Thứ sáu 09/05/2025 14:20Thứ sáu 09/05/2025 14:20 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Cao Bằng: Ứng dụng khoa học công nghệ nuôi cấy nấm đông trùng hạ thảo

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Nấm đông trùng hạ thảo là một trong những loại dược liệu quý hiếm có nhiều tác dụng nổi bật cho sức khỏe con người, như: Nâng cao sức khỏe thể chất, giảm mệt mỏi, chống lão hóa, tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện trí nhớ, phòng chống bệnh ung thư, điều trị bệnh tiểu đường và bệnh thận mãn tính. Đặc biệt, nấm đông trùng hạ thảo còn là sản phẩm chiến lược trong phát triển nông nghiệp hữu cơ tại nhiều địa phương, trong đó có Cao Bằng.
Cao Bằng: Ứng dụng khoa học công nghệ nuôi cấy nấm đông trùng hạ thảo

Nấm đông trùng hạ thảo được nuôi cấy tại Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ thuộc Sở Khoa học và Công nghê tỉnh Cao Bằng. Ảnh Phan Huế.

Cao Bằng, một tỉnh miền núi phía Bắc còn nhiều khó khăn về khoa học kỹ thuật và cơ sở hạ tầng, nhưng lại sở hữu một nền nông nghiệp phong phú và tiềm năng phát triển lớn. Những năm gần đây, tỉnh đã tích cực tìm kiếm, phát triển các sản phẩm nông sản có giá trị cao và ứng dụng khoa học,công nghệ vào sản xuất để nâng cao chất lượng đời sống cho người dân. Trong số các sản phẩm tiềm năng này, nấm đông trùng hạ thảo đã được lựa chọn để phát triển với mục tiêu không chỉ phục vụ nhu cầu sức khỏe mà còn nâng cao giá trị kinh tế cho địa phương.

Một trong những bước đi tiên phong trong việc nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo tại Cao Bằng là sự kết hợp giữa Công ty TNHH Kolia Cao Bằng (gọi tắt là Kolia Cao Bằng) và Viện Lâm nghiệp và Phát triển bền vững, Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Với mong muốn cung cấp một sản phẩm chất lượng phục vụ cho sức khỏe cộng đồng, Kolia Cao Bằng đã bắt đầu triển khai nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo từ năm 2018 tại Khu du lịch sinh thái Kolia, xóm Phja Đén, xã Thành Công, huyện Nguyên Bình. Đây là đơn vị đầu tiên tại Cao Bằng thực hiện mô hình nuôi trồng loại nấm này.

Việc nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo tại Cao Bằng được thực hiện theo quy trình chặt chẽ và khoa học, đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng cao. Tại Công ty TNHH Kolia Cao Bằng, mỗi đợt nuôi trồng kéo dài từ tháng 8 đến tháng 4 năm sau, với sản lượng đạt khoảng 1.000 hộp nấm mỗi lần nuôi. Các sản phẩm chính từ nấm đông trùng hạ thảo, gồm: Rượu ngâm nấm đông trùng hạ thảo và nấm đông trùng hạ thảo sấy lạnh. Đây là những sản phẩm được khách hàng trong tỉnh và được phân phối rộng rãi trong các siêu thị, cửa hàng bán lẻ trong và ngoài tỉnh Cao Bằng.

Nấm đông trùng hạ thảo được nuôi trồng trong một môi trường khép kín, với các yếu tố: Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, không khí đều được kiểm soát tự động. Cụ thể, nhiệt độ trong quá trình nuôi trồng được duy trì từ 20 - 22°C, độ ẩm từ 75 - 80%, giúp nấm phát triển trong điều kiện tối ưu. Đặc biệt, môi trường nuôi cấy được khử trùng hoàn toàn, đảm bảo chất lượng sản phẩm cuối cùng. Các thiết bị hiện đại như nồi hấp tiệt trùng, tủ cấy vi sinh, máy lắc, các phòng cấy nuôi tối/sáng theo tiêu chuẩn vô trùng được sử dụng để hỗ trợ quá trình nuôi trồng.

Cao Bằng: Ứng dụng khoa học công nghệ nuôi cấy nấm đông trùng hạ thảo

Sản phẩm từ nấm đông trùng hạ thảo. Ảnh Phan Huế.

Để nâng cao chất lượng và sản lượng sản phẩm, năm 2022, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoahọc và công nghệ thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Cao Bằng đã ứng dụng công nghệ nuôi cấy thành công nấm đông trùng hạ thảo. Trung tâm đã tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ Trung tâm Sinh học thực nghiệm thuộc Viện Ứng dụng công nghệ và từ đó áp dụng công nghệ hiện đại vào quy trình nuôi trồng.

Quy trình nuôi cấy nấm đông trùng hạ thảo tại Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Cao Bằng sử dụng các nguyên liệu chất lượng cao, như: Đường glucose, gạo lứt, nhộng tằm, khoai tây và các vi lượng cần thiết cho sự phát triển của nấm. Việc kiểm soát quá trình nuôi trồng được thực hiện nghiêm ngặt, với sự giám sát liên tục của hệ thống tự động giúp duy trì môi trường nuôi trồng ổn định và phù hợp nhất với sự phát triển của nấm.

Trung tâm cũng đã chế biến các sản phẩm nấm đông trùng hạ thảo thành nhiều dạng khác nhau, như: Nấm đông trùng hạ thảo ngâm mật ong, rượu đông trùng hạ thảo và nấm đông trùng hạ thảo sấy khô. Những sản phẩm này mang lại giá trị dinh dưỡng cao, có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý, như: Bệnh tiểu đường, bệnh thận mãn tính và giúp tăng cường sức khỏe tổng thể. Nấm đông trùng hạ thảo với những tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe, đã giúp nâng cao chất lượng sống cho người dân. Sản phẩm không chỉ phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn có tiềm năng xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Việc sản xuất nấm đông trùng hạ thảo góp phần gia tăng thu nhập cho người dân địa phương, tạo ra nhiều cơ hội việc làm trong ngành nông nghiệp hữu cơ.

Đưa khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, Cao Bằng đang dần khẳng định vị thế trong việc phát triển nông nghiệp hữu cơ, với các nông sản chất lượng cao, an toàn, trong đó có sản phẩm nấm đông trùng hạ thảo. Việc ứng dụng khoa học, công nghệ vào nuôi trồng thành công nấm đông trùng hạ thảo đã mở ra hướng đi mới, đáp ứng nhu cầu sức khoẻ và tiêu dùng của thị trường trong và ngoài tỉnh, góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp xanh và bền vững của Cao Bằng phát triển.

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

Công nghệ kiến tạo - Vượt xa sự mô phỏng để xây dựng tương lai

Công nghệ kiến tạo - Vượt xa sự mô phỏng để xây dựng tương lai

Trong kỷ nguyên số hóa bùng nổ, trí tuệ nhân tạo (AI) không còn là một khái niệm khoa học viễn tưởng mà đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống và công việc. Giữa vô vàn ứng dụng của AI, công nghệ kiến tạo (Generative AI) nổi lên như một làn gió mới, mang trong mình tiềm năng cách mạng hóa cách chúng ta sáng tạo, tương tác và định hình thế giới xung quanh. Không đơn thuần là mô phỏng hay phân tích dữ liệu hiện có, công nghệ kiến tạo thực sự có khả năng "sinh ra" những nội dung, ý tưởng và thậm chí cả giải pháp hoàn toàn mới.
Nông dân công nghệ và nông trại xếp tầng - Hướng đi tất yếu cho nền nông nghiệp hiện đại

Nông dân công nghệ và nông trại xếp tầng - Hướng đi tất yếu cho nền nông nghiệp hiện đại

Khi dân số thế giới ngày càng tăng, diện tích đất canh tác ngày càng thu hẹp và những thách thức từ biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt, nền nông nghiệp truyền thống đang đứng trước những áp lực chưa từng có. Để đảm bảo an ninh lương thực và phát triển bền vững, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp trở thành một xu hướng tất yếu.
Sổ sức khỏe điện tử - Cuộc cách mạng trong chăm sóc sức khỏe

Sổ sức khỏe điện tử - Cuộc cách mạng trong chăm sóc sức khỏe

Trong kỷ nguyên số hóa, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đang chứng kiến những bước chuyển mình mạnh mẽ, và y tế cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Sổ sức khỏe điện tử, hay còn gọi là hồ sơ bệnh án điện tử cá nhân, đang dần trở thành một phần không thể thiếu trong hệ thống chăm sóc sức khỏe hiện đại.
Học sâu trong trí tuệ nhân tạo - Cốt lõi của cuộc cách mạng AI

Học sâu trong trí tuệ nhân tạo - Cốt lõi của cuộc cách mạng AI

Học sâu (Deep Learning), một nhánh cốt lõi của học máy (Machine Learning) và trí tuệ nhân tạo (AI), đang là động lực chính thúc đẩy những tiến bộ vượt bậc trong nhiều lĩnh vực. Lấy cảm hứng từ cấu trúc và chức năng của bộ não con người, học sâu sử dụng các mạng nơ-ron nhân tạo (Artificial Neural Networks - ANNs) với nhiều lớp ẩn (hidden layers) để phân tích và trích xuất các đặc trưng phức tạp từ lượng lớn dữ liệu. Khả năng tự động học hỏi các biểu diễn dữ liệu ở nhiều mức độ trừu tượng đã giúp học sâu vượt trội trong nhiều tác vụ mà các phương pháp học máy truyền thống gặp khó khăn.
AlphaGo: Bước ngoặt lịch sử của Trí tuệ Nhân tạo

AlphaGo: Bước ngoặt lịch sử của Trí tuệ Nhân tạo

AlphaGo, một chương trình trí tuệ nhân tạo (AI) được phát triển bởi DeepMind, một công ty con của Google, đã làm rung chuyển thế giới vào năm 2016 khi đánh bại Lee Sedol, một trong những kỳ thủ cờ vây vĩ đại nhất mọi thời đại, với tỷ số 4-1 trong một trận đấu lịch sử. Chiến thắng này không chỉ là một cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của AI mà còn khơi dậy sự quan tâm rộng rãi của công chúng đối với tiềm năng và những thách thức của trí tuệ nhân tạo.
Quảng Ninh: Hoàn thiện phòng thí nghiệm nông sản và thực phẩm

Quảng Ninh: Hoàn thiện phòng thí nghiệm nông sản và thực phẩm

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Quốc tế Tân Đại Dương (Móng Cái - Việt Nam) và Tập Đoàn Kiểm Nghiệm Trung Quốc - Công ty TNHH Quảng Tây, Chi nhánh Đông Hưng (Trung Quốc) đã hợp tác đầu tư xây dựng Phòng thí nghiệm, kiểm nghiệm chất lượng nông, lâm, thuỷ sản.
Vinh danh Ngày sở hữu trí tuệ Thế giới (26/4)

Vinh danh Ngày sở hữu trí tuệ Thế giới (26/4)

Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (World Intellectual Property Day) được tổ chức vào ngày 26/4 hằng năm do Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) thành lập năm 2000. Nhằm "nâng cao nhận thức về cách mà bằng sáng chế, quyền tác giả, thương hiệu và thiết kế tác động đến cuộc sống hàng ngày" và "để biểu dương tính sáng tạo, sự đóng góp của những người sáng tạo và những người đổi mới vào việc phát triển các xã hội trên toàn cầu".
Tăng cường ứng dụng công nghệ cao gắn liền liên kết tiêu thụ sản phẩm nông sản

Tăng cường ứng dụng công nghệ cao gắn liền liên kết tiêu thụ sản phẩm nông sản

Trong giai đoạn 2026 – 2030, công tác khuyến nông của tỉnh Nghệ An sẽ tập trung vào việc áp dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, đồng thời chú trọng vào việc hình thành chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm. Những mô hình này không chỉ giúp nâng cao hiệu quả sản xuất mà còn cải thiện thu nhập cho nông dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh.
Máy tách Sầu riêng và ứng dụng AI giám sát cây trồng: Hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích cho cộng động

Máy tách Sầu riêng và ứng dụng AI giám sát cây trồng: Hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích cho cộng động

Học sinh Đắk Lắk vừa cho ra mắt những sáng kiến khoa học đầy ấn tượng: chiếc máy tách sầu riêng tiện lợi, hiệu quả và ứng dụng AI giám sát cây trồng... đây là một bước tiến đáng chú ý trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp, hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng.
Huyện Tu Mơ Rông ứng dụng trí tuệ nhân tạo để hỗ trợ nâng cao hiệu quả phục vụ người dân

Huyện Tu Mơ Rông ứng dụng trí tuệ nhân tạo để hỗ trợ nâng cao hiệu quả phục vụ người dân

Với mong muốn nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ người dân, huyện Tu Mơ Rông đã mời chuyên gia về tập huấn kỹ năng khai thác ứng dụng trí tuệ nhân tạo cho cán bộ, công chức, viên chức. Huyện Tu Mơ Rông kỳ vọng, công chức sẽ sử dụng hiệu quả trí tuệ nhân tạo trong hoạt động công vụ, giúp bộ máy hành chính cấp xã mới hoạt động hiệu năng, hiệu quả.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong quản trị doanh nghiệp

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong quản trị doanh nghiệp

Sáng 24/4, Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo – Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng tổ chức Hội thảo “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để quản trị doanh nghiệp hiệu quả”.
Phát triển tài sản trí tuệ tạo động lực thúc đẩy kinh tế, xã hội

Phát triển tài sản trí tuệ tạo động lực thúc đẩy kinh tế, xã hội

Trong thời đại kinh tế tri thức và hội nhập toàn cầu sâu rộng, tài sản trí tuệ (TSTT) đã trở thành một trong những yếu tố then chốt góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy phát triển bền vững. Với đặc thù là một tỉnh miền núi, sở hữu nhiều đặc sản nổi tiếng và di sản văn hóa phong phú, Cao Bằng có nhiều lợi thế để phát triển TSTT gắn với nông nghiệp, du lịch và văn hóa. Tuy nhiên, để TSTT thực sự trở thành động lực phát triển kinh tế, xã hội, cần có sự đầu tư đồng bộ cả về thể chế, nhận thức và nguồn lực. Trong những năm gần đây, Cao Bằng đã và đang hiện thực hóa mục tiêu đó bằng cách cụ thể hóa các chủ trương lớn của Trung ương và lồng ghép vào chương trình hành động phù hợp với điều kiện địa phương.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính