| ||
Sáng ngày 2/4/2025, PV có mặt tại thôn Đắk Hà, xã Đắk Sắk, huyện Đắk Mil ghi nhận, tình trạng xẻ đồi, múc đất nông nghiệp |
Để kiểm chứng thông tin, sáng ngày 2/4, PV Tạp chí điện tử Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam chứng kiến, hàng loạt phương tiện, máy móc đang công khai, ngang nhiên xẻ một quả đồi, múc và lấy đất chở đi. Ngoài ra, có một diện tích lớn, đã được san lấp mặt bằng, lấp suối, nắn dòng chảy ở thôn Đắk Hà, xã Đắk Sắk, huyện Đắk Mil, như coi thường cơ quan chức năng và dư luận thế nhưng, PV không hề thấy chính quyền xã Đắk Sắk có mặt, kiểm tra, xử lý theo quy định pháp luật !?
Sau khi ghi nhận tại hiện trường, PV đã điện thoại chuyển thông tin đến cho lãnh đạo UBND xã Đắk Sắk và UBND huyện Đắk Mil được biết, đồng thời đề nghị chỉ đạo cán bộ chuyên môn xuống hiện trường, lập biên bản. Trong quá trình chờ cán bộ xã Đắk Sắk xuống hiện trường thì, một chiếc xe ben đang chờ máy múc, múc đất lên thùng bỏ chạy khỏi hiện trường.
![]() |
Chiếc xe ban chở đất từ khu vực đang khai thác đất thôn Đắk Hà, xã Đắk Sắk chở đi ra khỏi hiện trường |
![]() |
Chiếc xe ben bỏ chạỵ khỏi hiện trường |
Mãi sau đó, Cán bộ địa chính xã Đắk Sắk mới có mặt tại hiện trường và tiến hành lập biên bản kiểm tra thực địa vị trí thửa đất của ông Lê Doãn Lượng, khu vực thôn Đắk Hà, xã Đắk Sắk. Trong biên bản, thành phần kiểm tra gồm có, ông Nguyễn Quốc Việt, Phó Chủ tịch UBND xã, ông Nguyễn Văn Công, cán bộ địa chính NN-XD và MT xã Đắk Sắk nhưng trên thực tế, chỉ có một mình ông Nguyễn Văn Công chứ không hề có mặt của ông Nguyễn Quốc Việt như nội dung trong biên bản.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Một số hình ảnh mà PV cùng cán bộ địa chính xã Đắk Sắk ghi nhận, tại vị trí thửa đất của ông Lê Doãn Lượng, khu vực thôn Đắk Hà, xã Đắk Sắk, UBND xã Đắk Sắk |
Cũng theo biên bản, UBND xã Đắk Sắk ghi nhận, có hai máy múc nhãn hiệu Hitachi và một máy múc nhãn hiệu Kobelco (không hoạt động), có hai cống hộp được xây dựng, kè đá xung quanh. Hiện trường có dấu hiệu bị múc, chặn dòng suối.
Trao đổi với PV, ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch UBND xã Đắk Sắk, cho biết: “Đã báo cáo lên UBND huyện Đắk Mil để đề nghị UBND huyện Đắk Mil hỗ trợ xử lý”.
Ngày 6/4, người dân tiếp tục phản ánh, tình trạng múc đất ở khu vực thôn Đắk Hà, xã Đắk Sắk, huyện Đắk Mil (đất của ông Lê Doãn Lượng ) vẫn xảy ra, dù trước đó, cán bộ địa chính xã Đắk Sắk đã lập biên bản?
![]() |
Ngày 6/4/2025, người phản ánh, khu vực trên, tình trạng múc đất vẫn tiếp tục xảy ra (Ảnh do người dân cung cấp) |
Theo người dân, việc khai thác đất nông nghiệp, san lấp, chặn dòng chảy của suối mà không có sự cho phép của cơ quan chức năng là hành vi vi phạm quy định về bảo vệ tài nguyên nước, đất đai và môi trường. Điều đáng nói ở đây, công trình này được thực hiện trong thời gian dài mà Các cơ quan chức năng không phát hiện. Như vậy, có hay không việc, đang có sự bảo kê từ một ai đó? Chúng tôi xin chuyển câu hỏi này đến lãnh đạo tỉnh Đắk Nông và huyện Đắk Mil kiểm tra, làm rõ, trả lời cho dư luận được biết.
Tạp chí điện tử Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin./.
Theo Điều 12 Luật Đất đai 2013 quy định về những hành vi bị cấm như sau:
Những hành vi bị nghiêm cấm 1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai. .... Đồng thời theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP giải thích về hủy hoại đất như sau: ... 3. Hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất hoặc gây ô nhiễm đất mà làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định, trong đó: a) Làm biến dạng địa hình trong các trường hợp: thay đổi độ dốc bề mặt đất; hạ thấp bề mặt đất do lấy đất mặt dùng vào việc khác hoặc làm cho bề mặt đất thấp hơn so với thửa đất liền kề; san lấp đất có mặt nước chuyên dùng, kênh, mương tưới, tiêu nước hoặc san lấp nâng cao bề mặt của đất sản xuất nông nghiệp so với các thửa đất liền kề; trừ trường hợp cải tạo đất nông nghiệp thành ruộng bậc thang và hình thức cải tạo đất khác phù hợp với mục đích sử dụng đất được giao, được thuê hoặc phù hợp với dự án đầu tư đã được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất phê duyệt hoặc chấp thuận; ... Qua đó có thể thấy, việc san lấp đất nông nghiệp để nâng cao, hạ thấp bề mặt đất là hành vi làm biến dạng địa hình đất và đây dược xem là hành vi hủy hoại đất nông nghiệp, thuộc nhóm hành vi bị cấm theo pháp luật về đất đai Do đó, khi cá nhân, hộ gia đình tự ý san lấp đất nông nghiệp là đang có hành vi vi phạm điều cấm của luật và sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật Theo Điều 15 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi hủy hoại đất như sau: Hủy hoại đất 1. Trường hợp làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất thì hình thức và mức xử phạt như sau: a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại dưới 0,05 héc ta; b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta; c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta; d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta; đ) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 01 héc ta trở lên. .... Ngoài ra, đối với tổ chức, cá nhân vi phạm còn phải chịu hình thức xử phạt bổ sung là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất. |