Thứ ba 22/10/2024 13:27Thứ ba 22/10/2024 13:27 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Sầu riêng Việt vị thế Á quân

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Thái Lan dường như đang đuối sức trong cuộc đua giữa các quốc gia xuất khẩu sầu riêng vào Trung Quốc và EU, nhưng Việt Nam cũng không chắc chắn giành được vị trí dẫn đầu khi Malaysia đang từng bước trở thành một trong những nguồn cung chủ chốt.

Một nghị định thư xuất chính ngạch sầu riêng đông lạnh sẽ sớm được Việt Nam ký với Trung Quốc, giúp tăng giá trị xuất khẩu mặt hàng này thêm 30% mỗi năm, ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit), nhận xét.

Điều ông Nguyên lo ngại là Malaysia đang nổi lên như một nguồn cung chính, đặc biệt tại thị trường Trung Quốc và EU, đặt ngành sầu riêng Việt Nam vào thế “phải thay đổi”, chỉ khi đó mới có thể mang về 3,5 tỷ USD cho năm nay.

Năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam vào EU đạt khoảng 300 triệu USD, trong đó sầu riêng chiếm khoảng 20 triệu USD
Năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam vào EU đạt khoảng 300 triệu USD, trong đó sầu riêng chiếm khoảng 20 triệu USD

Thị trường thêm phần khó

Châu Âu, một thị trường trong kế hoạch mở rộng xuất khẩu sầu riêng ngoài Trung Quốc của ngành trái cây Việt Nam đang vấp phải những thách thức mới. Hiện, châu Âu đang nhập khẩu khoảng 90% sầu riêng từ Việt Nam.

Theo thông báo ngày 17/1 của Ủy ban châu Âu (EC), EU đang tăng cường mức độ kiểm soát chính thức việc nhập khẩu các lô hàng sầu riêng từ Việt Nam. Kể từ đầu tháng 2, sầu riêng tươi và đông lạnh của Việt Nam vào thị trường EU bị kiểm tra dư lượng thuốc trừ sâu ngay tại cửa khẩu, với tần suất 10%.

Việt Nam không phải trường hợp cá biệt có hàng hóa bị EU siết chặt kiểm tra an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, tần suất kiểm tra 10% ngay lần đầu tiên đã khiến ông Nguyên “giật mình”.

Sầu riêng, mặt hàng trái cây có giá trị xuất khẩu lớn nhất của ngành rau quả trong quý 1/2024, với kim ngạch 254 triệu USD, tăng 66% so với cùng kỳ năm 2023, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Ông Nguyên dẫn chứng những cảnh báo gần đây ghi nhận xu hướng giảm vi phạm dư lượng hóa chất của hàng nông sản Việt Nam vào EU. Theo Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật (SPS Việt Nam), 10 tháng đầu năm 2023, EU đã đưa ra 55 cảnh báo đối với nông sản, thực phẩm từ Việt Nam, giảm khoảng 15% so với năm 2022.

Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho rằng dư lượng hóa chất trong sản phẩm sầu riêng xuất sang thị trường EU có thể đã “vô tình” đến từ hai nguồn. Thứ nhất, thu mua sầu riêng bên ngoài để bù đắp số lượng thiếu hụt. Thứ hai, khó xác định 100% phân bón vô cơ hay hữu cơ không lẫn hóa chất.

Hầu hết doanh nghiệp Việt Nam đều nắm vững quy định của thị trường châu Âu, đang tìm cách thích ứng với các quy định mới, khuyến cáo người trồng sầu riêng đặc biệt chú ý áp dụng các phương thức kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu của mới của EU, ông nói thêm.

“Tại thị trường châu Âu, tiêu thụ sầu riêng chủ yếu là người dùng gốc Á, người châu Âu ít ăn sầu riêng”, ông Nguyên cho biết. Năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam vào EU đạt khoảng 300 triệu USD, trong đó sầu riêng chiếm khoảng 20 triệu USD.

Tổng thư ký Vinafruit cho biết: “Áp lực cạnh tranh đang rất lớn do doanh nghiệp cùng lúc chịu tác động EU tăng tần suất kiểm tra 10% và giá cước cao do vận chuyển đường hàng không”. Tại thị trường châu Âu, sầu riêng Việt Nam đang phải cạnh tranh gay gắt với sầu riêng Thái Lan, đặc biệt là nguồn cung đang mạnh lên từ Malaysia.

Năm 2024, Malaysia dự kiến xuất khẩu sầu riêng tươi sang Trung Quốc - thị trường trị giá 4 tỷ USD - thông báo này được đưa ra sau khi Bộ Nông nghiệp và An ninh lương thực Malaysia cùng Tổng cục Hải quan Trung Quốc ký “thỏa thuận 6 điểm” về xuất khẩu sầu riêng tươi của Malaysia vào Trung Quốc hồi tháng 10/2023.

Trung Quốc đã nhập múi sầu riêng đông lạnh từ Malaysia từ năm 2017 và nguyên trái đông lạnh từ năm 2019. Việc được cấp phép xuất quả tươi sẽ giúp Malaysia cạnh tranh tốt hơn với Thái Lan, quốc gia xuất khẩu 99% tổng lượng sầu riêng nhập khẩu, sầu riêng tươi và đông lạnh, vào thị trường Trung Quốc.

Malaysia đang nổi lên trong vai trò nguồn cung mới cho thị trường sầu riêng thế giới. Dữ liệu của Bộ Nông nghiệp và An ninh lương thực Malaysia cho thấy năm 2023, sản lượng sầu riêng của quốc gia này đã đạt 455.458 tấn. Trong đó có 10% được vận chuyển đông lạnh sang Trung Quốc, Hồng Kông và Singapore.

Trong 2 tháng đầu năm 2024, nếu xét về giá sầu riêng Việt Nam xuất sang Trung Quốc vẫn thấp hơn Thái Lan 1.217 USD mỗi tấn
Trong 2 tháng đầu năm 2024, nếu xét về giá sầu riêng Việt Nam xuất sang Trung Quốc vẫn thấp hơn Thái Lan 1.217 USD mỗi tấn

Thái Lan sẽ không ngồi yên

Thái Lan từng là nguồn cung duy nhất xuất khẩu sầu riêng cho thị trường Trung Quốc, nhưng thị phần đang suy giảm. Theo Hải quan Trung Quốc, Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2024, đã vượt qua Thái Lan để vươn lên vị trí số 1 về xuất khẩu loại nông sản này vào Trung Quốc, với 32.750 tấn, tăng 2,4 lần so với cùng kỳ năm 2023. Mức tăng này, đưa thị phần trái sầu Việt Nam tăng lên 57% tại Trung Quốc, so với mức 32% năm 2023.

Thái Lan chắc chắn không ngồi yên nhìn miếng bánh thị phần bị chia thành các phần nhỏ hơn, theo nhiều nghiên cứu về xuất khẩu rau quả. Chất lượng đồng nhất và mẫu mã được xem là yếu tố sống còn giúp Thái Lan giải bài toán cạnh tranh với Việt Nam, cũng như các nguồn cung mới, như Malaysia và một lượng nhỏ đến từ Philippines.

Ngành nông nghiệp Thái Lan thường xuyên tổ chức tập huấn tới từng hộ nông dân về quy trình canh tác, giám sát từ khi cây ra hoa, xả nhụy đến khi cắt trái, kiểm tra chất lượng trước khi cắt bán cho doanh nghiệp. Cách quản lý này giúp sầu riêng Thái Lan cạnh tranh về chất, thay vì lượng.

Việc kiểm soát chặt chẽ chất lượng sầu riêng đã mang lại cho Thái Lan những lợi thế nhất định. Theo dữ liệu của Hải quan Trung Quốc, trong 2 tháng đầu năm 2024, nếu xét về giá, bình quân mỗi tấn sầu riêng Việt Nam xuất sang Trung Quốc là 4.916 USD, vẫn thấp hơn so với mức 6.133 USD của Thái Lan.

Xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc tăng trưởng tốt, nhưng cũng cảnh báo những rủi ro “bỏ trứng vào một giỏ”. Quý 1/2024, giá trị xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc chiếm tới 98% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam, theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Thống kê năm 2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ghi nhận, diện tích trồng sầu riêng của Việt Nam ước đạt 110.000 ha, tăng 24% so với năm trước
Thống kê năm 2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ghi nhận, diện tích trồng sầu riêng của Việt Nam ước đạt 110.000 ha, tăng 24% so với năm trước

Việc Trung Quốc cảnh báo 30 lô hàng sầu riêng của Việt Nam nhiễm kim loại nặng cadimi vượt giới hạn quy định an toàn thực phẩm, cho thấy sự phức tạp và thách thức xuất khẩu mặt hàng này đang lớn hơn bao giờ hết.

Theo ông Hoàng Trung, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lợi thế của sầu riêng Việt Nam là khả năng cung cấp quanh năm so với Malaysia và Thái Lan phụ thuộc vào mùa vụ, đặc biệt chi phí logistics từ Việt Nam thấp hơn khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, giúp giá thành cạnh tranh hơn so với các sản phẩm cùng loại của Malaysia và Thái Lan.

Việt Nam đứng trước khả năng tăng kim ngạch xuất khẩu sầu riêng khi diện tích trồng sầu riêng của Việt Nam tiếp tục tăng lên trong những năm gần đây. “Vấn đề lớn nhất của ngành hàng sầu riêng là phải giữ được thị trường, phải cạnh tranh với các nước khác bằng chất lượng chứ không phải bằng số lượng”, ông Hoàng Trung nhận xét.

Thống kê năm 2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ghi nhận, diện tích trồng sầu riêng của Việt Nam ước đạt 110.000 ha, tăng 24% so với năm trước. Trong đó, diện tích cho thu hoạch là 54.400 ha, với năng suất 16,5 tấn/ha, sản lượng đạt 849.100 tấn.

Thứ trưởng Trung cho biết thêm thời điểm từ tháng 9 hàng năm, gần như chỉ có Việt Nam có sầu riêng, đây là lợi thế về xuất khẩu. Tây Nguyên, vùng sầu riêng lớn nhất Việt Nam, thường thu hoạch rộ vào tháng 9, trong khi các nước khác vào cuối vụ, sản lượng hạn chế, gần như chỉ còn sản phẩm đông lạnh.

doanhnghiepthuonghieu.vn

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

Việt Nam tỏa sáng trong Chỉ số An toàn An ninh mạng Toàn cầu 2024

Việt Nam tỏa sáng trong Chỉ số An toàn An ninh mạng Toàn cầu 2024

Việt Nam đạt thành tích xuất sắc trong Chỉ số An toàn An ninh mạng Toàn cầu 2024 với tổng điểm 99,74/100, đứng trong top 46 quốc gia dẫn đầu.
Lễ hội trái cây Việt Nam lần đầu tiên

Lễ hội trái cây Việt Nam lần đầu tiên 'chào sân' Trung Quốc

Lễ hội trái cây Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc, từ ngày 29-30/9/2024, với chủ đề "Trái cây Việt Nam - Bốn mùa thơm ngon".
Gia vị Việt Nam tỏa sáng trên thị trường Ý tại Hội chợ Rieti

Gia vị Việt Nam tỏa sáng trên thị trường Ý tại Hội chợ Rieti

Gian hàng Việt Nam ghi dấu ấn tại Hội chợ quốc tế về ớt và gia vị Rieti, khẳng định vị thế và tiềm năng của nông sản Việt trên trường quốc tế.
Ba mặt hàng nông sản "rộng đường" vào thị trường Trung Quốc

Ba mặt hàng nông sản "rộng đường" vào thị trường Trung Quốc

Bộ NN-PTNT Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) đã ký 3 nghị định thư sẽ mở đường cho việc xuất khẩu dừa tươi, sầu riêng đông lạnh và cá sấu sang thị trường Trung Quốc. Đây là bước tiến quan trọng trong quan hệ thương mại nông sản giữa hai nước, đặc biệt đối với ngành nông nghiệp Việt Nam.
Việt Nam - Trung Quốc thúc đẩy phát triển hơn nữa lĩnh vực nông nghiệp

Việt Nam - Trung Quốc thúc đẩy phát triển hơn nữa lĩnh vực nông nghiệp

Tăng cường hợp tác lĩnh vực nông nghiệp là một trong những vấn đề trọng điểm nhằm thúc đẩy phát triển hơn nữa sau chuyến thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đây là hoạt động đối ngoại đặc biệt quan trọng giữa Việt Nam và Trung Quốc trong năm nay.
Cúm gia cầm H5N1 tại Mỹ có nguy cơ lây nhiễm sang người

Cúm gia cầm H5N1 tại Mỹ có nguy cơ lây nhiễm sang người

Cúm gia cầm H5N1 đang lan rộng sang 23 loài động vật có vú tại Mỹ, gây lo ngại về nguy cơ lây nhiễm sang người.
Các đồng tiền ASEAN trỗi dậy sau giai đoạn suy yếu

Các đồng tiền ASEAN trỗi dậy sau giai đoạn suy yếu

Các đồng tiền Đông Nam Á đang trên đà phục hồi mạnh mẽ sau giai đoạn suy yếu, với đồng ringgit của Malaysia dẫn đầu mức tăng trưởng ấn tượng.
Doanh nghiệp Việt gặp khó sau quyết định của của Bộ Thương mại Mỹ

Doanh nghiệp Việt gặp khó sau quyết định của của Bộ Thương mại Mỹ

Quyết định không công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường của Mỹ gây thất vọng lớn cho Việt Nam, đe dọa hàng rào thuế quan mới đối với hàng xuất khẩu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi thúc đẩy hợp tác kinh tế Việt Nam - Ấn Độ

Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi thúc đẩy hợp tác kinh tế Việt Nam - Ấn Độ

Trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi mở rộng hợp tác và đầu tư hiệu quả giữa hai nước để đạt mục tiêu kim ngạch thương mại 20 tỷ USD.
Việt Nam - Thụy Sỹ đẩy mạnh thu hút đầu tư công nghiệp nền tảng

Việt Nam - Thụy Sỹ đẩy mạnh thu hút đầu tư công nghiệp nền tảng

Việt Nam và Thụy Sỹ đang đẩy mạnh đàm phán FTA, hướng tới thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp nền tảng, khai thác tiềm năng hợp tác to lớn giữa hai nước.
Hàn Quốc và Việt Nam ký kết hợp đồng nông nghiệp trị giá 2,69 triệu USD

Hàn Quốc và Việt Nam ký kết hợp đồng nông nghiệp trị giá 2,69 triệu USD

Tuần lễ Quan hệ đối tác tăng cường Việt - Hàn 2024 đã thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác nông nghiệp giữa hai nước, với trọng tâm là công nghệ trang trại thông minh của Hàn Quốc và tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Việt Nam.
Thái Lan lao đao vì làn sóng đóng cửa nhà máy

Thái Lan lao đao vì làn sóng đóng cửa nhà máy

Hàng loạt nhà máy tại Thái Lan phải đóng cửa do chi phí tăng cao và sức ép cạnh tranh từ hàng nhập khẩu giá rẻ, đặc biệt là từ Trung Quốc.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính