Do ngành trồng rong biển chưa được quy hoạch, thiếu đồng bộ nên sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa xây dựng được chuỗi liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; người trồng rong chủ yếu bán sản phẩm thô. Công tác nghiên cứu bệnh và môi trường nuôi chưa theo kịp với đòi hỏi thực tế sản xuất, thậm chí một số bệnh chưa có biện pháp điều trị. Công nghệ thu hoạch, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch cũ nên hiệu quả thấp, hao hụt và chất lượng sản phẩm chưa bảo đảm khiến việc tiêu thụ gặp khó khăn.
Sầu riêng - Tôm: Cuộc đua tỷ đô

Sầu riêng - Tôm: Cuộc đua tỷ đô

Sầu riêng và tôm, hai sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đang gặt hái thành công với kim ngạch ấn tượng nhưng cũng đối mặt với những thách thức riêng trên con đường chinh phục thị trường quốc tế.
Xuất khẩu thủy sản đạt 6,3 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái

Xuất khẩu thủy sản đạt 6,3 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái

8 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt gần 6,3 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cơ cấu lại và phát triển bền vững chuỗi giá trị nông sản là nhiệm vụ cấp bách

Cơ cấu lại và phát triển bền vững chuỗi giá trị nông sản là nhiệm vụ cấp bách

Phát triển nông nghiệp của Việt Nam còn nhiều thách thức, nhất là trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, cạnh tranh ngày càng cao cùng biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp. Do đó, tiếp tục cơ cấu lại và phát triển bền vững chuỗi giá trị nông sản là nhiệm vụ cấp bách, cần thiết.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Quốc hội "bật đèn xanh" cho cơ chế đột phá trong khoa học, công nghệ và chuyển đổi số

Quốc hội "bật đèn xanh" cho cơ chế đột phá trong khoa học, công nghệ và chuyển đổi số

Với mục tiêu tạo đà cho những bước tiến vượt bậc, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết mang tính bước ngoặt, mở ra một chương mới cho khoa học, công nghệ và chuyển đổi số tại Việt Nam.
Ông Đỗ Đức Duy trở thành Bộ trưởng đầu tiên của Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Ông Đỗ Đức Duy trở thành Bộ trưởng đầu tiên của Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm ông Đỗ Đức Duy làm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường, nhiệm kỳ 2021-2026.
Quảng Ninh: Công ty TNHH MTV Quế Ba Chẽ tặng hơn 150.000 cây quế giống cho người dân

Quảng Ninh: Công ty TNHH MTV Quế Ba Chẽ tặng hơn 150.000 cây quế giống cho người dân

Công ty TNHH MTV Quế Ba Chẽ đã tổ chức trao tặng miễn phí cây quế giống cho 18 hộ dân xã Đồn Đạc. Huyện Ba chẽ.
Quảng Ninh: Triển khai các giải pháp chuyển đổi số cho ngành nông nghiệp

Quảng Ninh: Triển khai các giải pháp chuyển đổi số cho ngành nông nghiệp

Ngành nông nghiệp Quảng Ninh hiện tích cực triển khai các giải pháp, ứng dụng chuyển đổi số từ quản lý, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, góp phần quan trọng cơ cấu lại ngành nông nghiệp.
Lễ hội Cầu Ngư: Nét đẹp truyền thống của người dân vùng biển Đà Nẵng

Lễ hội Cầu Ngư: Nét đẹp truyền thống của người dân vùng biển Đà Nẵng

Sáng 17/2, Lễ hội Cầu Ngư truyền thống quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng đã diễn ra trong không khí trang trọng và sôi nổi. Đây là dịp quan trọng để ngư dân địa phương bày tỏ lòng biết ơn và cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, cá bạc đầy khoang.
Khánh Hòa hướng đến du lịch xanh năm 2025

Khánh Hòa hướng đến du lịch xanh năm 2025

Sáng 17/2, Sở Du lịch Khánh Hòa tổ chức Hội nghị gặp mặt các doanh nghiệp du lịch năm 2025 nhằm đánh giá những kết quả nổi bật của ngành du lịch trong năm 2024, đồng thời xác định các nhiệm vụ trọng tâm cho năm 2025, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững và mở rộng thị trường quốc tế.
Tăng trưởng hai con số tại sao không?

Tăng trưởng hai con số tại sao không?

Thủ tướng Chính phủ trong kỳ họp thường kỳ đã khẳng định: Việt Nam có thể đạt tăng trưởng hai con số nếu gỡ được điểm nghẽn thể chế. Tăng trưởng hai con số là mục tiêu đầy khó khăn nhưng không phải là không thể đạt được nếu chúng ta có những căn cứ vững chắc và hành động quyết liệt. Dưới đây là một số yếu tố có thể giúp chúng ta tin tưởng vào khả năng đạt được mục tiêu này.
Người Do Thái và giáo dục kỹ năng sống

Người Do Thái và giáo dục kỹ năng sống

Hơn nửa thế kỷ qua, người Việt vẫn loay hoay cải cách giáo dục, thay đổi sách giáo khoa đến chóng mặt nhưng chúng ta vẫn chưa thoát khỏi vùng trũng của nhân loại. Giải mã trí tuệ của người Do Thái không thể bỏ qua triết lý giáo dục của dân tộc này.
Đắk Nông: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa năm 2025

Đắk Nông: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa năm 2025

Việc ban hành Kế hoạch chuyển đổi lúa nhằm mục đích sử dụng hiệu quả diện tích đất trồng lúa nhưng không làm thay đổi tính chất, điều kiện sử dụng diện tích đất trồng lúa.
Đắk Lắk: Tổ chức Hội đua thuyền độc mộc huyện Lắk lần thứ 4 - năm 2025

Đắk Lắk: Tổ chức Hội đua thuyền độc mộc huyện Lắk lần thứ 4 - năm 2025

Hướng đến Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 – năm 2025, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk sẽ tổ chức chuỗi hoạt động đặc sắc nhằm giới thiệu văn hóa, con người và tiềm năng phát triển du lịch của địa phương. Nổi bật trong đó là Hội đua thuyền độc mộc, tôn vinh giá trị văn hóa lâu đời của đồng bào Tây Nguyên.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Theo Dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (trên cơ sở hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường) sẽ có 45 chức năng, nhiệm vụ và 30 đầu mối trực thuộc.
Lễ Tịch điền: Nét đẹp văn hóa cổ truyền của nền văn minh lúa nước

Lễ Tịch điền: Nét đẹp văn hóa cổ truyền của nền văn minh lúa nước

Lễ Tịch Điền là một trong những lễ hội truyền thống lâu đời và quan trọng của người Việt Nam, mang đậm nét văn hóa đó là lòng biết ơn đối với tổ tiên và các vị thần đã ban cho mùa màng bội thu. Lễ hội này thường được tổ chức vào mùa xuân, khi tiết trời ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc, báo hiệu một năm mới với nhiều hy vọng và thành công.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính