Thứ tư 19/03/2025 22:47Thứ tư 19/03/2025 22:47 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Thủ tướng: Các địa phương triển khai biện pháp bảo vệ và khôi phục sản xuất nông nghiệp

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Đôn đốc, hướng dẫn các địa phương triển khai các biện pháp cấp bách bảo vệ và khôi phục sản xuất nông nghiệp. Bằng mọi biện pháp tiêu úng, chống ngập nhanh nhất nhằm giảm thiểu thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp; kịp thời cứu diện tích lúa, hoa màu, cây ăn quả, cây cảnh… còn đang bị ngập úng; hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp cụ thể bảo vệ sản xuất, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với thực tế.
Bằng mọi biện pháp tiêu úng, chống ngập nhanh nhất nhằm giảm thiểu thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp; kịp thời cứu diện tích lúa, hoa màu, cây ăn quả, cây cảnh…  - Ảnh minh họa.
Bằng mọi biện pháp tiêu úng, chống ngập nhanh nhất nhằm giảm thiểu thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp; kịp thời cứu diện tích lúa, hoa màu, cây ăn quả, cây cảnh… - Ảnh minh họa.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 95/CĐ-TTg ngày 13/9/2024 về tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ Nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3.

Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Giao thông vận tải; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Những ngày qua, cơn bão số 3 với cường độ đặc biệt lớn đổ bộ trực tiếp vào nước ta và hoàn lưu sau bão gây mưa lớn kéo dài trên diện rộng, gây lũ lụt tại nhiều địa phương khu vực phía Bắc gây thiệt hại rất lớn cả về tính mạng và tài sản; ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Công tác ứng phó khắc phục hậu quả thiên tai đã được chính quyền các địa phương, lực lượng cứu hộ, cứu nạn đã rất nỗ lực hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai.

Bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm thiết yếu cho Nhân dân

Để bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm thiết yếu cho Nhân dân, đồng thời tăng cường giám sát, kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý, đặc biệt là thuốc chữa bệnh, sách giáo khoa, các loại đồ dùng học tập, lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng, các loại vật tư, sinh phẩm, các loại giống cây trồng, vật nuôi… của các cháu học sinh, người dân, doanh nghiệp sau bão, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trên địa bàn:

a) Tổ chức hỗ trợ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, thuốc men và các vật dụng sinh hoạt hàng ngày cho các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3, nhất là các hộ gia đình tại các khu vực đang bị cô lập, khó tiếp cận.

b) Tăng cường công tác quản lý, giám sát thị trường nhất mặt hàng lương thực, thực phẩm, xăng dầu, hàng hóa thiết yếu, đảm bảo không để xảy ra tình trạng găm hàng, nâng giá bất hợp lý, không đúng quy định, xử lý nghiêm các vi phạm; bám sát diễn biến thị trường, giá cả, cung cầu của những mặt hàng thiết yếu phục vụ tiêu dùng, sản xuất, kinh doanh trên địa bàn để chủ động theo thẩm quyền có giải pháp thiết thực, kịp thời, hiệu quả.

c) Tập trung chỉ đạo xử lý, khắc phục ngay các nhà ở của dân, trường học, bệnh viện, các loại đồ dùng học tập bị hư hỏng do bão gây ra; khẩn trương giải tỏa cây xanh gãy, đổ trên các tuyến đường; khắc phục kịp thời các sự cố về điện, nước sạch, viễn thông,… để đảm bảo hoạt động sản xuất - kinh doanh và đời sống sinh hoạt của Nhân dân; hướng dẫn triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sau bão, lũ.

Xử lý nghiêm hành vi lợi dụng ảnh hưởng của cơn bão số 3 để đầu cơ, găm hàng, tăng giá

2. Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo các cơ quan chức năng:

a) Bám sát diễn biến thị trường trong nước, tình hình cung cầu hàng hoá thiết yếu phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh, nhu cầu học tập, chữa bệnh và đời sống của nhân dân, đặc biệt là những mặt hàng thiết yếu, bảo đảm ổn định thị trường, cung cầu, lưu thông hàng hóa thông suốt. Chỉ đạo các đơn vị liên quan kịp thời xử lý đối với biến động giá cả bất thường và cung cầu những mặt hàng thiết yếu.

b) Chủ động phối hợp với các lực lượng công an, quân đội, giao thông vận tải, y tế, giáo dục tăng cường vận chuyển hàng hóa thiết yếu, xăng dầu, thuốc chữa bệnh, sách giáo khoa, đồ dùng học tập đến các vùng hiện đang bị chia cắt, cô lập, khó khăn, thiếu thốn...

c) Thực hiện công tác điều tiết giữa các tỉnh, thành phố đang bị ảnh hưởng của mưa, lũ với các tỉnh, thành phố khác khi có đề nghị của địa phương nhằm bảo đảm duy trì cung ứng hàng hóa thiết yếu cho các cháu học sinh, bệnh nhân các địa phương chịu tác động của mưa, lũ.

d) Chỉ đạo toàn bộ lực lượng quản lý thị trường tăng cường công tác giám sát, quản lý theo địa bàn, triển khai các biện pháp nghiệp vụ, xây dựng phương án, kế hoạch và thực hiện phối hợp với các lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi lợi dụng ảnh hưởng của cơn bão số 3 để đầu cơ, găm hàng, tăng giá hoặc các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.

đ) Phối hợp với cơ quan truyền thông, thông tin công khai về hình thức xử lý đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi lợi dụng thiên tai hoặc diễn biến bất thường khác để thu lời bất chính, gây tác hại đến đời sống tinh thần, vật chất của Nhân dân.

e) Chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị có liên quan ưu tiên bảo đảm nguồn điện cho các trạm bơm phục vụ công tác tiêu úng, chống ngập, cung cấp nước sạch cho tiêu dùng, nước ngọt cho sản xuất, kinh doanh.

Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi để người dân khôi phục sản xuất ngay sau bão

3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các đơn vị chức năng:

a) Đôn đốc, hướng dẫn các địa phương triển khai các biện pháp cấp bách bảo vệ và khôi phục sản xuất nông nghiệp. Bằng mọi biện pháp tiêu úng, chống ngập nhanh nhất nhằm giảm thiểu thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp; kịp thời cứu diện tích lúa, hoa màu, cây ăn quả, cây cảnh… còn đang bị ngập úng; hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp cụ thể bảo vệ sản xuất, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với thực tế.

b) Chủ trì rà soát, tổng hợp nhu cầu, phối hợp với các cơ quan có liên quan đề xuất cấp có thẩm quyền kịp thời xuất cấp, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản, các loại vật tư, sinh phẩm phục vụ trồng trọt, chăn nuôi để hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất ngay sau bão, lũ.

4. Bộ trưởng Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục dự trữ Nhà nước khẩn trương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan rà soát tình hình thực tế và nhu cầu của các địa phương bị thiệt hại bởi cơn bão số 3 để kịp thời trình cấp có thẩm quyền xem xét, xuất cấp lương thực, trang thiết bị, vật tư, hóa chất khử trùng, khử khuẩn từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ các địa phương.

Phản ánh khách quan, trung thực, toàn diện thị trường hàng hóa trong nước, tránh gây hoang mang dư luận

5. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp chặt chẽ với Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các cơ quan báo chí và phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam để thông tin tuyên truyền có định hướng, phản ánh khách quan, trung thực, toàn diện thị trường hàng hóa trong nước, ổn định tâm lý xã hội và người dân, tránh gây hoang mang trong dư luận. Các Bộ: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Giao thông vận tải… chủ động cung cấp thông tin kịp thời cho Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan báo chí theo quy định.

6. Các Bộ: Y tế, Giáo dục và Đào tạo bám sát tình hình thực tế, căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn chủ động phối hợp với các địa phương góp phần bình ổn giá và cung cấp đầy đủ các trang thiết bị, nhu yếu phẩm cần thiết cho các cơ sở giáo dục, khám chữa bệnh… thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình.

7. Giao Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn, Phó Thủ tướng Lê Thành Long và Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc trực tiếp chỉ đạo, tích cực, chủ động việc triển khai, đôn đốc, xử lý vướng mắc bảo đảm kịp thời, hiệu quả trong quá trình thực hiện Công điện này.

8. Văn phòng Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ được giao, theo dõi, đôn đốc, tổng hợp tình hình, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện Công điện./.

Bài liên quan

Quảng Nam hút vốn đầu tư: “Bệ phóng” cho nông nghiệp bền vững

Quảng Nam hút vốn đầu tư: “Bệ phóng” cho nông nghiệp bền vững

Tại Hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021-2030 (tầm nhìn đến năm 2050) và xúc tiến đầu tư năm 2025, tỉnh Quảng Nam ghi nhận cam kết mạnh mẽ từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước đối với lĩnh vực nông nghiệp. Hàng loạt dự án quy mô lớn được cấp phép và thỏa thuận đầu tư, trong đó các dự án hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp hữu cơ và phát triển chuỗi giá trị nông sản.
Bắc Giang: Điều chỉnh diện tích các vùng sản xuất nông nghiệp

Bắc Giang: Điều chỉnh diện tích các vùng sản xuất nông nghiệp

UBND tỉnh Bắc Giang vừa phê duyệt kết quả điều chỉnh bản đồ số hóa các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh các sản phẩm nông sản chủ lực, đặc trưng; các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn.
Bắc Ninh: Gia Bình triển khai biện pháp phòng, chống rét, dịch bệnh đối với sản xuất nông nghiệp

Bắc Ninh: Gia Bình triển khai biện pháp phòng, chống rét, dịch bệnh đối với sản xuất nông nghiệp

Mới đây, UBND huyện Gia Bình vừa có công văn yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống rét, dịch bệnh phát sinh nhằm hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất đối với sản xuất nông nghiệp của địa phương.
Nông dân khẩn trương xuống đồng sau Tết, sẵn sàng cho vụ xuân

Nông dân khẩn trương xuống đồng sau Tết, sẵn sàng cho vụ xuân

Khi không khí Tết vẫn còn vương trên những nếp nhà, ngoài cánh đồng, nông dân đã tất bật bắt tay vào công việc. Trên khắp các vùng sản xuất, bà con khẩn trương thu hoạch nốt cây vụ đông để kịp thời chuẩn bị đất cho vụ xuân – vụ sản xuất quan trọng nhất trong năm.
Bắc Giang: Tăng cường quản lý sản xuất, kinh doanh cây trồng, phân bón

Bắc Giang: Tăng cường quản lý sản xuất, kinh doanh cây trồng, phân bón

Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Giang mới đây có công văn gửi các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường công tác quản lý kiểm tra, xử lý vi phạm trong sản xuất, kinh doanh, giống cây trồng, phân bón, thuốc BVTV.
Tăng cường kết nối doanh nghiệp trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Tăng cường kết nối doanh nghiệp trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Nông nghiệp hữu cơ đang trở thành xu hướng toàn cầu khi người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường. Tuy nhiên, để ngành nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam phát triển bền vững, việc tăng cường kết nối giữa các doanh nghiệp là yếu tố then chốt. Nếu thiếu sự liên kết trong chuỗi cung ứng thì đây sẽ là một thách thức lớn, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và tiêu thụ.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU: Bình Thuận tăng cường kiểm soát nguồn gốc thủy sản

Nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU: Bình Thuận tăng cường kiểm soát nguồn gốc thủy sản

Bình Thuận siết chặt kiểm soát cảng cá, ứng dụng công nghệ, quyết tâm gỡ "thẻ vàng" IUU trước thềm thanh tra EC lần 5.
Thủy sản Việt Nam nắm bắt cơ hội từ FTA thế hệ mới

Thủy sản Việt Nam nắm bắt cơ hội từ FTA thế hệ mới

Ngành thủy sản Việt Nam, với tiềm năng lớn và lợi thế từ các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) thế hệ mới, đang đứng trước cơ hội mở rộng thị trường, đồng thời đối mặt với nhiều thách thức để đảm bảo sự phát triển bền vững.
Quảng Ninh đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản biển: Gỡ vướng mắc, tăng tốc cấp phép

Quảng Ninh đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản biển: Gỡ vướng mắc, tăng tốc cấp phép

Quảng Ninh đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ cấp phép và giao khu vực biển cho các tổ chức, cá nhân tham gia nuôi trồng thủy sản, với mục tiêu đạt 100% hồ sơ được phê duyệt trong năm 2025.
Ngành dừa xuất khẩu: Cần "cú hích" chính sách để vươn tầm

Ngành dừa xuất khẩu: Cần "cú hích" chính sách để vươn tầm

Ngành dừa, với tiềm năng tỷ đô, đang đứng trước cơ hội lớn để khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu này, ngành dừa cần vượt qua nhiều thách thức, từ khâu nguyên liệu đến chế biến và nguồn nhân lực.
Xóa đói giảm nghèo: Quá trình không ngừng nghỉ vì cộng đồng

Xóa đói giảm nghèo: Quá trình không ngừng nghỉ vì cộng đồng

Xóa đói giảm nghèo là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Đây không chỉ là nhiệm vụ mang tính nhân văn sâu sắc, mà còn là yếu tố then chốt để đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước. Trong suốt những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã triển khai nhiều chương trình, chính sách nhằm giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân, đặc biệt là ở những vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Thủ tướng chỉ đạo đảm bảo cân đối cung cầu lúa gạo trước diễn biến thị trường thế giới và trong nước

Thủ tướng chỉ đạo đảm bảo cân đối cung cầu lúa gạo trước diễn biến thị trường thế giới và trong nước

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 21/CĐ-TTg ngày 4/3/2025 về việc điều hành đảm bảo cân đối cung cầu lúa gạo trước diễn biến thị trường thế giới và trong nước.
Đóng góp của nông nghiệp vào GDP: Vị trí và tiềm năng

Đóng góp của nông nghiệp vào GDP: Vị trí và tiềm năng

Nông nghiệp từ lâu đã đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế Việt Nam, không chỉ đảm bảo an ninh lương thực mà còn đóng góp đáng kể vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tạo công ăn việc làm và mang lại nguồn thu nhập quan trọng cho người dân, đặc biệt là ở khu vực nông thôn.
Phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững ngành Dâu Tằm Tơ Việt Nam” đến năm 2030

Phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững ngành Dâu Tằm Tơ Việt Nam” đến năm 2030

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa Quyết định phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững ngành Dâu Tằm Tơ Việt Nam” với mục tiêu thúc đẩy ngành Dâu Tằm Tơ (DTT) phát triển theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, nâng cao giá trị sản phẩm và năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Lâm Đồng: Công nhận 2 vùng sản xuất cà phê ứng dụng công nghệ cao

Lâm Đồng: Công nhận 2 vùng sản xuất cà phê ứng dụng công nghệ cao

Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ký Quyết định công nhận 2 vùng sản xuất cà phê ứng dụng công nghệ cao tại huyện Bảo Lâm và huyện Di Linh.
Bệnh viện 19-8 (Bộ Công an): Không ngừng nâng cao vị thế vì sức khỏe cộng đồng

Bệnh viện 19-8 (Bộ Công an): Không ngừng nâng cao vị thế vì sức khỏe cộng đồng

Biết tôi chuyển bảo hiểm y tế từ bệnh viện Hữu Nghị về bệnh viện 198 Bộ Công an, một chị bạn cùng học đại học gọi điện thoại cho tôi và kêu lên: - Sao chú lại chuyển bảo hiểm về đấy? mổ 10 ca thì 9 ca phải mổ lại đấy. Họ chỉ ưu tiên cán bộ trong ngành thôi! Chị nghe ở đâu đấy, em khám chữa bệnh ở đây mấy lần rồi, thấy ổn mà, cơ sở vật chất và tay nghề các thày thuốc không thua kém các nơi khác mà em đã từng điều trị, tinh thần thái độ của các bác sỹ, y sỹ, hộ lý, điều dưỡng viên niềm nở, nhiệt tình. Bà chị vớt vát: - Thì chị cũng nghe người ta nói thế, chứ đã điều trị ở đấy bao giờ đâu!
Rác thải y tế: Thực trạng, hậu quả và giải pháp xử lý

Rác thải y tế: Thực trạng, hậu quả và giải pháp xử lý

Rác thải y tế là một vấn đề nhức nhối đối với hệ thống y tế và môi trường trên toàn cầu, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Với sự gia tăng dân số, mở rộng các cơ sở y tế và sự phát triển của các kỹ thuật y tế hiện đại, lượng rác thải y tế ngày càng tăng lên, đặt ra những thách thức lớn trong việc quản lý và xử lý.
Chính sách hỗ trợ sản xuất muối bị thiệt hại do thiên tai

Chính sách hỗ trợ sản xuất muối bị thiệt hại do thiên tai

Người dân làm muối trên cả nước sẽ được hỗ trợ kinh phí khi gặp phải thiên tai gây thiệt hại cho sản xuất, theo Quyết định 9/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ 25/2/2025.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính