Thứ sáu 11/07/2025 07:25Thứ sáu 11/07/2025 07:25 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Tìm hiểu thêm về thị trường tín chỉ carbon

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Thị trường carbon được coi là công cụ chính để giảm phát thải khí nhà kính và đang phát triển nhanh chóng về thị phần giao dịch cũng như các tổ chức tham gia. Dưới đây là một số thông tin thú vị về tín chỉ carbon cũng như thị trường mua bán này. Lịch sử phát triển thị trường carbon.
Tìm hiểu thêm về thị trường tín chỉ carbon
Ảnh minh họa

Thị trường carbon được bắt nguồn từ Nghị định thư Kyoto của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, được thông qua vào năm 1997. Theo Nghị định thư Kyoto, các quốc gia có dư thừa quyền phát thải được bán cho hoặc mua từ các quôc gia phát thải nhiều hơn hoặc ít hơn mục tiêu cam kết. Từ đó, trên thế giới xuất hiện loại hàng hóa mới là các chứng chỉ giảm/hấp thụ phát thải khí nhà kính. Do carbon (CO2) là khí nhà kính quy đổi tương đương của mọi khí nhà kính nên các giao dịch được gọi chung là mua bán, trao đổi carbon, hình thành nên thị trường carbon hay thị trường tín chỉ carbon.

Sau Nghị định thư Kyoto, thị trường carbon đã phát triển mạnh tại các quốc gia châu Âu, châu Mỹ và cả châu Á. Có hai loại thị trường chính là: Thị trường carbon bắt buộc (mandatory carbon market): thị trường mà việc mua bán carbon dựa trên cam kết của các quốc gia trong Công ước khung Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC) để đạt được mục tiêu cắt giảm khí nhà kính. Thị trường này mang tính bắt buộc và chủ yếu dành cho các dự án trong cơ chế phát triển sạch (CDM), Cơ chế phát triển bền vững (SDM) hoặc đồng thực hiện (JI). Thị trường carbon tự nguyện/Thị trường tự nguyện (voluntary carbon market): dựa trên cơ sở hợp tác thỏa thuận song phương hoặc đa phương giữa các tổ chức, công ty hoặc quốc gia. Bên mua tín chỉ tham gia vào các giao dịch trên cơ sở tự nguyện để đáp ứng các chính sách về môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp (ESG) để giảm dấu chân carbon.

Các thị trường carbon lớn trên thế giới

Thị trường thương mại phát thải quốc tế đầu tiên là của Liên minh châu Âu, vận hành từ năm 2005. Đây là công cụ chính sách quan trọng bậc nhất của Liên minh châu Âu nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, thực thi cam kết trong Nghị định thư Kyoto trước đây và sau này là Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. Thị trường này chiếm khoảng 45% tổng lượng phát thải toàn châu Âu và khoảng 3/4 thị trường phát thải carbon toàn cầu. Trung Quốc bắt đầu đề cập xây dựng thị trường carbon trong Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2011 - 2015 và sau đó đã tiến hành thí điểm diện rộng tại các khu vực, thành phố với các mức độ kinh tế đa dạng khác nhau. Ngày 16/7/2021, thị trường giao dịch trao đổi carbon Trung Quốc đã chính thức vận hành nhằm đạt mục tiêu trung hòa carbon năm 2060.

Việt Nam vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon kể từ năm 2025

Ngày 07/01/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon. Nghị định này có quy định cụ thể về lộ trình phát triển, thời điểm triển khai thị trường carbon trong nước. Trong đó, giai đoạn đến hết năm 2027 sẽ: Xây dựng quy định quản lý tín chỉ carbon, hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon; xây dựng quy chế vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon; Triển khai thí điểm cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong các lĩnh vực tiềm năng và hướng dẫn thực hiện cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong nước và quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; Thành lập và tổ chức vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon kể từ năm 2025; Triển khai các hoạt động tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức về phát triển thị trường carbon. Giai đoạn từ năm 2028, Tổ chức vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon chính thức trong năm 2028; Quy định các hoạt động kết nối, trao đổi tín chỉ carbon trong nước với thị trường carbon khu vực và thế giới./.

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

Bộ đôi BMW X3 và BMW 5 Series hoàn toàn mới chính thức được ra mắt tại Việt Nam

Bộ đôi BMW X3 và BMW 5 Series hoàn toàn mới chính thức được ra mắt tại Việt Nam

Ngày 06/6, Thaco Auto và BMW chính thức ra mắt mẫu xe BMW X3 và BMW 5 Series thế hệ thứ 8 tại thị trường Việt Nam. Đây là dòng sedan hạng sang nổi tiếng toàn cầu, được nâng cấp toàn diện về thiết kế, công nghệ và trải nghiệm vận hành, khẳng định bước tiến mới của BMW trong chiến lược phát triển sản phẩm tại thị trường Việt Nam.
Trường Trung cấp Thuận Thành - địa chỉ tin cậy cho học viên nghề lái xe ô tô

Trường Trung cấp Thuận Thành - địa chỉ tin cậy cho học viên nghề lái xe ô tô

Trường Trung cấp Thuận Thành tiền thân là Trường Trung cấp nghề Đức Việt được thành lập theo Quyết định số 185/QĐ-UBND ngày 31/01/2008 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh sau đó được đổi tên thành Trường Trung cấp Thuận Thành tại Quyết định số 543/QĐ-UBND ngày 28/04/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh.
Toàn cảnh tuyến đường 300 tỉ ở Yên Bái sắp đưa vào khai thác

Toàn cảnh tuyến đường 300 tỉ ở Yên Bái sắp đưa vào khai thác

Sau hơn hai năm thi công, tuyến đường nối Nguyễn Tất Thành với đường Âu Cơ (TP. Yên Bái) có tổng mức đầu tư gần 300 tỉ đồng, dự kiến đưa vào khai thác trong cuối tháng 5/2025.
Xử lý pin xe điện hết hạn: thách thức và giải pháp

Xử lý pin xe điện hết hạn: thách thức và giải pháp

Pin xe điện đóng vai trò then chốt trong cuộc cách mạng xanh của ngành giao thông vận tải, hứa hẹn giảm phát thải khí nhà kính và ô nhiễm không khí đô thị. Tuy nhiên, khi số lượng xe điện ngày càng tăng, vấn đề xử lý pin xe điện hết hạn trở thành một thách thức môi trường cấp bách. Mỗi bộ pin xe điện chứa hàng trăm kilogram vật liệu, bao gồm các kim loại có giá trị như lithium, coban, niken và mangan, cùng với các chất điện phân và polyme. Việc quản lý và xử lý hiệu quả những khối pin này không chỉ giúp thu hồi tài nguyên quý giá mà còn ngăn chặn những tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người.
Vì sao người sản xuất khó đạt chứng nhận hữu cơ?

Vì sao người sản xuất khó đạt chứng nhận hữu cơ?

Hiện nay tại Việt Nam, nhu cầu về thực phẩm sạch và an toàn ngày càng tăng, đặc biệt là ở đô thị lớn. Tuy nhiên, để được công nhận là sản phẩm hữu cơ và mang nhãn “chứng nhận hữu cơ” trên bao bì, các cá nhân, tổ chức sản xuất sản phẩm phải vượt qua một quá trình kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt. Để đạt được chứng nhận cơ không đơn giản là thay đổi phương pháp canh tác mà là cả một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự đầu tư dài hạn, kiến ​​thức chuyên sâu và cam kết cao về đạo đức.
Công nghệ xe tự lái: Bình minh trên những nẻo đường Việt Nam

Công nghệ xe tự lái: Bình minh trên những nẻo đường Việt Nam

Trong kỷ nguyên của trí tuệ nhân tạo và sự kết nối vạn vật, giấc mơ về những chiếc xe tự hành không còn là viễn tưởng khoa học mà đang dần trở thành hiện thực trên khắp thế giới. Việt Nam, với sự năng động trong tiếp thu công nghệ mới và nhu cầu bức thiết về một hệ thống giao thông an toàn, hiệu quả hơn, cũng đang đứng trước ngưỡng cửa của cuộc cách mạng di chuyển này.
Quy trình và thủ tục của VietGAP - Nền tảng và mục tiêu

Quy trình và thủ tục của VietGAP - Nền tảng và mục tiêu

Đa số người Việt Nam nghe nói nhiều về VietGAP, (viết tắt của Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam), nhưng hiểu biết về nó còn rất mơ hồ. Bài viết này nhằm làm rõ khái niệm VietGAP, một bộ các nguyên tắc, quy trình và thủ tục hướng dẫn sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và thủy sản an toàn.
Gen Z và thị trường lao động Việt Nam - Góc nhìn đa chiều

Gen Z và thị trường lao động Việt Nam - Góc nhìn đa chiều

Thế hệ Z, hay còn gọi là (Gen Z), là nhóm nhân khẩu học sinh ra trong khoảng thời gian từ giữa những năm 1990 đến đầu những năm 2010. Lớn lên trong kỷ nguyên số, Gen Z được biết đến với sự am hiểu công nghệ sâu sắc, tư duy cởi mở và khả năng thích ứng nhanh chóng với những thay đổi của thế giới.
Chế tạo vật liệu thay thế nhựa một hướng đi vì tương lai

Chế tạo vật liệu thay thế nhựa một hướng đi vì tương lai

Ô nhiễm nhựa đã trở thành một trong những vấn đề môi trường cấp bách nhất mà nhân loại đang phải đối mặt. Sự bền bỉ và khả năng phân hủy chậm của nhựa đã dẫn đến sự tích tụ khổng lồ trong các hệ sinh thái trên cạn và dưới biển, gây ra những tác động tiêu cực nghiêm trọng đến đa dạng sinh học, sức khỏe con người và cảnh quan thiên nhiên. Trước tình hình đó, việc nghiên cứu và chế tạo vật liệu mới thay thế nhựa không chỉ là một nhu cầu cấp thiết mà còn là một hướng đi chiến lược để xây dựng một tương lai bền vững hơn cho hành tinh.
Khơi nguồn sáng tạo, vững bước đổi mới là đầu tư cho tương lai thịnh vượng

Khơi nguồn sáng tạo, vững bước đổi mới là đầu tư cho tương lai thịnh vượng

Thế giới đang chuyển mình với tốc độ chóng mặt, đầu tư cho đổi mới sáng tạo không còn là một lựa chọn mà đã trở thành yếu tố sống còn cho sự phát triển bền vững của mọi quốc gia, tổ chức và cá nhân. Sức mạnh của đổi mới sáng tạo nằm ở khả năng kiến tạo những giải pháp đột phá, những sản phẩm và dịch vụ mang tính cách mạng, từ đó mở ra những cơ hội tăng trưởng chưa từng có và giải quyết những thách thức phức tạp của thời đại.
Cơ giới hóa quản lý rơm rạ: "Những viên gạch" đầu tiên của nền nông nghiệp bền vững

Cơ giới hóa quản lý rơm rạ: "Những viên gạch" đầu tiên của nền nông nghiệp bền vững

Việc đốt rơm rạ hiện nay không chỉ lãng phí nguồn tài nguyên quý báu, mà còn làm gia tăng phát thải khí nhà kính, gây hại cho sức khỏe cộng đồng và làm suy thoái môi trường.
Việt Nam lần đầu đăng cai tổ chức hội nghị cao cấp đa phương về tăng trưởng xanh

Việt Nam lần đầu đăng cai tổ chức hội nghị cao cấp đa phương về tăng trưởng xanh

Hội nghị Thượng đỉnh P4G lần 4 tập trung vào các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi xanh và phát triển bền vững, chung tay xây dựng một thế giới hòa bình, an toàn, bình đẳng, thịnh vượng và thích ứng với biến đổi khí hậu hậu, một hành tinh xanh và một tương lai xanh cho mỗi người dân
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính