Thứ bảy 03/05/2025 21:58Thứ bảy 03/05/2025 21:58 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Vĩnh Phúc chủ động giữ nước cho vụ Đông Xuân 2024-2025

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Trước diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu, tỉnh Vĩnh Phúc đang tích cực triển khai các giải pháp đảm bảo nguồn nước tưới cho sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân 2024-2025.
Vĩnh Phúc chủ động giữ nước cho vụ Đông Xuân 2024-2025
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vĩnh Phúc đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị thủy lợi tập trung lấy nước ngay từ đợt 1, tích trữ vào ao, hồ, kênh mương - Ảnh minh họa.

Theo thông báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đợt 1 lấy nước từ các hồ chứa thủy điện phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân sẽ diễn ra từ ngày 12 đến 16/1/2025, đợt 2 từ ngày 8 đến 14/2/2025.

Để tận dụng tối đa nguồn nước, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vĩnh Phúc đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị thủy lợi tập trung lấy nước ngay từ đợt 1, tích trữ vào ao, hồ, kênh mương...

Các hồ chứa thủy lợi được yêu cầu tích trữ nước và sử dụng tiết kiệm, đảm bảo phục vụ cho cả vụ gieo trồng. Các công ty thủy lợi đang khẩn trương nạo vét, duy tu, sửa chữa hệ thống kênh mương, đảm bảo dòng chảy thông suốt.

Bên cạnh đó, các địa phương cũng được khuyến khích xây dựng kế hoạch lắp đặt trạm bơm dã chiến, áp dụng các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước. Đồng thời, cần bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp với khả năng nguồn nước, tránh tình trạng thiếu nước trong sản xuất.

Tại các công ty thủy lợi, công tác chuẩn bị cho vụ Đông Xuân đang được đẩy mạnh. Công ty TNHH MTV Thủy lợi Lập Thạch, đơn vị được giao phục vụ tưới tiêu cho hơn 7.000 ha đất nông nghiệp, đã triển khai nạo vét kênh mương, bố trí máy bơm dã chiến, dự trữ vật tư, nhiên liệu...

Công ty cũng xây dựng kế hoạch lắp đặt 102 vị trí bơm dã chiến, tận dụng triệt để mọi nguồn nước, đảm bảo cung cấp đủ nước tưới cho sản xuất.

Tuy nhiên, công tác thủy lợi ở Vĩnh Phúc vẫn còn gặp một số khó khăn do địa hình vùng trung du, miền núi, độ dốc lớn, ruộng đất manh mún, nhiều tuyến kênh mương xuống cấp.

Để khắc phục những khó khăn này, các đơn vị thủy lợi đang nỗ lực phối hợp với chính quyền địa phương, vận hành đồng bộ hệ thống thủy lợi, đảm bảo cung cấp nước tưới kịp thời, hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp.

Bài liên quan

Khai mạc Festival Khinh khí cầu Vĩnh Phúc 2025

Khai mạc Festival Khinh khí cầu Vĩnh Phúc 2025

Tối 30/4, tại Quảng trường Hồ Chí Minh, thành phố Vĩnh Yên, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức khai mạc Festival Khinh khí cầu Vĩnh Phúc 2025 với chủ đề “Vĩnh Phúc bay lên cùng đất nước”.
Nông dân Vĩnh Phúc làm giàu nhờ ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp

Nông dân Vĩnh Phúc làm giàu nhờ ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp

Vĩnh Phúc đang chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ trong lĩnh vực nông nghiệp, khi người nông dân không ngừng học hỏi, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm.
Vĩnh Phúc: Chuyển đổi số trong nông nghiệp - Hiệu quả bước đầu

Vĩnh Phúc: Chuyển đổi số trong nông nghiệp - Hiệu quả bước đầu

Vĩnh Phúc đang tích cực ứng dụng công nghệ số vào sản xuất nông nghiệp, với hơn 90% hộ chăn nuôi trang trại và 20% hợp tác xã nông nghiệp đã ứng dụng công nghệ số, góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Đưa nông sản OCOP ra thế giới: Rào cản và cơ hội nâng cao giá trị nông nghiệp Việt

Đưa nông sản OCOP ra thế giới: Rào cản và cơ hội nâng cao giá trị nông nghiệp Việt

Với hơn 8.000 sản phẩm OCOP đã được công nhận trên toàn quốc, phần lớn mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền, Việt Nam có tiềm năng lớn để chinh phục thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, để OCOP thật sự trở thành “thương hiệu quốc gia” trên các sàn thương mại quốc tế, cần một chặng đường dài với sự đầu tư bài bản, định hướng chiến lược và sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà nước, doanh nghiệp và người dân.
Quảng Bình tổ chức hội nghị kết nối cung cầu các sản phẩm gắn với ứng dụng chuyển đổi số

Quảng Bình tổ chức hội nghị kết nối cung cầu các sản phẩm gắn với ứng dụng chuyển đổi số

Sở Công thương Quảng Bình đã tổ chức hội nghị kết nối cung cầu các sản phẩm gắn với ứng dụng chuyển đổi số. Tham dự có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan và trên 60 đại biểu đại diện cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, trung tâm thương mại, siêu thị, nhà phân phối, sàn thương mại điện tử của Quảng Bình và nhiều tỉnh trong nước...
Chuyển đổi số - Giải pháp dài hạn nâng tầm sản phẩm OCOP Quảng Ngãi

Chuyển đổi số - Giải pháp dài hạn nâng tầm sản phẩm OCOP Quảng Ngãi

Tỉnh Quảng Ngãi đang đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ, đưa sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng. Từ hội chợ, kết nối cung cầu đến thương mại điện tử, các giải pháp đang dần phát huy hiệu quả, tạo động lực cho phát triển kinh tế nông thôn bền vững.
Nông, lâm nghiệp và thủy sản được ưu tiên vay vốn "xanh"

Nông, lâm nghiệp và thủy sản được ưu tiên vay vốn "xanh"

4 lĩnh vực được phép thử nghiệm tại cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn gồm: Nông, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp; năng lượng tái tạo; vật liệu xây dựng sẽ được ưu tiên vay vốn ưu đãi xanh, đất đai tối đa 5 năm.
Quảng Bình: Tổ chức lớp tập huấn cho các HTX nông nghiệp công tác quản lý, giám sát và phát triển mã số vùng trồng

Quảng Bình: Tổ chức lớp tập huấn cho các HTX nông nghiệp công tác quản lý, giám sát và phát triển mã số vùng trồng

Liên minh Hợp tác xã tỉnh Quảng Bình vừa tiến hành lớp tập huấn cho các HTX nông nghiệp địa bàn chuyển đổi số trong công tác quản lý, giám sát và phát triển mã số vùng trồng phục vụ quản lý chất lượng và truy xuất nguồn gốc nông sản Quảng Bình.
Nông sản hữu cơ trên sàn TMĐT: Thật giả lẫn lộn, ai bảo vệ người tiêu dùng?

Nông sản hữu cơ trên sàn TMĐT: Thật giả lẫn lộn, ai bảo vệ người tiêu dùng?

Sự bùng nổ của thương mại điện tử (TMĐT) đã mở ra cơ hội lớn cho nông sản hữu cơ tiếp cận đông đảo người tiêu dùng trên toàn quốc. Tuy nhiên, chính sự thuận tiện và phát triển nhanh chóng của hình thức kinh doanh này lại đang tạo ra nhiều bất cập, trong đó nổi bật là tình trạng “thật giả lẫn lộn”. Người tiêu dùng đứng giữa “ma trận” hàng hóa, khó lòng phân biệt được đâu là nông sản hữu cơ đạt chuẩn, đâu là chiêu trò tiếp thị.
Lâm Đồng: Chỉ xuất khẩu sầu riêng khi đảm bảo kiểm soát 100% sản phẩm

Lâm Đồng: Chỉ xuất khẩu sầu riêng khi đảm bảo kiểm soát 100% sản phẩm

Ngày 17/4, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Lâm Đồng có Văn bản số 870/SNNMT-TTBVTV, đề nghị tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm sầu riêng phục vụ xuất khẩu.
“Ông Dư bài chòi” - Di sản "sống" của văn hóa làng biển Nhơn Hải

“Ông Dư bài chòi” - Di sản "sống" của văn hóa làng biển Nhơn Hải

Ông Nguyễn Dư (SN 1948) hay còn gọi là "ông Dư Bài chòi" ở thôn Hải Đông, xã Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định được xem là một di sản sống về nghệ thuật Bài chòi dân gian và văn hóa làng biển Nhơn Hải.
Sử dụng AI dự báo thời tiết: Cuộc cách mạng trong kỷ nguyên số

Sử dụng AI dự báo thời tiết: Cuộc cách mạng trong kỷ nguyên số

Dự báo thời tiết từ lâu đã là một lĩnh vực khoa học phức tạp, đòi hỏi sự kết hợp giữa vật lý học, toán học và công nghệ để giải mã những biến động khó lường của khí quyển. Trong kỷ nguyên số, trí tuệ nhân tạo (AI) đang nổi lên như một công cụ mạnh mẽ, mang đến cuộc cách mạng trong cách chúng ta dự đoán và hiểu về thời tiết. Với khả năng xử lý lượng dữ liệu khổng lồ, học hỏi từ các mẫu hình phức tạp và đưa ra những phân tích sâu sắc, AI hứa hẹn sẽ nâng cao độ chính xác, tốc độ và phạm vi của dự báo thời tiết lên một tầm cao mới.
Huế: Hướng đi mới cho thuỷ sản hữu cơ bền vững

Huế: Hướng đi mới cho thuỷ sản hữu cơ bền vững

Dưới áp lực gia tăng của nhu cầu tiêu dùng thực phẩm sạch, an toàn, phát triển thủy sản hữu cơ đang dần trở thành xu thế tất yếu. Nắm bắt tiềm năng sẵn có, thành phố Huế đặt mục tiêu rõ ràng cho lộ trình phát triển thủy sản hữu cơ đến năm 2030.
Cam Canh, một loại trái cây đặc sản xứ Đoài

Cam Canh, một loại trái cây đặc sản xứ Đoài

Cam Canh, một loại trái cây đặc sản nổi tiếng của miền Bắc, từ lâu đã chiếm được cảm tình của đông đảo người tiêu dùng bởi hương vị thơm ngon, ngọt ngào và những giá trị dinh dưỡng tuyệt vời. Không chỉ là một loại quả tráng miệng quen thuộc, cam Canh còn mang trong mình những giá trị văn hóa, lịch sử sâu sắc, gắn liền với vùng đất cội nguồn và đời sống tinh thần của người dân nơi đây.
Thái Nguyên dự kiến cấp mã số vùng trồng cho 3.000ha cây trồng

Thái Nguyên dự kiến cấp mã số vùng trồng cho 3.000ha cây trồng

Theo dự kiến trong năm 2025 tỉnh Thái Nguyên sẽ cấp mã số vùng trồng cho 3.000ha cây trồng các loại, riêng đối với sản phẩm chủ lực là cây chè tỉnh này phấn đấu đến năm 2030 sẽ có 24.000ha chè, trong đó 70% diện tích được cấp mã số vùng trồng.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính