Thứ năm 26/12/2024 18:35Thứ năm 26/12/2024 18:35 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Kiến thức nhà nông

Cải tạo đất bạc màu bằng phân vi sinh

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Đối với bà con nông dân, các biện pháp cải tạo đất bạc màu sao cho đơn giản, nhanh chóng và đạt hiệu quả, năng suất cao nhất luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Trong đó, cải tạo đất bạc màu bằng phân vi sinh đang được nhiều người tin tưởng áp dụng.
Cải tạo đất bạc màu bằng phân vi sinh
Cải tạo đất thường xuyên là công việc thường xuyên của nhà nông.

Hiện nay, nền nông nghiệp Việt Nam đang không ngừng phát triển và cố gắng phấn đấu để làm nông nghiệp sạch và đảm bảo an toàn. Một trong những định hướng, giải pháp thiết yếu, không thể thiếu trong làm nông nghiệp sạch đó là sử dụng phân vi sinh. Phân vi sinh được biết đến là một dạng chế phẩm sinh học. Trong đó nó chứa các loại chủng sinh vật có lợi cho đất và cây trồng, giúp cải tạo đất bạc màu cực kỳ hiệu quả. Để tạo ra phân vi sinh chất lượng thì khâu tuyển chọn các vi sinh vật có lợi phải thật kỹ lưỡng, cẩn thận. Thông thường, các chủng vi sinh vật được sử dụng làm phân vi sinh chủ yếu là vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật phân giải lân hay vi sinh kích thích tăng trưởng…

Tác dụng của phân vi sinh trong cải tạo đất bạc màu: Phân vi sinh là một dạng phân bón có chứa rất nhiều chủng vi sinh vật có lợi cho đất, cây trồng và đảm bảo an toàn cho con người và môi trường. Một trong những tác dụng đáng kể của phân vi sinh đó là khả năng cải tạo đất bạc màu vô cùng hiệu quả. Giữa đất trồng và vi sinh vật thường có mối quan hệ rất chắc chẽ và gắn bó với nhau. Khi sử dụng phân vi sinh để cải tạo đất bạc màu sẽ giúp chất lượng đất dần được khôi phục và trở nên tơi xốp, màu mỡ và giàu chất dinh dưỡng hơn. Bên cạnh đó, nhóm các vi sinh vật hiếu khí này hoạt động sẽ giúp thúc đẩy, hỗ trợ và làm giàu lượng chất mùn trong đất. Đồng thời, phân vi sinh còn giúp đất canh tác gia tăng độ liên kết hiệu quả và chất lượng.

Ngoài ra, khi xử lý đất bạc màu bằng phân vi sinh còn giúp phân giải các chất hữu cơ và xác động vật. Từ đó giúp chất lượng đất trồng được cải thiện rõ rệt và hiệu quả hơn rất nhiều. Không chỉ vậy, hệ vi sinh vật được sử dụng để cải tạo đất bạc màu càng phong phú thì chất lượng đất ngày càng được cải thiện và màu mỡ hơn. Độ pH trong đất cũng dần trở nên ổn định và cân đối, giúp cây trồng phát triển tốt, khỏe mạnh hơn. Để đảm bảo chất lượng của đất và đáp ứng được nhu cầu dưỡng chất giúp các loại cây trồng sinh trưởng, phát triển, có nhiều cách cải tạo đất bạc màu bằng phân vi sinh hiệu quả, chất lượng. Nhưng tập trung vào mấy phương pháp sau:

- Dùng trong cải tạo đất hằng năm: Muốn chất lượng của đất luôn đảm bảo, giúp cây trồng phát triển tốt, tăng năng suất thì việc cải tạo đất hàng năm bằng phân vi sinh là rất cần thiết. Để cải tạo đất hàng năm, tránh bị bạc màu thì mỗi năm chúng ta cần sử dụng 20 – 30kg/ha phân vi sinh để bón cho đất. Có 2 cách để thực hiện bón phân vi sinh, cải tạo chất lượng đất đó là: - Bón phân vi sinh trực tiếp: Trong phương pháp này, bạn nên trộn lẫn từ 8 – 10kg đất cát và 1 phần phân vi sinh theo liều lượng phù hợp, tiến hành trộn đều và bón trực tiếp cho đất trồng; - Trộn cùng với hạt giống: Với phương pháp này thì trước tiên chúng ta cần làm ướt hạt giống sau đó trộn chung cùng phân vi sinh. Sau đó, đem hạt giống đi gieo trồng như bình thường.

Dùng khi đất bị thoái hóa nặng: Đất bị thoái hóa nặng nề, trầm trọng là do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Một số nguyên nhân có thể kể đến như lạm dụng phân hóa học, canh tác quá mức hoặc không thường xuyên cải tạo đất… dẫn tới đất khô cằn, không còn dưỡng chất. Tuy nhiên, việc cải tạo đất bị thoái hóa cũng không quá khó khăn; giải pháp cho việc này đó là sử dụng phân vi sinh để bón cho đất. Để thực hiện bón phân vi sinh cho đất bị thoái hóa nặng nề, thì các bạn có thể tiến hành theo các bước sau: Đầu tiên, chúng ta bón lót phân vi sinh cho đất trước 15 ngày bằng cách trộn chung 15gr phân vào đất trồng; Khi bắt đầu vào mùa mưa, bạn tiếp tục tiến hành hòa 15gr phân vi sinh với 1 lít nước rồi tưới vào gốc cây trồng; Vào giai đoạn cây sinh trưởng, ra hoa và sau thu hoạch vụ mùa thì cũng cần cải tạo đất bằng cách hòa loãng 20gr phân vi sinh cùng 8 lít nước rồi tưới vào các gốc cây trồng.

Một số loại phân vi sinh cải tạo đất bạc màu hiệu quả: Để giúp cải tạo đất bạc màu, đảm bảo nguồn đất chất lượng và đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho cây trồng phát triển; chúng ta có thể sử dụng một số loại phân bón vi sinh được sử dụng phổ biến trong cải tạo đất trồng:

Phân trùn quế: Loại phân vi sinh này được sử dụng trong cải tạo đất trồng cây là vô cùng hiệu quả. Nó giúp hỗ trợ, thúc đẩy các chất hữu cơ còn tồn đọng trong quá trình trồng cây và thu hoạch vụ trước. Bên cạnh đó, do phân trùn quế mang giá trị dinh dưỡng cao, hỗ trợ cải tạo đất bạc màu rất tốt. Vì vậy, không cần phải bón thêm loại phân nào khác trong quá trình cải tạo đất bằng phân trùn quế.

Phân hữu cơ: Phân hữu cơ luôn được bà con nông dân ưu tiên sử dụng để cải thiện chất lượng đất, nâng cao năng suất cây trồng. Bên cạnh đó, loại phân này không gây mùi khó chịu, giúp đất tơi xốp, màu mỡ và tăng dưỡng chất cho cây trồng phát triển tốt. Ngoài ra, khi muốn cải tạo đất bị bạc màu để trồng cây thì nên lựa chọn loại phân này, đặc biệt là phân bò đã qua xử lý sẽ là tối ưu và đạt hiệu quả cao nhất. Quá trình “màu mỡ hóa” đất canh tác còn phụ thuộc nhiều độ rộng, hẹp, độ thoái hóa… nhưng rõ ràng muốn năng xuất cao phải luôn chú trọng cải tạo đất và phân vi sinh, phân hữu cơ là giải pháp hàng đầu hiện nay./.

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

Liên kết dữ liệu - Chìa khóa mở dòng vốn cho nông nghiệp Việt Nam

Liên kết dữ liệu - Chìa khóa mở dòng vốn cho nông nghiệp Việt Nam

Liên kết dữ liệu đang nổi lên như một giải pháp then chốt để thu hút vốn đầu tư, thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam.
Khuyến nông Quảng Bình: Nâng cao năng suất, thu nhập cho nông dân

Khuyến nông Quảng Bình: Nâng cao năng suất, thu nhập cho nông dân

Hoạt động khuyến nông, khuyến ngư tại Quảng Bình mang lại hiệu quả thiết thực, giúp nông dân nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập nhờ ứng dụng công nghệ cao, sản xuất sạch và liên kết tiêu thụ.
Lào Cai: Mô hình chuối tiêu kháng bệnh vàng lá Panama cho kết quả khả quan

Lào Cai: Mô hình chuối tiêu kháng bệnh vàng lá Panama cho kết quả khả quan

Mô hình trồng chuối tiêu kháng bệnh vàng lá Panama tại Lào Cai đã cho thấy kết quả tích cực, mở ra hy vọng cho người nông dân khôi phục lại vùng trồng chuối bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Võ Nhai: Nông nghiệp đổi mới, nâng cao thu nhập cho người dân vùng cao

Võ Nhai: Nông nghiệp đổi mới, nâng cao thu nhập cho người dân vùng cao

Võ Nhai, huyện miền núi của Thái Nguyên, đang gặt hái thành công với các mô hình nông nghiệp mới, giúp người dân nâng cao thu nhập và thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.
Nông nghiệp bền vững ở Việt Nam: Nhiều thách thức, rào cản phía trước

Nông nghiệp bền vững ở Việt Nam: Nhiều thách thức, rào cản phía trước

Mặc dù đã có những bước tiến nhất định, sản xuất nông nghiệp bền vững ở Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, từ biến đổi khí hậu, thiếu trợ lực chính sách đến những hạn chế trong thực tiễn sản xuất.
Phụ nữ Hưng Yên: Đi đầu trong phân loại rác thải, góp phần xây dựng nông thôn mới

Phụ nữ Hưng Yên: Đi đầu trong phân loại rác thải, góp phần xây dựng nông thôn mới

Phụ nữ Hưng Yên đang tích cực phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình bằng men vi sinh, góp phần giảm ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí và xây dựng nông thôn mới bền vững.
Cân nhắc kỹ trước khi xuống giống tôm nghịch mùa

Cân nhắc kỹ trước khi xuống giống tôm nghịch mùa

Người nuôi tôm ĐBSCL đang đổ xô thả giống sớm, "đánh cược" với thời tiết và dịch bệnh để đón đầu giá tôm cao kỷ lục.
Xã Tân Châu về đích NTM nâng cao năm 2024

Xã Tân Châu về đích NTM nâng cao năm 2024

Từ một xã thuần nông, xã Tân Châu, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, vươn lên hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2024.
Nông nghiệp Điện Biên: Chuyển mình trong tư duy sản xuất

Nông nghiệp Điện Biên: Chuyển mình trong tư duy sản xuất

Người dân huyện Điện Biên đã chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, nâng cao năng suất và thu nhập.
Kiên Giang "đi trước đón đầu" với lịch thả giống nuôi tôm 2025

Kiên Giang "đi trước đón đầu" với lịch thả giống nuôi tôm 2025

Để đạt mục tiêu sản lượng tôm nuôi 140.000 tấn năm 2025, Kiên Giang triển khai khung lịch thời vụ thả giống chi tiết cho từng vùng sinh thái, kết hợp với tăng cường hỗ trợ kỹ thuật và quản lý nuôi trồng, hướng đến phát triển ngành tôm bền vững.
Thái Bình: Nâng tầm nông sản bằng liên kết chuỗi giá trị

Thái Bình: Nâng tầm nông sản bằng liên kết chuỗi giá trị

Nhằm hướng đến sản xuất nông nghiệp bền vững, tỉnh Thái Bình đang đẩy mạnh liên kết trong sản xuất, tạo nên chuỗi giá trị sản phẩm.
Tiêu Động: Nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới

Tiêu Động: Nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới

Nông nghiệp xã Xã Tiêu Động, Bình Lục, tỉnh Hà Nam chuyển mình mạnh mẽ theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, góp phần nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho người dân và xây dựng nông thôn mới nâng cao.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính