Chủ nhật 20/04/2025 17:43Chủ nhật 20/04/2025 17:43 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Giá đất tại Hưng Yên, Thái Bình đang diễn biến thế nào trước khi sáp nhập?

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Theo chủ trương sáp nhập, tỉnh Hưng Yên và Thái Bình sẽ về "chung một nhà" và dự kiến lấy tên Hưng Yên, trung tâm hành chính cũng đặt tại Hưng Yên. Trước khi sáp nhập, giá đất tại hai tỉnh này đang có diễn biến như thế nào?
Giá đất tại Hưng Yên, Thái Bình đang diễn biến thế nào trước khi sáp nhập?
Ảnh minh họa.

Nhiều biến động giá trước sáp nhập

Theo Nghị quyết số 60 tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Trung ương thống nhất chủ trương tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp: Cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương), cấp xã (xã, phường, đặc khu).

Trung ương đồng ý kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện từ ngày 1/7 sau khi Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 sửa đổi có hiệu lực thi hành.

Theo danh sách dự kiến tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính (tỉnh lỵ) của 34 tỉnh, thành phố mới sau khi sáp nhập, tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình sẽ "về chung nhà", lấy tên là tỉnh Hưng Yên, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Hưng Yên hiện nay.

Trước thông tin sáp nhập, Hưng Yên đã có sự biến động mạnh về giá bất động sản.

Theo báo cáo thị trường Batdongsan.com.vn, Hưng Yên là một trong những tỉnh nằm trong các khu vực có lượng người tìm kiếm bất động sản nhiều nhất trên nền tảng này. Trong đó, huyện Văn Giang là nơi tập trung nhiều dự án quy mô lớn là nơi đất nền có mức giá đắt đỏ bậc nhất Hưng Yên, cao hơn cả giá đất khu vực thành phố.

Những lô đất thuộc tuyến đường lớn, vị trí "vàng" tại huyện Văn Giang (Hưng Yên), có lợi thế để kinh doanh nhà hàng, khách sạn, ngân hàng… mức giá đã tăng mạnh lên cao nhất là 150 triệu đồng/m2, trong khi mức giá rao bán cao nhất trong tháng 2/2025 là 126 triệu đồng/m2.

Cũng tại huyện này, những lô đất mặt tiền trên trục đường chính có thể kinh doanh khác đã tăng từ mức trung bình khoảng 42 triệu đồng/m2 (trong tháng 2/2025) lên 50 - 60 triệu đồng/m2.

Không chỉ Văn Giang, đất nền tại thành phố Hưng Yên đã thiết lập mặt bằng giá mới. Một số đất kinh doanh tại các tuyến đường Lương Định Của, Tạ Quang Bửu, Tôn Thất Tùng thuộc phường An Tảo cũng đã tăng giá rao bán cao hơn 5 - 10% so với tháng trước đó, ở mức 30 - 35 triệu đồng/m2.

Đặc biệt, đất đấu giá tại Hưng Yên cũng có mức trúng cao ngất ngưởng. Cụ thể, phiên đấu giá ngày 15/3 tại huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên với 2.000 hồ sơ đăng ký đấu giá và có 500 khách hàng tham gia. Kết thúc phiên, thửa trúng cao nhất được định giá 56,2 triệu đồng/m2. Các thửa có vị trí đẹp nằm xung quanh có giá trúng dao động 52 - 56 triệu đồng/m2.

Trong khi đó, giá đất tại Thái Bình cũng ghi nhận sự tăng giá về bất động sản, nhưng chủ yếu qua các phiên đấu giá đất. Theo khảo sát trên trang Batdongsan.com.vn, giá rao bán đất tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình đang dao động trong khoảng từ 4-25 triệu đồng/m2, con số này ghi nhận tăng 30,6% trong vòng 1 năm qua. Tuy nhiên, giá rao bán này vẫn thấp hơn 59% so với giá rao bán cao nhất hồi tháng 10/2024 (61 triệu đồng/m2), thời đỉnh điểm của những chảo lửa đấu giá đất.

Như vậy, mức giá trúng đấu giá cao nhất gấp tới gần 13 lần so với giá rao bán trung bình, mức trúng đấu giá thấp nhất cũng gấp hơn 2 lần.

Theo bảng giá đất được tỉnh Thái Bình phê duyệt mới nhất áp dụng hết năm 2025 như sau: Khu vực thành phố Thái Bình, giá đất giao động từ 15-25 triệu đồng/m2; huyện Đông Hưng, giá đất trung bình từ 10-20 triệu đồng/m2; Tại huyện Tiền Hải, giá đất trung bình từ 8-15 triệu đồng/m2; vùng ngoại ô có giá từ 5-10 triệu đồng/m2...

Chuyên gia cảnh báo

Theo một số chuyên gia bất động sản, chủ trương sáp nhập tỉnh, thành không chỉ có ý nghĩa trong giảm chi phí vận hành bộ máy nhà nước hay cải cách các thủ tục hành chính, mà còn là một cuộc cách mạng về phát triển đồng bộ và rộng khắp trên lãnh thổ Việt Nam. Từ đó, hệ quy chiếu về giá bất động sản sẽ có phạm vi rộng hơn.

Theo một lãnh đạo doanh nghiệp bất động sản, trước đây, bất động sản của các huyện ở Hưng Yên chỉ so sánh với nhau, nhưng giả sử sau khi sáp nhập tỉnh với địa phương khác thì hệ quy chiếu sẽ là tổng thể các huyện gộp lại của cả hai tỉnh. Khi đó, giá đất ở Hưng Yên sẽ có thêm hệ quy chiếu ở huyện khác tại tỉnh sáp nhập cùng để so sánh. Các hệ quy chiếu bất động sản sẽ được mở rộng ở các tỉnh mới.

Ông Nguyễn Thế Điệp, Phó Chủ tịch CLB Bất động sản Hà Nội cho rằng, thị trường bất động sản liên quan đến vị trí địa lý và tính pháp lý vì vậy kế hoạch sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện với sự thay đổi về địa giới hành chính sẽ tác động đến thị trường.

"Sáp nhập tỉnh thường kéo theo làn sóng đầu tư hạ tầng, tạo cơ hội lớn cho bất động sản. Tuy nhiên, việc sáp nhập không chỉ làm cho giá bất động sản tăng mà có thể khiến một vài khu vực giảm hoặc giữ giá. Sự di chuyển dân số sẽ khiến khu vực trung tâm đắt hơn nhưng mức độ tăng giá sẽ phụ thuộc vào quy hoạch và đầu tư hạ tầng", ông Điệp cho biết.

Ông Điệp cũng đưa ra ví dụ, khi Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội năm 2008, trước đó, giá đất tại thị xã Hà Đông chỉ khoảng 12 - 15 triệu đồng/m2, nhưng sau đó, với sự phát triển của các tuyến đường như Lê Văn Lương kéo dài và metro Cát Linh - Hà Đông…, giá đã tăng mạnh. Tuy nhiên, không phải khu vực nào cũng bứt phá như Hà Đông. Tại một số khu vực như huyện Chương Mỹ giá đất chỉ tăng nhẹ rồi chững lại.

"Nhà đầu tư khi tham gia thị trường phải nắm bắt thông tin về mặt vĩ mô, chính trị, kinh tế. Đặc biệt, theo dõi sát thông tin quy hoạch từ cơ quan Nhà nước để đưa ra những quyết định không rủi ro, không nên đầu tư dựa trên tin đồn", ông Điệp nhấn mạnh.

Bài liên quan

Thái Bình tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây trồng bản địa

Thái Bình tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây trồng bản địa

Từ 15 – 17/4, Hội Làm vườn tỉnh Thái Bình tổ chức 3 lớp tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc các loại cây trồng bản địa cho 360 học viên là hội viên, nông dân các huyện: Đông Hưng, Thái Thụy, Kiến Xương.
Phối hợp xây dựng Đề án sáp nhập tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông và Bình Thuận

Phối hợp xây dựng Đề án sáp nhập tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông và Bình Thuận

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành Văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành khẩn trương phối hợp tổ chức xây dựng Đề án sáp nhập từng sở, ban, ngành của 3 tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận và Đắk Nông.
Vi phạm đê điều ở Thái Bình: Chính quyền quyết liệt xử lý, doanh nghiệp cố tình chây ì

Vi phạm đê điều ở Thái Bình: Chính quyền quyết liệt xử lý, doanh nghiệp cố tình chây ì

Tỉnh Thái Bình đang đối mặt với nhiều thách thức trong việc xử lý các vi phạm về đê điều và đất đai, đặc biệt là những vi phạm tồn đọng kéo dài. Nhiều công trình, như trạm trộn bê tông và bến bãi kinh doanh vật liệu xây dựng đã được xây dựng trong hành lang bảo vệ đê mà không có giấy phép.​ Một số tổ chức và cá nhân khác đã sử dụng đất không đúng mục đích được cấp phép, gây ảnh hưởng đến an toàn đê điều, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng việc phòng chống thiên tai, bão lũ, sản xuất nông nghiệp của người dân.
Nông dân Thái Bình phấn khởi sản xuất cây rau màu vụ xuân hè

Nông dân Thái Bình phấn khởi sản xuất cây rau màu vụ xuân hè

Với sự chỉ đạo kịp thời của ngành nông nghiệp tỉnh Thái Bình và nỗ lực từ người dân, sản xuất cây rau màu vụ xuân hè trên toàn tỉnh này tiếp tục được duy trì ổn định, nhiều địa phương đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Bí thư tỉnh ủy Thái Bình thăm và tặng quà người có công với cách mạng tại huyện Tiền Hải

Bí thư tỉnh ủy Thái Bình thăm và tặng quà người có công với cách mạng tại huyện Tiền Hải

Chiều 21/01/2025, ông Nguyễn Khắc Thận – Bí thư tỉnh ủy tỉnh Thái Bình đã thăm, tặng quà một số cán bộ tiền khởi nghĩa trên địa bàn huyện Tiền Hải. Đi cùng đoàn có Ban Tổ chức Tỉnh uỷ, đại diện ban thường vụ tỉnh uỷ; HĐND; UBND; UB MTTQ Việt Nam tỉnh Thái Bình và một số lãnh đạo địa phương.
Thái Bình sẽ có 11 điểm bắn pháo hoa trong đêm giao thừa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Thái Bình sẽ có 11 điểm bắn pháo hoa trong đêm giao thừa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Theo kế hoạch, tỉnh Thái Bình sẽ tổ chức 11 điểm bắn pháo hoa trên địa bàn tỉnh Thái Bình trong đó có 2 điểm cấp tỉnh và 9 điểm cấp huyện.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Quảng Ninh: Truy bắt nhóm mua bán ma túy, một thượng úy Công an hy sinh

Quảng Ninh: Truy bắt nhóm mua bán ma túy, một thượng úy Công an hy sinh

Một cán bộ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Quảng Ninh đã hy sinh trong quá trình triệt phá một chuyên án ma túy đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh.
Lâm Đồng: Chủ tịch xã Rô Men chịu trách nhiệm nếu không thực hiện theo sự chỉ đạo của cấp trên!

Lâm Đồng: Chủ tịch xã Rô Men chịu trách nhiệm nếu không thực hiện theo sự chỉ đạo của cấp trên!

Liên quan đến tình trạng khai thác, sử dụng nước trái phép để nuôi cá Tầm phía trên Đập nước sạch tại thôn 2, xã Rô men, UBND huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng vừa có Văn bản chỉ đạo.
Góc nhìn thực tiễn từ vụ sữa giả, thuốc giả: Cần bịt "những lỗ kim đủ cho voi chui lọt"

Góc nhìn thực tiễn từ vụ sữa giả, thuốc giả: Cần bịt "những lỗ kim đủ cho voi chui lọt"

Khi sữa giả, thuốc giả,... "miếng mồi béo bở" mang lại doanh thu "khủng" lên đến hàng trăm tỷ đồng cho những kẻ trục lợi táng tận lương tâm. Vấn nạn "giả" khiến người tiêu dùng hoang mang, mất niềm tin vào thị trường, từ vụ việc đường dây gần 600 loại sữa giả vừa qua, cũng như đường dây làm thuốc giả được bày bán công khai trên thị trường suốt nhiều năm qua, liệu có tồn tại "những lỗ kim đủ cho voi chui lọt" trong công tác quản lý và trong các văn bản pháp lý?
Nguyên Phó Chủ tịch nước đề nghị làm rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước vụ phát hiện 600 loại sữa giả

Nguyên Phó Chủ tịch nước đề nghị làm rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước vụ phát hiện 600 loại sữa giả

Bà Nguyễn Thị Doan - Nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam đề nghị làm rõ trách nhiệm thuộc về ai trong vụ việc gần 600 loại sữa giả, không thể để hiện tượng "một mâm cơm 5 người quản lý".
Thủ tướng chỉ đạo xử lý vụ việc sản xuất, phân phối sữa giả

Thủ tướng chỉ đạo xử lý vụ việc sản xuất, phân phối sữa giả

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 40/CĐ-TTg ngày 17/4/2025 về xử lý vụ việc sản xuất, phân phối sữa giả.
Đình chỉ lưu hành, thu hồi toàn quốc 2 sản phẩm của Công ty CP Hana HP Group

Đình chỉ lưu hành, thu hồi toàn quốc 2 sản phẩm của Công ty CP Hana HP Group

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc 02 sản phẩm USOLAB VITA ION-C SOLUTION do Công ty CP Hana HP Group tổ chức chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường do mỹ phẩm lưu thông có nhãn không đáp ứng quy định.
Kết nối “tam giác vàng” phá giải “ma trận” sữa giả

Kết nối “tam giác vàng” phá giải “ma trận” sữa giả

Thị trường sữa Việt Nam đang không ngừng phát triển về quy mô và chất lượng, mối quan hệ giữa Nhà nước - doanh nghiệp - người tiêu dùng ngày càng thể hiện vai trò trung tâm trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững, minh bạch và công bằng. Kết nối ba chủ thể này tạo thành một “tam giác vàng” tạo trụ cột của một hệ sinh thái nhằm phát triển thị trường sữa lành mạnh.
"Ma trận" sữa giả khiến người tiêu dùng hoang mang

"Ma trận" sữa giả khiến người tiêu dùng hoang mang

Vấn nạn sữa giả gây mất niềm tin vào thị trường cũng khiến người tiêu dùng quay lưng với sản phẩm nội địa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành thực phẩm và dinh dưỡng. Điều này có thể kéo theo sự giảm sút trong sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm sữa chính hãng, ảnh hưởng lâu dài đến nền kinh tế.
Đắk Nông: Bị lập biên bản nhưng khai thác đất nông nghiệp, lấp suối tại xã Đắk Sắk vẫn diễn ra

Đắk Nông: Bị lập biên bản nhưng khai thác đất nông nghiệp, lấp suối tại xã Đắk Sắk vẫn diễn ra

Dù báo chí phản ánh, chính quyền địa phương lập biên bản thế tình trạng khai thác đất nông nghiệp, lấp suối vẫn diễn ra công khai trên địa bàn xã Đắk Sắk.
Bình Định: Hợp tác xã Chè Tiến Vua bộc lộ sai phạm về đất đai, xây dựng

Bình Định: Hợp tác xã Chè Tiến Vua bộc lộ sai phạm về đất đai, xây dựng

Lấn chiếm đất đai, xây dựng lắp ráp công trình 6 phòng ở trái phép trên đất rừng sản xuất trước đây do UBND xã An Toàn, huyện An Lão quản lý, nhưng hiện tại tạm thời đã giao cho Ban quản lý rừng đặc dụng An Toàn quản lý. Đây là những sai phạm đang tồn tại ở Hợp tác xã (HTX) Chè Tiến Vua.
Huyện Đam Rông: Xử phạt hàng loạt các cá nhân vi phạm trong lĩnh vực tài nguyên nước

Huyện Đam Rông: Xử phạt hàng loạt các cá nhân vi phạm trong lĩnh vực tài nguyên nước

UBND xã Rô Men, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng vừa ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hàng loạt các cá nhân có hành vi vi phạm trong lĩnh vực tài nguyên nước trên địa bàn xã.
Vi phạm đê điều ở Thái Bình: Chính quyền quyết liệt xử lý, doanh nghiệp cố tình chây ì

Vi phạm đê điều ở Thái Bình: Chính quyền quyết liệt xử lý, doanh nghiệp cố tình chây ì

Tỉnh Thái Bình đang đối mặt với nhiều thách thức trong việc xử lý các vi phạm về đê điều và đất đai, đặc biệt là những vi phạm tồn đọng kéo dài. Nhiều công trình, như trạm trộn bê tông và bến bãi kinh doanh vật liệu xây dựng đã được xây dựng trong hành lang bảo vệ đê mà không có giấy phép.​ Một số tổ chức và cá nhân khác đã sử dụng đất không đúng mục đích được cấp phép, gây ảnh hưởng đến an toàn đê điều, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng việc phòng chống thiên tai, bão lũ, sản xuất nông nghiệp của người dân.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính