Thứ hai 09/12/2024 21:16Thứ hai 09/12/2024 21:16 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Đắk Nông: Triển khai nhiệm vụ trọng tâm phòng, chống thiên tai năm 2024

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Trước cảnh báo về khả năng biến đổi của hiện tượng El Nino làm tăng nguy cơ ngập lụt và sạt lở đất vào các tháng cuối năm, ông Lê Trọng Yên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông ban hành văn bản chỉ đạo triển khai nhiệm vụ trọng tâm phòng, chống thiên tai năm 2024.

Trong năm 2023, Đắk Nông đối mặt với nhiều loại hình thiên tai khốc liệt, gây thiệt hại lớn về hạ tầng và tài sản của người dân, ước tính hơn 1.000 tỷ đồng. Những tháng đầu năm 2024, tình trạng hạn hán do hiện tượng El Nino cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sản xuất của người dân.

Để công tác phòng, chống thiên tai được triển khai có hiệu quả, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lê Trọng Yên yêu cầu các Sở, Ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa phải rà soát kế hoạch, phương án và bố trí nguồn lực để chủ động ứng phó, thực hiện tốt phương châm “04 tại chỗ", lấy sự an toàn của người dân là ưu tiên hàng đầu.

Triển khai các văn bản của Trung ương: Quyết định số 379/QĐ-TTg ngày 17/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Kế hoạch số 413/KH-UBND ngày 10/6/2021 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

Giao Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai tỉnh hướng dẫn các Sở, Ban, ngành, địa phương kiện toàn tổ chức Ban chỉ đạo phòng thủ dân sự các cấp, hoạt động từ ngày 01/7/2024, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả. Theo dõi tình hình thời tiết, dự báo để tham mưu ứng phó kịp thời.

Xây dựng các đề án, chương trình cho từng loại hình thiên tai; tổ chức đào tạo và diễn tập nâng cao năng lực phòng chống thiên tai. Nâng cao nhận thức cộng đồng, đưa kiến thức phòng chống thiên tai vào chương trình đào tạo và hoạt động ngoại khóa ở một số cấp học.

Đắk Nông: Triển khai nhiệm vụ trọng tâm phòng, chống thiên tai năm 2024
UBND tỉnh Đắk Nông chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khẩn trương giám định nguyên nhân sự cố tại Hồ chứa nước Đắk N’Ting và đề xuất giải pháp khắc phục, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 20/6/2024.

Cơ cấu lại cây trồng thích ứng biến đổi khí hậu, giảm rủi ro thiên tai; nhân rộng mô hình sản xuất bền vững, hạn chế cây trồng cần nhiều nước tại khu vực hạn hán, thiếu nước, và nâng cao độ che phủ rừng.

Ứng dụng công nghệ vào công tác cảnh báo sớm phòng chống thiên tai. Quản lý dữ liệu bằng GIS, điện thoại thông minh, thiết bị không người lái, thiết bị cảnh báo sớm…, giám sát hình ảnh tại các vị trí xung yếu, trung tâm chỉ đạo.

Tập trung khai thác có hiệu quả các trạm khí tượng thủy văn hiện có; nâng cao chất lượng dự báo, đảm bảo yêu cầu dự báo sớm, kịp thời, chính xác diễn biến thiên tai.

Duy trì chế độ sẵn sàng ứng phó, thực hiện nghiêm chế độ trực ban 24/24h, nắm chắc tình hình để xử lý các tình huống kịp thời, hiệu quả, không để bị động, bất ngờ.

Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra, rà soát và tham mưu UBND tỉnh ưu tiên bố trí nguồn lực đầu tư khắc phục, nâng cấp các công trình phòng, chống thiên tai.

Các đơn vị Sở Giao thông Vận tải, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công ty TNHH MTV Khai thác Công trình Thủy lợi tỉnh, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai tỉnh, UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa khẩn trương thực hiện khắc phục thiên tai năm 2023 theo Quyết định số 1739/QĐ-TTg và Quyết định số 219/QĐ-UBND, đảm bảo đúng tiến độ thi công và giải ngân. Báo cáo định kỳ hàng tháng về Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai tỉnh trước ngày 20 để tổng hợp và báo cáo UBND tỉnh.

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khẩn trương giám định nguyên nhân sự cố tại Hồ chứa nước Đắk N’Ting và đề xuất giải pháp khắc phục, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 20/6/2024.

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các huyện, thành phố Gia Nghĩa tổ chức hội nghị tổng kết trực tuyến đến cấp xã để lan tỏa thông tin, nâng cao trách nhiệm của người làm công tác phòng, chống thiên tai đến cấp thôn, Bon.

Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp kiểm tra quy trình vận hành các hồ chứa, đảm bảo an toàn và hiệu quả và bảo vệ công trình, hạ du. Trường hợp xảy ra sự cố, các đơn vị chịu trách nhiệm trước pháp luật và UBND tỉnh.

Các đơn vị khai thác, chủ hồ, đập và chủ đầu tư phối hợp với UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa kiểm tra, rà soát, xử lý các hành vi lấn chiếm hành lang an toàn hồ chứa theo quy định.

Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai tỉnh hướng dẫn UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa cảnh báo các điểm sạt lở, đặc biệt tại các tuyến đường giao thông.

Đa dạng hóa và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư cho phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; tận dụng các nguồn vốn từ chương trình mục tiêu quốc gia và tài trợ để đầu tư cơ sở hạ tầng, khắc phục hậu quả thiên tai.

Yêu cầu UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa chủ động nguồn lực để ưu tiên sửa chữa, khắc phục sớm các tuyến đường giao thông nội đồng, sạt lở nhỏ./.

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

Huyện Kiến Thụy (TP.Hải Phòng): Tăng cường công tác phòng, chống cháy rừng

Huyện Kiến Thụy (TP.Hải Phòng): Tăng cường công tác phòng, chống cháy rừng

Huyện Kiến Thụy (TP.Hải Phòng), phát động ra quân thu dọn, vệ sinh diện tích rừng bị thiệt hại do bão số 3 gây ra phòng, chống cháy rừng với phương châm “4 bốn tại chỗ”.
Đối mặt với xâm nhập mặn mùa khô 2024-2025

Đối mặt với xâm nhập mặn mùa khô 2024-2025

Cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) dự báo, xâm nhập mặn trên các cửa sông Cửu Long sẽ tăng dần trong tháng 12 này.
Châu Á chìm trong khói bụi: Ô nhiễm không khí đe dọa sức khỏe hàng triệu người

Châu Á chìm trong khói bụi: Ô nhiễm không khí đe dọa sức khỏe hàng triệu người

Bầu không khí ô nhiễm đang bao trùm châu Á, đe dọa sức khỏe hàng triệu người và hối thúc hành động khẩn cấp để cải thiện chất lượng không khí.
Hải Dương: Người dân ở nông thôn phân loại rác hữu cơ, ủ mùn tại nhà

Hải Dương: Người dân ở nông thôn phân loại rác hữu cơ, ủ mùn tại nhà

Huyện Nam Sách đã triển khai phân loại rác tại nguồn ở 15 xã, đến nay hơn 33% số hộ nông thôn ở Huyện đã phân loại rác hữu cơ, ủ mùn tại nhà.
Tín chỉ carbon và giao dịch chứng chỉ carbon

Tín chỉ carbon và giao dịch chứng chỉ carbon

Thị trường carbon được bắt nguồn từ Nghị định thư Kyoto của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, thông qua vào năm 1997. Theo đó, các quốc gia có dư thừa quyền phát thải được bán cho hoặc mua từ các quốc gia phát thải nhiều hơn hoặc ít hơn mục tiêu cam kết.
Cây xương rồng lê gai "cứu cánh" nông nghiệp trước biến đổi khí hậu

Cây xương rồng lê gai "cứu cánh" nông nghiệp trước biến đổi khí hậu

Cây xương rồng lê gai, với khả năng chịu hạn và tiêu thụ ít nước, đang trở thành giải pháp bền vững cho nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng.
Quảng Ngãi nỗ lực hoàn thành mục tiêu trồng một triệu cây xanh

Quảng Ngãi nỗ lực hoàn thành mục tiêu trồng một triệu cây xanh

Quảng Ngãi đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ phủ xanh đất trống, đồi núi trọc sau khi tiến độ thực hiện chương trình trồng 1 triệu cây xanh còn chậm so với kế hoạch.
Hà Giang chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại

Hà Giang chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại

Trước những đợt rét đậm, rét hại đang ảnh hưởng đến tỉnh Hà Giang, đặc biệt là các huyện vùng cao như Đồng Văn, Mèo Vạc, chính quyền địa phương đã triển khai nhiều biện pháp phòng chống rét cho người và gia súc, nhằm hạn chế thiệt hại.
Hồ Ka Pét: Cân bằng giữa nước và rừng

Hồ Ka Pét: Cân bằng giữa nước và rừng

Dự án hồ Ka Pét ở Bình Thuận được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, nhưng phải hoàn thành các thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất và rừng, đồng thời trồng bù 1.845 ha rừng trước khi triển khai.
Thực vật thủy sinh: Giải pháp xanh cho hồ cảnh quan đô thị

Thực vật thủy sinh: Giải pháp xanh cho hồ cảnh quan đô thị

Ô nhiễm nước mặt đang là vấn đề nhức nhối tại các đô thị lớn, nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Việt Nam cho thấy tiềm năng của thực vật thủy sinh trong việc xử lý ô nhiễm, mang lại không gian xanh, sạch cho thành phố.
Hỗ trợ nông dân sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải

Hỗ trợ nông dân sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải

Ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, để hỗ trợ nông dân sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải và hướng tới mục tiêu Net Zero, Cục Biến đổi khí hậu sẽ tham mưu cho Bộ TN&MT phối hợp Bộ NN& PTNT dần dần ra được tiêu chí hướng dẫn cụ thể để bà con thực hiện.
Sơn La chủ động ứng phó với sương muối và mưa đá bảo vệ cây trồng

Sơn La chủ động ứng phó với sương muối và mưa đá bảo vệ cây trồng

Các địa phương trong tỉnh đang tích cực triển khai nhiều biện pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại do hiện tượng thời tiết cực đoan gây ra.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính