Thứ sáu 09/05/2025 14:32Thứ sáu 09/05/2025 14:32 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Gà nuôi hướng Hữu cơ đắt hàng như “tôm tươi”, kinh tế tăng 15% lại giảm ô nhiễm môi trường

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Đây chính là những giá trị của mô hình “Chăn nuôi gà thịt bản địa hướng hữu cơ và chứng nhận OCOP gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm” đem lại khi thực hiện tại xã Tân Khánh, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
Đoàn công tác liên ngành đến nghiệm thu tại mô hình “Chăn nuôi gà thịt bản địa hướng theo hữu cơ và chứng nhận OCOP gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm” hộ bà Nguyễn Thị Tâm, HTX gà đồi hữu cơ Tân Phú, xã Tân Khánh, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
Đoàn công tác liên ngành đến nghiệm thu tại mô hình “Chăn nuôi gà thịt bản địa hướng theo hữu cơ và chứng nhận OCOP gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm” hộ bà Nguyễn Thị Tâm, HTX gà đồi hữu cơ Tân Phú, xã Tân Khánh, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

Sau thời gian thực hiện, Dự án khuyến nông Trung ương giai đoạn 2022-2023 “Chăn nuôi gà thịt bản địa hướng theo hữu cơ và chứng nhận OCOP gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm” với mô hình 3200 gà giống Ri lai thương phẩm loại I ở HTX gà đồi hữu cơ Tân Phú, xã Tân Khánh, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đã kết thúc và được các đơn vị liên ngành đến nghiệm thu.

Dự án do Trung tâm Nghiên cứu chuyển giao và Dịch vụ công nghệ sinh học hữu cơ (Bio-TCORTS), thuộc Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam phối hợp với HTX Tân Phú thực hiện tại hộ của bà Nguyễn Thị Tâm từ cuối tháng 5/2023. Chủ nhiệm đề tài là bà Mai Thị Lan Hương - Thạc sỹ Khoa học nông nghiệp, cán bộ của Trung tâm Bio-TCORTS.

Tham dự buổi nghiệm thu có: ông Vũ Đức Hảo, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên; ông Nguyễn Văn Hải, Chi cục Chăn nuôi tỉnh Thái Nguyên; ông Nguyễn Đình Thông, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Nguyên; bà Nguyễn Thị Lương, cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Nguyên (chỉ đạo trực tiếp mô hình); ông Nguyễn Văn Vệ, Chủ tich UBND xã Tân Khánh; ông Phạm Văn Đạt, cán bộ Thú y xã; ông Nguyễn Văn Tuyên, Giám đốc HTX Gà đồi hữu cơ Tân Phú; đại diện hộ tham gia mô hình là bà Nguyễn Thị Tâm và Chủ nhiệm dự án, thạc sỹ Mai Thị Lan Hương.

Đoàn công tác được ông Nguyễn Văn Tuyên (ngoài cùng bên phải), Giám đốc HTX Tân Phú báo cáo kết quả của việc thực hiện mô hình
Đoàn công tác được ông Nguyễn Văn Tuyên (ngoài cùng bên phải), Giám đốc HTX Tân Phú báo cáo kết quả của việc thực hiện mô hình

Sau khi đoàn công tác liên nghành đến mục sở thị tại mô hình và nghe báo cáo, tổng kết từ các cán bộ cũng như từ Giám đốc HTX Tân Phú, hộ tham gia mô hình – đoàn công tác đã đánh giá kết quả đạt được và rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác triển khai thực hiện và nhân rộng mô hình trong thời gian tới.

Cụ thể, dự án cho thấy hiệu quả trong việc trường hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường: trong chuồng nuôi không mùi hôi, thoáng, sạch sẽ, khô ráo, chân đi vào không lấm bẩn, không có mùi hôi gây ra môi trường xung quanh.

Về an toàn vệ sinh thực phẩm: Không dùng kháng sinh trong suốt quá trình nuôi, từ 1 ngày tuổi đến xuất chuồng, dịch bệnh ít xảy ra, đàn gà khỏe mạnh, nhanh nhẹn, tốc độ sinh trưởng phát triển của đàn gà tốt; Chất lượng thịt gà được người tiêu dùng đánh giá là sản phẩm tốt, đạt OCOP 3 sao.

Về kinh tế: Tăng 15% nhờ giảm chi phí thuốc kháng sinh, thời gian bán nhanh hơn 3.200 con trước đây bán trong 15-20 ngày; theo quy trình Hữu cơ bán trong trong 5-7 ngày, giảm tiêu tốn thức ăn, công lao động. Đây có lẽ chính là ưu điểm lớn nhất để khuyến khích nông dân làm theo.

 Đoàn công tác nghe báo cáo và kết luận buổi nghiệm thu tại trụ sở HTX Tân Phú
Đoàn công tác nghe báo cáo và kết luận buổi nghiệm thu tại trụ sở HTX Tân Phú

Với những tác dụng như vậy, mô hình bước đầu có tác động tích cực, làm thay đổi nhận thức của người chăn nuôi gà về cách sử dụng chế phẩm sinh học bổ xung vào thức ăn giúp gà khỏe mạnh mà không cần phải dùng đến kháng sinh trong phòng trị bệnh; cách sử dụng đệm lót bằng mùn cưa bổ xung chế phẩm sinh học giúp chồng trại không mùi hôi, chuồng nuôi thoáng sạch, ấm về mùa đông, mát về mùa hè. Đặc biệt là môi trường chăn nuôi không bị ô nhiễm mùi, người nông dân được trang bị kiến thức cơ bản về kỹ thuật chăn nuôi gà bản địa theo quy trình Hữu cơ giúp phát triển chăn nuôi bền vững, mang lại hiệu quả cao hơn.

Vì thế, mô hình có hình có khả năng nhân rộng cao trên 50%. Cụ thể sau khi tập huấn đã có nhóm hộ chăn nuôi trong Hợp tác xã thực hiện quy trình chăn nuôi này là hộ ông Nguyễn Văn My xóm Đông Bầu, xã Tân Khánh huyện Phú Bình áp dụng nuôi với quy mô 3000 con gà giống gà Ri lai.

Đại diện Hợp tác xã gà đồi hữu cơ Tân Phú, Giám đốc Nguyễn Văn Tuyên kiến nghị với các cấp quan tâm hơn nữa, để những người chăn nuôi được biết tới quy trình chăn nuôi Hữu cơ này với mục đích: Giúp cho người chăn nuôi được an toàn, không bị nhiễm hóa chất, kháng sinh; Người tiêu dùng được dùng sản phẩm an toàn, ngon; Môi trường khu vực chăn nuôi không khí trong lành hạn chế ô nhiễm không khí, đất, nước bởi mùi hôi của phân và nước tiểu.

Đoàn công tác đã đánh giá, nhận xét chung về mô hình. Quy mô đủ (3200 con) - Hộ tham gia mô hình đã thực hiện đầy đủ các nội dung trong quá trình thực hiện mô hình, đã đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn theo như hợp đồng đã ký – Hộ tham gia mô hình đều đạt các tiêu chí về các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong chăn nuôi gà thịt giống Ri lai.

Dự án đã triển khai theo đúng hướng áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11041-3:2017 về Nông nghiệp Hữu cơ, con giống cấp phát là giống gà Ri lai thương phẩm loại I, mua tại Công ty Cổ phần Nông nghiệp I; các hộ tham gia mô hình được trang bị kỹ kiến thức về kỹ thuật chăn nuôi gà bản địa theo quy trình hữu cơ. Mô hình có khả năng nhân rộng cao trên 90% so với quy mô dự án phê duyệt.

Gà của mô hình khỏe mạnh, đạt trọng lượng tốt, thịt thơm ngon đem lại thu nhập cao hơn trước cho bà con
Gà của mô hình khỏe mạnh, đạt trọng lượng tốt, thịt thơm ngon đem lại thu nhập cao hơn trước cho bà con

Trong thời gian tới, cần tiếp tục nhân rộng mô hình để người dân có điều kiện tiếp cận tiến bộ khoa học công nghệ áp dụng quy trình chăn nuôi gà hướng Hữu cơ giúp cho người tiêu dùng được dùng sản phẩm an toàn, ngon; môi trường chăn nuôi không mùi hôi phân và nước tiểu.

Bài liên quan

Giải pháp đầu ra cho gà nuôi hướng theo hữu cơ, chứng nhận OCOP

Giải pháp đầu ra cho gà nuôi hướng theo hữu cơ, chứng nhận OCOP

Trung tâm nghiên cứu chuyển giao và dịch vụ công nghệ sinh học hữu cơ (Bio TCORTS) đang phối hợp với nhiều đơn vị để tăng số lượng đàn gà được nuôi hướng theo hữu cơ và chứng nhận OCOP, đồng thời hỗ trợ các giải pháp đầu ra để đảm bảo sinh kế cho bà con.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Nông dân “rỉ tai” nhau nuôi gà theo hướng an toàn sinh học

Nông dân “rỉ tai” nhau nuôi gà theo hướng an toàn sinh học

Nhiều hộ dân ở xã Tân Khánh, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đã thay đổi tư duy chuyển từ chăn nuôi truyền thống sang hướng an toàn sinh học, hữu cơ đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nông dân làm giàu, đảm bảo sức khỏe và bảo vệ môi trường.
Chế phẩm vi sinh "cứu" cây trồng trên đất nhiễm mặn

Chế phẩm vi sinh "cứu" cây trồng trên đất nhiễm mặn

Biến đổi khí hậu đang gây ra những thách thức không nhỏ cho nền nông nghiệp, đặc biệt là tình trạng xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng. Để ứng phó với tình hình này, các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho ra đời chế phẩm vi sinh kích thích sinh trưởng cây trồng trên đất nhiễm mặn, mở ra hy vọng mới cho người nông dân.
"Vựa phân" từ đồng ruộng: Nông dân Việt tự ủ phân hữu cơ

"Vựa phân" từ đồng ruộng: Nông dân Việt tự ủ phân hữu cơ

Những năm gần đây, phong trào tự ủ phân hữu cơ từ phế phẩm nông nghiệp đang ngày càng lan rộng trong cộng đồng nông dân Việt Nam. Đây không chỉ là giải pháp giúp giảm chi phí đầu vào, bảo vệ môi trường mà còn là "chìa khóa" để nâng cao chất lượng và giá trị nông sản.
Neem, sả, thuốc cá - "khắc tinh" của sâu bệnh hại rau

Neem, sả, thuốc cá - "khắc tinh" của sâu bệnh hại rau

Không chỉ an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng, chế phẩm sinh học từ thảo mộc còn thân thiện với môi trường, góp phần giảm thiểu ô nhiễm trong nông nghiệp.
Ủ phân hữu cơ theo cách Nhật Bản: Giải pháp chủ động đầu vào của nông dân PGS Thanh Xuân

Ủ phân hữu cơ theo cách Nhật Bản: Giải pháp chủ động đầu vào của nông dân PGS Thanh Xuân

Liên nhóm hữu cơ xã Thanh Xuân, Sóc Sơn (Tp. Hà Nội) thuộc PGS Việt Nam vừa tổ chức Hội nghị đầu bờ báo cáo kết quả 5 công thức ủ phân theo phương pháp Nhật Bản và khảo nghiệm trên cây rau sau khi có kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng và dư lượng kim loại nặng trong phân ủ thành phẩm.
Hội nghị Nông nghiệp hữu cơ cho phát triển bền vững và đa dạng sinh học

Hội nghị Nông nghiệp hữu cơ cho phát triển bền vững và đa dạng sinh học

Mới đây, tại thành phố Colombo, thủ đô quốc gia Sri Lanka, tổ chức Hội nghị nông nghiệp hữu cơ cho phát triển bền vững và đa dạng sinh học, do tổ chức năng suất Châu Á (APO) và Trường Đại học Peradeniya (Sri LanKa) đồng tài trợ.
Cao Bằng: Hiệu quả mô hình chăn nuôi bằng đệm lót sinh học

Cao Bằng: Hiệu quả mô hình chăn nuôi bằng đệm lót sinh học

Những năm gần đây, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ Cao Bằng đẩy mạnh chuyển giao kỹ thuật ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh. Giải pháp này nhằm thay đổi phương thức chăn nuôi thả rông, chuyển sang chăn nuôi chuồng trại, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường và kiểm soát dịch bệnh, mang lại hiệu quả kinh tế.
Phân vi sinh Bokashi: Tương lai cho nông nghiệp bền vững tại Việt Nam

Phân vi sinh Bokashi: Tương lai cho nông nghiệp bền vững tại Việt Nam

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn biến nhanh chóng và khó nhận định, nhu cầu về việc tìm kiếm và ứng dụng các giải pháp thân thiện với môi trường ngày càng trở nên cấp thiết. Phân vi sinh Bokashi, phương pháp ủ phân hữu cơ có nguồn gốc từ Nhật Bản, được các chuyên gia đánh giá là một giải pháp đầy tiềm năng, đặc biệt phù hợp với điều kiện và thực tiễn tại Việt Nam. Phương pháp này không chỉ giúp xử lý hiệu quả nguồn rác thải hữu cơ dồi dào mà còn tạo ra nguồn phân bón giàu dinh dưỡng, góp phần cải tạo đất, nâng cao năng suất cây trồng và hướng tới một nền nông nghiệp tuần hoàn.
Phân trùn quế: Lợi ích vượt trội và những điều cần lưu ý khi sử dụng

Phân trùn quế: Lợi ích vượt trội và những điều cần lưu ý khi sử dụng

Phân trùn quế, sản phẩm kỳ diệu từ quá trình tiêu hóa của trùn quế (giun quế), đang ngày càng được ưa chuộng trong nông nghiệp hữu cơ và canh tác bền vững. Được mệnh danh là "vàng đen" của nhà nông, phân trùn quế sở hữu một loạt các lợi ích vượt trội cho đất và cây trồng.
Phân bón hữu cơ: Nền tảng cho nông nghiệp bền vững

Phân bón hữu cơ: Nền tảng cho nông nghiệp bền vững

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nhu cầu cấp thiết về thực phẩm an toàn, phân bón hữu cơ đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền nông nghiệp hiện đại. Khác với phân bón hóa học, vốn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho môi trường và sức khỏe con người, phân bón hữu cơ mang đến một giải pháp bền vững, thân thiện với môi trường và góp phần nâng cao chất lượng nông sản. Vậy phân bón hữu cơ là gì và tại sao nó lại quan trọng đến vậy?
Sản xuất nông nghiệp nhờ công nghệ sinh học

Sản xuất nông nghiệp nhờ công nghệ sinh học

Thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, các đơn vị, doanh nghiệp, HTX và người sản xuất bắt đầu chú trọng ứng dụng công nghệ sinh học, nhằm tạo ra những sản phẩm cây trồng, vật nuôi và nhiều sản phẩm chế biến nông nghiệp mới có năng suất, chất lượng, an toàn, mang lại hiệu quả kinh tế, hạn chế ô nhiễm môi trường, đáp ứng yêu cầu thị trường.
Xây dựng mô hình sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất sầu riêng bền vững

Xây dựng mô hình sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất sầu riêng bền vững

Sầu riêng Việt Nam đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về sản phẩm sạch, an toàn, việc sản xuất sầu riêng cần phải chuyển đổi sang hướng bền vững hơn.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính