Thứ ba 20/05/2025 07:05Thứ ba 20/05/2025 07:05 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Hội Nông dân xã An Đồng:

Tích cực vận động hội viên tham gia làm đường giao thông nông thôn

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Trong thời gian vừa qua, Hội Nông dân xã An Đồng, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình tích cực tuyên truyền vận động cán bộ, hội viên nông dân và nhân dân hiến đất, tài sản trên đất để làm đường giao thông nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới
Tích cực vận động hội viên tham gia làm đường giao thông nông thôn
Lãnh đạo xã An Đồng đến động viên các hộ gia đình hiến đất và tài sản trên đất.

Tích cực tuyên truyền, vận động

Ông Phạm Minh Tuấn – Chủ tịch Hội Nông dân xã An Đồng cho biết: Với nhiều địa phương, công tác giải phóng mặt bằng luôn là vấn đề có nhiều khó khăn thách thức. Tuy nhiên, tại xã An Đồng, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị từ xã đến thôn, trong đó có vai trò của Hội Nông dân trong công tác tuyên truyền vận động đã đem lại hiệu quả tích cực. Nhiều người dân đã đồng thuận và tự nguyện hiến đất, tự tay phá dỡ các công trình của gia đình trong diện giải phóng mặt bằng để phục vụ xây dựng các dự án trọng điểm, phát triển hạ tầng khu vực nông thôn của địa phương. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, khi triển khai các dự án nâng cấp các tuyến đường chính của xã, thôn và xây dựng tu sửa hội trường thôn, đã nhận được sự đồng tình, tự nguyện rất cao của các hộ gia đình trong diện phải giải phóng mặt bằng.

Xã An Đồng được chính quyền cấp trên đầu tư xây dựng và nâng cấp 4 tuyến đường với tổng chiều dài 3,8km, với tổng diện tích đất là 3700m2 của 238 hộ gia đình, ước tính tổng giá trị đất và tài sản trên đất các hộ gia đình là trên 30 tỷ. Việc vận động nhân dân ủng hộ, tự nguyện hiến đất, tài sản trên đất phục vụ công tác giải phóng mặt bằng để nâng cấp các tuyến đường này là việc rất quan trọng. Trên cơ sở phân tích những thuận lợi, khó khăn, Ban Thường vụ Đảng ủy xã đã quyết định lựa chọn thôn Tây Lễ Văn để làm điểm, sau đó rút kinh nghiệm để triển khai thực hiện các tuyến đường ở các thôn.

Dự án mở và nâng cấp tuyến đường vành đai nối từ đường ĐH72 vào khu dân cư thôn Tây Lễ Văn có tổng chiều dài gần 0,4km. Để hoàn thành toàn bộ công trình phải giải phóng 1130m2 đất và nhiều công trình trên đất, liên quan đến 18 hộ gia đình, chủ yếu là hội viên nông dân. Bám sát sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Đảng ủy, BTV Hội đã phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền, cơ sở thôn, rà soát, nắm tình hình cụ thể đối với từng hộ gia đình hội viên có đất, công trình nằm ven tuyến đường cần giải phóng mặt bằng để có kế hoạch tuyên truyền, vận động. Đưa việc thực hiện công tác tuyên truyền, vận động hội viên, nhân dân tham gia giải phóng mặt bằng vào chỉ tiêu thi đua của các chi hội, đồng thời chỉ đạo chi hội tăng cường tuyên truyền các nội dung về công tác giải phóng mặt bằng để hội viên và nhân dân hiểu rõ.

Ngoài ra, Ban Thường vụ Hội đã phân công cán bộ Hội phối hợp với công chức chuyên môn tham gia công tác kiểm đếm, làm công tác dân vận theo sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Đảng ủy; chỉ đạo các chi hội phân công hội viên nòng cốt, thường xuyên, hàng ngày xuống các hộ gia đình hội viên, có diện tích đất hoặc công trình phải giải tỏa để gặp gỡ, vận động, động viên, tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng của dự án xây dựng các tuyến đường đối với sự phát triển của địa phương và tuyên truyền giải thích các cơ chế, chính sách hỗ trợ, bồi thường giải phóng mặt bằng của Nhà nước…

Tích cực vận động hội viên tham gia làm đường giao thông nông thôn
Hội viên nông dân Hà Văn Ngọc (bên trái), thôn Tây Lễ Văn người đã hiến 287m2 đất và tài sản trị giá gần một tỷ đồng.

Người dân đồng thuận, tự nguyện hiến đất

Do có sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự tham gia rất tích cực và trách nhiệm tổ chức Hội Nông dân, trong thời gian ngắn tất cả 18 hộ gia đình (100%) trong diện phải giải tỏa của khu dân cư thôn Tây Lễ Văn đã đồng thuận, ký đơn tự nguyện hiến đất và công trình của gia đình.

Những người đi đầu trong việc tham gia tự nguyện hiến đất đó là gia đình ông Hà Văn Ngọc, hội viên nông dân, đã hiến 287m2 đất ở và công trình phụ mới xây dựng năm 2022 trị giá gần một tỷ đồng, đã được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen; còn có các gia đình hội viên như ông Nguyễn Văn Việt; ông Hà Mạnh Xê, ông Nguyễn Văn Hân; ông Trần Tiến Chinh; bà Trần Thị Lượng và nhiều hộ gia đình khác, mỗi gia đình tự nguyện hiến từ 40 - 60m2 đất và tài sản trên đất như các công trình cổng, tường bao, bể bioga và sân gạch, cây cổ thụ.

Ngoài ra, còn có nhiều hộ gia đình hội viên đã tự nguyện ủng hộ kinh phí để hỗ trợ những gia đình thực hiện hiến đất và tài sản trên đất, tổng số tiền huy động được 91 triệu đồng, điển hình như hội viên Nguyễn Văn Thặng, Đỗ Đức Mười. Bên cạnh đó, Hội Nông dân xã còn huy động lực lượng cán bộ, hội viên đến giúp các hộ gia đình trong công tác tháo dỡ các công trình đảm bảo an toàn về tài sản...

Hiệu quả từ việc người dân đồng thuận, tự nguyện hiến đất để thực hiện nâng cấp tuyến đường ở khu dân cư thôn Tây Lễ Văn đã có sức lan tỏa mạnh mẽ, sâu rộng, làm cơ sở để thực hiện ở các thôn khác như Bắc Dũng, Vũ Xá, Đào Xá.

Đoạn đường cần nâng cấp của thôn Bắc Dũng có tổng chiều dài trên 2,63km, diện tích đất cần giải phóng mặt bằng là 1.100m2 gồm 61 thửa đất của 60 hộ. Thôn Bắc Dũng các hộ đã đồng thuận cao việc hiến đất và tài sản trên đất, đã có 100% hộ gia đình ký biên bản hiến đất và tài sản trên đất điển hình như gia đình ông Nguyễn Đức Mạnh đã đồng thuận phá dỡ công trình cổng xây kiên cố trị giá hơn 100 triệu đồng.

Tại thôn Vũ Xá, sau hội nghị triển khai về chủ trương mở rộng nâng cấp đường trong khu dân cư, các hộ gia đình đã phấn khởi kí biên bản hiến đất và tài sản trên đất, có 95 hộ đồng thuận hiến đất với tổng hơn 2000m2, nhiều hộ gia đình đã tự tháo rỡ công trình cổng, tường bao, mái tôn, công trình phụ… điển hình như gia đình ông Nguyễn Trung Tuất phá dỡ công trình trình phụ kiên cố trị giá trên 200 triệu đồng; gia đình ông Bùi Trọng Sang phá rỡ công trình cổng dậu và mái tôn trị giá 50 triệu đồng....

Gần đây nhất, với dự án nâng cấp tuyến nối từ đường ĐH72 đến đê hữu hóa có chiều dài 1,4km tất cả có 151 hộ trong diện giải phóng mặt bằng để phục vụ dự án cũng đã được cán bộ, hội viên và nhân dân hưởng ứng tích cực, ngay sau khi triển khai đa số các hộ gia đình đã đồng thuận kí biên bản hiến đất và tài sản trên đất ngay tại hội nghị, còn một số hộ gia đình chưa kí, lãnh đạo hội nông dân xã đã phối hợp với các đồng chí trong ban chi ủy, ban công tác mặt trận và cơ sở thôn đã chủ động đến từng hộ gia đình kiên trì tuyên truyền vận động để các hộ gia đình hiểu rõ về tầm quan trọng của dự án và lợi ích của người dân, của thôn khi thực hiện dự án. Đến nay, đã có 151 hộ gia đình đồng thuận kí biên bản hiến đất và tài sản trên đất.

Theo ông Phạm Minh Tuấn, từ hiệu quả thực hiện công tác giải phóng mặt bằng phục vụ các dự án đầu tư trên địa bàn, cán bộ Hội và chính quyền các cấp cũng có nhiều bài học kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền, vận động nhân dân nói chung và hội viên nói riêng đó là:

Trước hết, trong công tác giải phóng mặt bằng cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ xã đến chi bộ, cơ sở thôn; cần kiên trì, nhất quán trong chỉ đạo; quyết liệt, chặt chẽ trong tổ chức thực hiện trên cơ sở tuân thủ pháp luật về đất đai. Việc vận động người dân hiến đất được tổ chức bài bản, trong đó Đảng ủy xã ban hành nghị quyết chuyên đề; UBND xã xây dựng kế hoạch, quy trình các bước vận động; MTTQ và các ban, ngành, đoàn thể, nhất là Hội Nông dân, là tổ chức có lực lượng hiên viên đông, phối hợp chặt chẽ với chi bộ, cơ sở thôn để tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục.

Thứ hai, công tác tuyên truyền phải được quan tâm hàng đầu, trong đó, chú trọng đến lực lượng nòng cốt là tổ chức Hội Nông dân; thông qua nhiều kênh, nhiều chiều, chuyên sâu và cần sự vào cuộc tích cực, trách nhiệm của cán bộ làm công tác tuyên truyền, vận động; đồng thời lựa chọn những người có nhiệt tình, tâm huyết, có uy tín trong cộng đồng, tập trung phân tích thấu tình, đạt lý để người dân hiểu rõ về chủ trương chính sách của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong việc đầu tư xây dựng các dự án, ý nghĩa và lợi ích của dự án mang lại. Chú trọng vận dụng hiệu quả phương pháp nêu gương và tinh thần, trách nhiệm “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”.

Thứ ba, cần tạo ra phong trào thi đua giữa các gia đình, dòng họ, các thôn, trong xã; kịp thời phát hiện, ghi nhận, biểu dương, khen thưởng và nhân rộng các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, tạo sức lan tỏa sâu, rộng và là động lực mạnh mẽ thúc đẩy các thôn khác thực hiện.

Ngoài ra, Ban Thường vụ Đảng ủy, lãnh đạo UBND xã, TT MTTQ và các, ban, ngành, đoàn thể, công chức chuyên môn luôn đồng hành với cơ sở thôn để hỗ trợ giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.

Bài liên quan

Tổ chức Hội nghị góp ý vào Dự thảo nghị quyết của Quốc hội

Tổ chức Hội nghị góp ý vào Dự thảo nghị quyết của Quốc hội

Ngày 19/5/2025, Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội Nghị lấy ý kiến dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh tổ chức tuyên dương tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến

Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh tổ chức tuyên dương tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến

Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua yêu nước của Hội Nông dân giai đoạn 2020-2025; phát động phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2025-2030.
Hỗ trợ nông dân sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường ở Nghệ An

Hỗ trợ nông dân sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường ở Nghệ An

Ngày 13/05, Hội Nông dân tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị “Tuyên truyền nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn và tập huấn phương pháp xử lý nước ngầm phục vụ sinh hoạt tại vùng chưa có nước sạch năm 2025 cho hội viên, nông dân huyện Diễn Châu.
Hội Nông dân Hoà An điểm tựa của nông dân trong phát triển kinh tế nông nghiệp

Hội Nông dân Hoà An điểm tựa của nông dân trong phát triển kinh tế nông nghiệp

Với vai trò là trung tâm tổ chức, vận động, hướng dẫn, hỗ trợ nông dân tiếp cận, phát triển nền sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn, Hội Nông dân (HND) huyện Hoà An (Cao Bằng) đã tích cực tham gia hiệu quả vào sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ, góp phần thúc kinh tế nông nghiệp địa phương phát triển theo mục tiêu Chương trình “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với nông nghiệp thông minh giai đoạn 2020 – 2025” của Đảng bộ huyện Hoà An đề ra.
Đắk Nông: Hội nghị triển khai dịch vụ phân bón Đức Giang tại huyện Tuy Đức

Đắk Nông: Hội nghị triển khai dịch vụ phân bón Đức Giang tại huyện Tuy Đức

Ngày 20/2, Hội Nông dân huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông phối hợp với Tập đoàn hóa chất Đức Giang tổ chức hội nghị triển khai dịch vụ phân bón Đức Giang cho hội viên nông dân trên địa bàn huyện Tuy Đức.
Bình Phước: Đổi mới nâng cao hoạt động của Hội nông dân

Bình Phước: Đổi mới nâng cao hoạt động của Hội nông dân

UBND tỉnh Bình Phước mới ban hành Kế hoạch số 323/KH-UBND, nhằm cụ thể hóa các nghị quyết của Chính phủ và Tỉnh ủy về đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội nông dân. Kế hoạch này đặt mục tiêu tạo ra những chuyển biến tích cực trong việc hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần xây dựng nông thôn mới.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Công an tỉnh Bắc Kạn thăm hỏi các gia đình có người thân tử vong trong lũ quét

Công an tỉnh Bắc Kạn thăm hỏi các gia đình có người thân tử vong trong lũ quét

Chiều 18/5, tại 2 xã Đồng Phúc và Yến Dương, huyện Ba Bể đoàn công tác của Công an tỉnh Bắc Kạn do Đại tá Thăng Quang Huy, Phó Giám đốc làm trưởng đoàn đã đến thăm hỏi, trao kinh phí 22 triệu đồng hỗ trợ các gia đình có người tử vong trong trận lũ quét đêm 17, rạng sáng 18/5.
Quốc hội thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân

Quốc hội thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân

Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân.
Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp từ 1/7/2025

Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp từ 1/7/2025

Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025 sẽ được triển khai thu thập thông tin trên phạm vi cả nước trong 30 ngày, bắt đầu từ ngày 01/7/2025 đến hết ngày 30/7/2025.
Tăng cường khả năng giám sát, phản biện cho cán bộ, hội viên nông dân

Tăng cường khả năng giám sát, phản biện cho cán bộ, hội viên nông dân

Vừa qua, Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội nghị tập huấn về kỹ năng giám sát và phản biện xã hội năm 2025 cho cán bộ, hội viên nông dân tại 5 huyện, thành phố.
Cao Bằng: Nỗ lực xóa nhà tạm, nhà dột nát ở huyện vùng cao

Cao Bằng: Nỗ lực xóa nhà tạm, nhà dột nát ở huyện vùng cao

Bảo Lạc là huyện vùng cao, biên giới của tỉnh Cao Bằng – nơi mỗi ngôi nhà nằm tách biệt trên từng triền đồi cao, việc xây một mái nhà kiên cố không chỉ là chuyện tiền bạc, mà còn là hành trình vượt khó, vượt dốc và vượt cả những hủ tục ngàn đời. Ấy vậy mà, bằng sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền, sự hỗ trợ của tín dụng chính sách và tinh thần đoàn kết tương thân tương ái của cộng đồng, hàng trăm ngôi nhà tạm, nhà dột nát ở huyện vùng cao này đã được thay thế bằng những căn nhà mới khang trang. Đó không chỉ là những viên gạch, bao xi măng được vận chuyển bằng đôi vai qua đồi núi, mà là khát vọng thoát nghèo, là niềm tin của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi địa đầu Tổ quốc.
Cao Bằng: Tiếp sức người nghèo an cư, lạc nghiệp

Cao Bằng: Tiếp sức người nghèo an cư, lạc nghiệp

Tỉnh Cao Bằng là tỉnh miền núi có địa hình phức tạp, khí hậu khắc nghiệt, đời sống người dân còn khó khăn về nhà ở, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nơi biên giới của tỉnh. Để cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân, từ năm 2021 đến nay, Cao Bằng đã triển khai nhiều chương trình, dự án hỗ trợ từ các nguồn lực đầu tư của Nhà nước và xã hội hóa, gần 12 nghìn nhà tạm, nhà dột nát đã được xoá bỏ, thay thế bằng các căn nhà xây kiên cố, giúp tiếp sức cho người nghèo an cư lạc nghiệp, ổn định cuộc sống.
Lâm Đồng hỗ trợ doanh nghiệp tơ lụa vượt khó, khôi phục sản xuất

Lâm Đồng hỗ trợ doanh nghiệp tơ lụa vượt khó, khôi phục sản xuất

Nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế 9-10% trong năm 2025, tỉnh Lâm Đồng đang tích cực triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt trong ngành ươm tơ, dệt lụa, đây là một trong những ngành nghề truyền thống có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương.
Năm 2025, tách thửa đất nông nghiệp hết bao nhiêu tiền?

Năm 2025, tách thửa đất nông nghiệp hết bao nhiêu tiền?

Khi làm thủ tục tách thửa đất nông nghiêp, người dân sẽ phải trả phí đo đạc, phí trước bạ, phí thẩm định hồ sơ và phí làm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tỉnh Kon Tum tiếp tục đẩy mạnh phát triển cà phê xứ lạnh

Tỉnh Kon Tum tiếp tục đẩy mạnh phát triển cà phê xứ lạnh

Kon Tum là một tỉnh miền núi cao nguyên với khí hậu mát mẻ quanh năm, hiện đang từng bước định hình vị thế trong ngành nông nghiệp chất lượng cao thông qua chiến lược phát triển cà phê xứ lạnh.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Xoá bỏ triệt để nhận thức, tư tưởng, quan niệm, thái độ định kiến về kinh tế tư nhân

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Xoá bỏ triệt để nhận thức, tư tưởng, quan niệm, thái độ định kiến về kinh tế tư nhân

Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, Nghị quyết nhấn mạnh quan điểm chỉ đạo, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia, là lực lượng tiên phong thúc đẩy tăng trưởng, tạo việc làm, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh quốc gia, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng xanh, tuần hoàn, bền vững.
Quy định hạn ngạch nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025

Quy định hạn ngạch nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025

Theo Thông tư, Bộ Công Thương quy định lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu (mã HS 2401) năm 2025 là 75.427 tấn.
Xử lý nghiêm hoạt động sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả

Xử lý nghiêm hoạt động sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 55/CĐ-TTg ngày 2/5/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường phối hợp, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân liên quan đến sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính