Thứ ba 15/10/2024 18:46Thứ ba 15/10/2024 18:46 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Việt Nam có thể học được gì từ nông nghiệp Ấn Độ?

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân, chúng ta có thể tham khảo chắt lọc và học tập từ kinh nghiệm làm nông nghiệp của Ấn Độ, quốc gia vốn có những nét tương đồng về khí hậu, môi trường và các điều kiện xã hội.
Việt Nam có thể học được gì từ nông nghiệp Ấn Độ?
Việt Nam có thể học được gì từ nông nghiệp Ấn Độ? - Ảnh minh họa.

Ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp

Ấn Độ được mệnh danh là cường quốc về công nghệ thông tin, vì thế họ đã tận dụng ngành khoa học này một cách triệt để vào việc phát triển nông nghiệp. Thí dụ trang web của Hội đồng Nghiên cứu nông nghiệp Ấn Độ (ICAR) là một bách khoa toàn thư trực tuyến đồ sộ nhất trong lĩnh vực nông nghiệp, từ dự báo thời tiết nông vụ chính xác, thị trường tiêu dùng nông sản toàn thế giới...

Tạo giống cây trồng, vật nuôi mới năng suất cao, chất lượng tốt

Kết quả đạt được trong việc lai tạo, tuyển chọn giống cây trồng, vật nuôi ở nước ta là không thể phủ nhận, song công tác này chưa thật sự bền vững và chưa có đột phá về năng suất, chất lượng. Việc lai tạo, tuyển chọn giống lúa, chúng ta vẫn thiếu các loại giống thích hợp với sự bất thuận của thời tiết, sâu bệnh, phổ biến là nhập giống từ Trung Quốc. Với hiện trạng như vậy, Việt Nam cần có những biện pháp khắc phục như nâng cao hiệu quả quản lý giống một cách đồng bộ và phù hợp, nhằm tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với các hệ sinh thái khác nhau, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt cũng như phải đảm bảo được chất lượng, tạo ra những giống có chất lượng vượt trội, tạo thương hiệu riêng của Việt Nam. Việc này Ấn Độ đã nghiên cứu từ rất lâu.

Cải tạo và sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả

Sử dụng công nghệ để cải tạo đất và che phủ đất tại những vùng đất bạc màu; sử dụng phân bón một cách phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây trồng, từng loại đất. Biện pháp tối ưu là sử dụng phân bón sinh học, vi sinh học để nâng cao hiệu suất sử dụng phân bón, giảm chi phí sản xuất; luân canh cây trồng đúng hướng, sử dụng nước tưới hiệu quả. Cần hoàn thiện chính sách đất đai, tạo điều kiện cho nông dân chủ động lao động, sản xuất, kinh doanh, tăng hiệu quả sử dụng đất và tăng thu nhập cũng như thống nhất về vấn đề hạn điền, thời hạn sử dụng đất, minh bạch, rõ ràng về quyền lợi của người nông dân khi sử dụng đất để tạo tâm lý yên tâm, tập trung đầu tư cải tạo đất đai và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Cải tạo hệ thống thủy lợi, kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp

Cần tiếp tục đầu tư xây dựng mới các hệ thống công trình thuỷ lợi, đặc biệt là các hệ thống tưới cho cây trồng cạn, hệ thống thuỷ lợi phục vụ nuôi trồng thuỷ sản, làm muối; xây dựng hệ thống kiểm soát và xử lý nước thải ở các làng nghề, các khu dân cư tập trung; nâng cao vai trò của cộng đồng, từng bước xã hội hoá công tác thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng giao cho nông dân quản lý các công trình thuỷ lợi trong thôn, xã.

Giải quyết các vấn đề của người nông dân

Việc thu hẹp dần đất nông nghiệp là xu thế tất yếu trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các hộ nông dân là những người chịu sự tác động nhiều nhất. Vì vậy, chính sách cần tạo điều kiện cho người nông dân tiếp cận tín dụng ngân hàng cũng như mở rộng các kênh tương tác giữa người nông dân và các thông tin về khoa học - công nghệ nông nghiệp, nông thôn.

Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, trang bị kiến thức cho nông dân, tạo điều kiện để nông dân phát huy vai trò làm chủ của mình, chủ động trong việc tiếp cận khoa học - công nghệ mới, giống cây trồng vật nuôi, áp dụng đúng cách các biện pháp cải tạo, chăm sóc cây trồng.

Việc phục hồi, phát triển các làng nghề truyền thống ở nông thôn sẽ tạo thêm công ăn việc làm, thu nhập cho nông dân, tạo một lượng sản phẩm có giá trị lớn cho xã hội. Nhà nước nên hỗ trợ đầu ra cho người nông dân, xây dựng thị trường tiêu thụ rộng lớn, đẩy mạnh xuất khẩu, đảm bảo được thu nhập của người lao động, góp phần tăng tích lũy.

Bảo vệ môi trường, gắn phát triển kinh tế nông nghiệp với việc giữ gìn tài nguyên, bảo vệ nguồn sống của nông dân

Việt Nam là một trong những nước có nguy cơ tổn thất nhiều nhất khi biến đổi khí hậu. Khi xảy ra thảm họa hay thiên tai thì những người nghèo, những nông dân cần đến môi trường tự nhiên để sản xuất lại là những người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội. Vì vậy, phát triển bền vững là cái đích phải hướng tới và mô hình nông nghiệp hữu cơ ở Ấn Độ rất đáng để chúng ta học tập, phổ biến kinh nghiệm cho nông dân để họ thay đổi tập quán sản xuất, kinh doanh nông nghiệp.

Đồng thời, cần nghiên cứu thực hiện “Chương trình quốc gia về Bảo hiểm nông nghiệp” như Ấn Độ đã làm. Các sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp dành cho tất cả nông dân và là bắt buộc đối với người vay vốn. Chẳng hạn, mức bồi thường nhiều loại cây trồng từ 60-90% sản lượng trung bình trong những năm trước và số tiền bảo hiểm vay vốn tới 150% giá trị sản lượng.

Tỷ lệ phí bảo hiểm là 1,5-3% đối với cây lương thực và cây lấy dầu, đối với cây thương mại hàng năm và cây vườn thì được áp dụng theo thực tế. Tỷ lệ bồi thường lớn hơn phí bảo hiểm (đối với cây lương thực và cây lấy dầu) và lớn hơn 150% phí bảo hiểm (đối với cây thương mại hàng năm). Muốn vậy, Nhà nước cần nâng cao vai trò quản lý của mình, có sự đồng bộ từ cấp Trung ương đến địa phương, ban hành cách chính sách thuận lợi, minh bạch, rõ ràng tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân phát huy vai trò của mình./.

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

Lãnh đạo xã nói gì về các lò than hoạt động trái phép ảnh hưởng cây trồng của nông dân?

Lãnh đạo xã nói gì về các lò than hoạt động trái phép ảnh hưởng cây trồng của nông dân?

Như Tạp chí Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam đã phản ánh, thời gian vừa qua, ở thôn 5,6 thuộc xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk, các lò than thủ công hoạt động rầm rộ, khói bụi bay nghi ngút, gây ô nhiễm môi trường, làm cho nhiều hộ dân sống xung quanh đây bị ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khoẻ, cũng như các loại cây trồng.
Chăn nuôi phải có hồ sơ để thuận lợi truy xuất và xây dựng thương hiệu

Chăn nuôi phải có hồ sơ để thuận lợi truy xuất và xây dựng thương hiệu

Ghi chép hồ sơ (nhật ký sản xuất) và lưu trữ thông tin sản xuất là công việc cơ bản đầu tiên và cần thiết, làm cơ sở cho việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Điều này hết sức cần thiết đối với các cơ sở tham gia vào chuỗi liên kết và xây dựng thương hiệu sản phẩm cho chuỗi của mình trong chăn nuôi hữu cơ.
TP.HCM "siết" chuyển nhượng đất nông nghiệp

TP.HCM "siết" chuyển nhượng đất nông nghiệp

Nhằm kiểm soát chặt chẽ việc chuyển nhượng đất đai, ngăn chặn đầu cơ, UBND TP.HCM vừa ra quy định mới giới hạn cá nhân chỉ được nhận chuyển nhượng tối đa 450 ha đất.
Lâm Đồng: Xử phạt 5 hộ kinh doanh vi phạm về lĩnh vực vật tư nông nghiệp

Lâm Đồng: Xử phạt 5 hộ kinh doanh vi phạm về lĩnh vực vật tư nông nghiệp

UBND thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng ) mới ban hành Quyết định xử phạt vi vi phạm hành chính đối với 5 hộ kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh vật tư nông nghiệp.
Đề xuất sửa đổi, bổ sung Thông tư trong lĩnh vực khai thác thuỷ sản

Đề xuất sửa đổi, bổ sung Thông tư trong lĩnh vực khai thác thuỷ sản

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang dự thảo sửa đổi, bổ sung Thông tư trong lĩnh vực khai thác thủy sản.
Lâm Đồng: Công ty cổ phần du lịch Đam B’ri tự ý làm thay đổi hiện trạng rừng

Lâm Đồng: Công ty cổ phần du lịch Đam B’ri tự ý làm thay đổi hiện trạng rừng

Công ty cổ phần du lịch ĐamB’ri đã phát dọn thực bì cỏ, cây bụi và gỗ nhỏ tái sinh làm thay đổi hiện trạng rừng, làm giảm mật độ cây rừng, giảm trữ lượng khi chưa được các cơ quan có thẩm quyền cho phép là chưa đúng quy định.
"Thẻ vàng" IUU: Cửa ải quyết định cho thủy sản Việt Nam

"Thẻ vàng" IUU: Cửa ải quyết định cho thủy sản Việt Nam

Đoàn thanh tra của Liên minh châu Âu (EU) đang có mặt tại Việt Nam để thực hiện đợt thanh tra thực địa lần thứ năm, đánh giá nỗ lực gỡ bỏ "thẻ vàng" IUU của ngành thủy sản.
Tâm - Tầm - Bản lĩnh - Đam mê nghề nghiệp tạo nên một luật sư giỏi

Tâm - Tầm - Bản lĩnh - Đam mê nghề nghiệp tạo nên một luật sư giỏi

Ngày 10/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 46/SL khai sinh ra nghề luật sư nhằm mục đích ban hành các quy định về luật sư và tổ chức luật sư đầu tiên ở nước Việt Nam độc lập. Ngày 14/01/2013, Đảng và Nhà nước ký quyết định lấy ngày 10/10 hằng năm làm ngày truyền thống Luật sư Việt Nam. Ngày này được lập ra để ghi nhận những đóng góp to lớn của đội ngũ luật sư cho đất nước trong nhiều năm qua.
"Hướng hữu cơ": Khi nào mới hết "mập mờ"?

"Hướng hữu cơ": Khi nào mới hết "mập mờ"?

Cụm từ "hướng hữu cơ" đang gây ra nhiều nhầm lẫn tại Việt Nam, khi nhiều nông dân chỉ thực hiện giảm hóa chất mà không đạt tiêu chuẩn hữu cơ thực sự, tạo nên vùng mập mờ cần được làm rõ để bảo vệ người tiêu dùng và thúc đẩy nông nghiệp hữu cơ phát triển bền vững.
Lâm Đồng: Kiểm tra việc người dân lấn chiếm đất dự án trồng rừng của Tập đoàn Tân Mai

Lâm Đồng: Kiểm tra việc người dân lấn chiếm đất dự án trồng rừng của Tập đoàn Tân Mai

UBND huyện Đam Rông ( Lâm Đồng) vừa chỉ đạo kiểm tra, xác minh diện tích 127ha người dân đang canh tác, sử dụng thuộc đất thực hiện dự án của Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Mai.
Quảng Nam: Trang trại heo 7 ha hoạt động trở lại sau đình chỉ

Quảng Nam: Trang trại heo 7 ha hoạt động trở lại sau đình chỉ

Sau một thời gian bị đình chỉ hoạt động do vi phạm quy định về môi trường và chưa hoàn tất các thủ tục pháp lý, trang trại heo của Công ty TNHH Chăn nuôi Trường Sơn tại xã Quế Hiệp, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam được cho phép hoạt động trở lại.
Tôn sư trọng đạo là truyền thống văn hóa Việt Nam

Tôn sư trọng đạo là truyền thống văn hóa Việt Nam

Ngày Nhà giáo Thế giới (World Teachers' Day) được UNESCO tổ chức hàng năm vào ngày 5/10. Đây là ngày nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết và tôn vinh những đóng góp quan trọng của thầy cô giáo cho nền giáo dục và sự phát triển trên toàn thế giới.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính