Thứ bảy 14/06/2025 02:06Thứ bảy 14/06/2025 02:06 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Đậu tương - cây trồng chủ lực giúp nông dân Hoàng Su Phì xóa đói giảm nghèo

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Vụ Xuân năm nay, huyện Hoàng Su Phì gieo trồng 1.500 ha cây đậu tương. Xác định đậu tương là cây công nghiệp chủ lực góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo cho bà con nông dân, những năm gần đây huyện Hoàng Su Phì đã triển khai thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ người dân tập trung phát triển cây đậu tương.
Đậu tương - cây trồng chủ lực giúp nông dân Hoàng Su Phì xóa đói giảm nghèo
Giống đậu tương DT84 được đưa vào gieo trồng góp phần nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng - Ảnh minh họa.

Cây đậu tương giống mới được trồng chủ yếu trên chân ruộng một vụ không chủ động nước và đất đồi thấp. Sau nhiều năm triển khai mô hình trồng đậu tương giống mới tại xã Chiến Phố, Tân Tiến, Pố Lồ, Thàng Tín… đã giúp người dân thay đổi nhận thức, mạnh dạn loại bỏ những loại cây giống kém chất lượng, đưa những loại cây có năng suất, chất lượng1 vào sản xuất.

Cây đậu tương được người dân xã Tân Tiến gieo trồng từ năm 2002, ban đầu chỉ có một vài hộ trồng thử, cả xã mới chỉ trồng được 2 đến 3 ha. Sau một vài vụ nhận thấy hiệu quả, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đối với đồng đất nơi đây, vậy là người dân đua nhau trồng, giờ đây cùng với trồng cây lúa, cây ngô, chăn nuôi... thì đậu tương trở thành nguồn thu nhập chính của người dân Tân Tiến.

Để phát triển đậu tương trở thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, ngay từ đầu năm Đảng ủy, UBND xã Tân Tiến đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch gắn kết cả 3 vụ trong năm để bố trí mùa vụ hợp lý, bảo đảm cho việc gieo trồng. Từ đó, việc chỉ đạo sản xuất được tập trung và sát sao đến từng hộ gia đình, từng thửa ruộng, cánh đồng. Do vậy, về cơ bản, diện tích đậu tương của xã luôn được bảo vệ tốt, người dân yên tâm đầu tư sản xuất.

Chiến Phố là xã có diện tích trồng đậu tương lớn nhất của huyện Hoàng Su Phì. Những năm gần đây, cây đậu tương được nông dân xã Chiến Phố phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Trước đây, cây đậu tương được đưa vào trồng tại xã nhưng chủ yếu là giống địa phương, kỹ thuật chăm sóc còn hạn chế nên hiệu quả kinh tế chưa cao. Đến nay, được Nhà nước cung cấp giống đậu tương2 mới DT84 và hỗ trợ vật tư, phân bón, đồng thời được hướng dẫn khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên diện tích ngày càng tăng.

Với mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng dựa vào thế mạnh của địa phương, hướng tới sản xuất hàng hóa, huyện Hoàng Su Phì đã và đang đẩy mạnh công tác quy hoạch tạo vùng chuyên canh. Trong đó, Dự án Bảo tồn các giống đậu tương chất lượng cao kết hợp mở rộng vùng sản xuất đậu tương giống mới gắn liền với chế biến và tiêu thụ sản phẩm đang mang lại hiệu quả tích cực. Đây là tiền đề mở ra hướng phát triển kinh tế bền vững cho bà con nông dân.

Những năm qua, huyện đã có những chính sách phát triển cây đậu tương như: Hỗ trợ giống, phân bón và xây dựng quy trình kỹ thuật, tổ chức chuyển giao, tập huấn kỹ thuật sản xuất cho người dân; quy hoạch vùng sản xuất giống đậu tương DT84 tại chỗ để hỗ trợ những hộ, vùng chưa chủ động giống, góp phần nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng. Hiệu quả của cây đậu tương trong thời gian qua đã mở ra triển vọng mới cho việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp tại địa phương. Chủ trương trồng và phát triển đậu tương ở Hoàng Su Phì đã tạo ra vùng sản xuất hàng hóa tập trung, cho năng suất cao, góp phần làm thay đổi nhận thức canh tác, phương thức sản xuất của bà con nông dân. Là một trong những giải pháp quan trọng trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo và xây dựng Nông thôn mới.

Thời gian tới, huyện Hoàng Su Phì sẽ quan tâm đầu tư hơn nữa để nông dân tiếp tục mở rộng diện tích và tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất cây đậu tương. Hỗ trợ bà con kỹ thuật, nông cụ, phương tiện để họ có điều kiện bảo quản tốt hơn sản phẩm sau thu hoạch, từ đó làm tăng hiệu quả, thu nhập. Đồng thời thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật cho bà con nông dân, giúp họ tiếp cận được các tiến bộ kỹ thuật, các mô hình sản xuất đậu tương mới... Từ đó tạo điều kiện thuận lợi, nâng cao giá trị hàng hóa từ cây đậu tương cho bà con nông dân trên địa bàn huyện.

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

Ảnh hưởng khác nhau giữa phân bón hữu cơ và vô cơ

Ảnh hưởng khác nhau giữa phân bón hữu cơ và vô cơ

Phân bón hữu cơ và phân bón vô cơ, hai nguồn dinh dưỡng quan trọng trong nông nghiệp, mang đến những ảnh hưởng khác nhau cho cây trồng và môi trường
Cá kho làng Vũ Đại: Cốt cách ẩm thực quê hương nhà văn Nam Cao

Cá kho làng Vũ Đại: Cốt cách ẩm thực quê hương nhà văn Nam Cao

Giữa vùng chiêm trũng Hà Nam, làng Vũ Đại (nay thuộc xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân) không chỉ nổi tiếng với hình ảnh Chí Phèo và Bá Kiến trong tác phẩm văn học cùng tên, mà còn vang danh khắp cả nước với một món ăn dân dã mà đậm đà, mang trọn vẹn hương vị tết xưa: cá kho Làng Vũ Đại.
Tác dụng của thực phẩm hữu cơ đối với sức khỏe con người

Tác dụng của thực phẩm hữu cơ đối với sức khỏe con người

Thực phẩm hữu cơ đã trở nên bùng nổ và phổ biến trong hai thập kỷ qua. Bài viết này sẽ đưa ra nhằm phân tích hàm lượng chất dinh dưỡng và tác dụng của thực phẩm hữu cơ đối với sức khỏe con người.
Thịt Trâu gác bếp: Hương khói núi rừng, tinh hoa ẩm thực vùng Tây bắc

Thịt Trâu gác bếp: Hương khói núi rừng, tinh hoa ẩm thực vùng Tây bắc

Giữa vùng núi non trùng điệp Tây Bắc hùng vĩ, nơi những bản làng ẩn mình trong sương khói, có một món ăn mang đậm dấu ấn văn hóa và hương vị đặc trưng của núi rừng: thịt trâu gác bếp. Không chỉ là một phương pháp bảo quản thịt độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số, thịt trâu gác bếp còn là một tinh túy ẩm thực, gói trọn hương khói của bếp lửa, vị ngọt tự nhiên của thịt trâu và cả sự kiên nhẫn, tỉ mỉ của người chế biến. Thưởng thức một miếng thịt trâu gác bếp, người ta như cảm nhận được cả hơi thở của núi rừng Tây Bắc, sự khắc nghiệt của thiên nhiên và cả tấm lòng thơm thảo của con người nơi đây.
Bánh Gai Hải Dương: Sắc đen huyền bí, hương vị ngọt ngào

Bánh Gai Hải Dương: Sắc đen huyền bí, hương vị ngọt ngào

Giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ trù phú, Hải Dương không chỉ nổi tiếng với những cánh đồng lúa xanh mướt mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa ẩm thực truyền thống đặc sắc. Trong số đó, bánh gai Hải Dương nổi lên như một thức quà dân dã mà tinh tế, mang trong mình sắc đen huyền bí, hương vị ngọt ngào, và ẩn chứa cả hồn quê Kinh Bắc ngàn đời. Không chỉ là một món bánh, bánh gai Hải Dương còn là biểu tượng của sự khéo léo, tỉ mỉ và tấm lòng thơm thảo của người dân nơi đây.
Gà đồi Tiên Yên: Hương vị núi non đất trời Đông Bắc

Gà đồi Tiên Yên: Hương vị núi non đất trời Đông Bắc

Giữa vùng đất Quảng Ninh hùng vĩ, nơi những dãy núi đá vôi sừng sững vươn mình ra biển cả, Tiên Yên nổi lên như một vùng quê thanh bình, trù phú. Không chỉ sở hữu cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, Tiên Yên còn nổi tiếng với một đặc sản trứ danh, làm say lòng bao thực khách: gà đồi Tiên Yên. Không phải là một giống gà quý hiếm, nhưng chính phương thức chăn nuôi đặc biệt, nguồn thức ăn tự nhiên và môi trường sống lý tưởng đã tạo nên hương vị thơm ngon, săn chắc, khác biệt cho những chú gà nơi đây, gói trọn tinh túy của núi non và đất trời Đông Bắc.
Bánh Cuốn Phủ Lý: Mỏng manh như lụa, đậm đà hương vị đồng bằng Bắc Bộ

Bánh Cuốn Phủ Lý: Mỏng manh như lụa, đậm đà hương vị đồng bằng Bắc Bộ

Nằm dọc theo quốc lộ 1A, Phủ Lý, Hà Nam không chỉ là một đô thị đang trên đà phát triển mà còn là nơi lưu giữ những nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Trong số đó, bánh cuốn Phủ Lý nổi lên như một món ăn dân dã mà tinh tế, giản dị mà quyến rũ, mang trong mình hương vị đặc trưng, khó lẫn vào đâu được. Không cầu kỳ về nguyên liệu hay cách chế biến, bánh cuốn Phủ Lý chinh phục thực khách bởi sự mỏng manh của lớp bánh, vị ngọt thanh của nhân thịt và nấm, cùng thứ nước chấm đậm đà, thơm lừng.
Hiệu quả mô hình trồng nấm sạch theo tiêu chuẩn hữu cơ

Hiệu quả mô hình trồng nấm sạch theo tiêu chuẩn hữu cơ

Trong bối cảnh nông nghiệp Việt Nam đang chuyển mình theo hướng bền vững và hiện đại hóa, những mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ngày càng được chú trọng. Tại Cao Bằng, tỉnh miền núi nhiều khó khăn, việc phát triển nông nghiệp hữu cơ, đặc biệt là nấm hương, đang dần mở rahướng đi mới cho người nông dân. Trong số các mô hình nổi bật, cơ sở sản xuất nấm hương Việt Trúc Mai, thuộc xóm Hồng Quang 2, xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng được nhiều người biết đến như một điểm sáng tiên phong trong ứng dụng công nghệ vào sản xuất nấm sạch theo tiêu chuẩn hữu cơ.
Sản xuất giống và trồng Cát Sâm - Hướng đi mới trong bảo tồn và phát triển cây dược liệu quý

Sản xuất giống và trồng Cát Sâm - Hướng đi mới trong bảo tồn và phát triển cây dược liệu quý

Cát Sâm (tên khoa học Callerya speciosa), một loài cây dược liệu được biết đến với công dụng hỗ trợ điều trị cao huyết áp, tim mạch và rối loạn thần kinh. Trong y học cổ truyền, Cát Sâm được coi là “vị thuốc của núi rừng”, có giá trị cao về dược tính lẫn kinh tế. Tuy nhiên, trải qua nhiều năm khai thác tự phát, không có quy hoạch, nguồn tài nguyên Cát Sâm tại một số địa phương, trong đó có tỉnh Cao Bằng đang dần cạn kiệt. Sự khan hiếm này không chỉ đặt ra nguy cơ mất mát tài nguyên thiên nhiên mà còn làm đứt gãy nguồn cung nguyên liệu quan trọng cho y học cổ truyền và các sản phẩm bảo vệ sức khỏe.
Súp lươn Nghệ An: Cay nồng đặc trưng ẩm thực xứ Nghệ

Súp lươn Nghệ An: Cay nồng đặc trưng ẩm thực xứ Nghệ

Giữa dải đất miền Trung khắc nghiệt, nơi nắng gió Lào bỏng rát và những cơn mưa dầm dai dẳng, con người xứ Nghệ vẫn kiên cường bám trụ, sáng tạo nên một nền ẩm thực độc đáo, đậm đà bản sắc. Trong vô vàn món ăn dân dã mà quyến rũ ấy, súp lươn Nghệ An nổi lên như một bản giao hưởng cay nồng, một tinh túy ẩm thực làm say lòng bao thực khách. Không chỉ là một món ăn, súp lươn còn là hiện thân của sự khéo léo, tỉ mỉ và cả cái "chất" riêng có của người dân nơi đây.
Lào Cai: Phát triển nông nghiệp hữu cơ theo hướng bền vững

Lào Cai: Phát triển nông nghiệp hữu cơ theo hướng bền vững

Ngành nông nghiệp Lào Cai từ lâu đã chủ trương phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, nói không với hoá chất, phát triển mạnh nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu.
“Dứa mật Đam Rông” chính thức được cấp Giấy chứng nhận Nhãn hiệu

“Dứa mật Đam Rông” chính thức được cấp Giấy chứng nhận Nhãn hiệu

Ngày 19/5, UBND huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng đã chính thức ban hành Quyết định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận “Dứa mật Đam Rông” cho Tổ hợp tác Dứa Rô Men.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính