Hội thảo nhằm mục đích tăng cường trao đổi và chia sẻ về khảo cứu kinh nghiệm quốc tế, các địa phương, đánh giá thực trạng chuyển đổi số trong các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh Thanh Hoá. Qua đó đề xuất các giải pháp tư vấn chính sách nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong các tổ chức doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nông nghiệp nói riêng và của các tổ chức, doanh nghiệp trong toàn tỉnh Thanh Hoá nhằm phát triển kinh tế địa phương theo hướng hiện đại, bền vững.
Quang cảnh hội thảo. |
Tại hội thảo các đại biểu đã nghe tham luận và thảo luận về: Chuyển đổi số trong nông nghiệp; Kinh nghiệm quốc tế trong chuyển đổi số của doanh nghiệp sản xuất; Thực trạng chuyển đổi số của doanh nghiệp nông nghiệp tại Thanh Hóa, góc nhìn từ chính sách;… Nhằm khắc phục những khó khăn, vướng mắc, thách thức trong quá trình chuyển đổi số, thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, hạn chế từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục hiệu quả, thiết thực. Đồng thời, chia sẻ về định hướng chuyển đổi số ngành Nông nghiệp nói chung và tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới.
Thanh Hóa là một trong những tỉnh, thành phố tiên phong trong việc ban hành Nghị quyết, chuyên đề chuyển đổi số, Thanh hóa đang thể hiện quyết tâm trong việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất, kinh doanh, sức cạnh tranh của các ngành, các sản phẩm và phát triển kinh tế địa phương theo hướng hiện đại, bền vững.
Nông nghiệp hữu cơ - chìa khóa giúp phát triển nền nông nghiệp hiện đại Trong bối cảnh nhu cầu sử dụng các sản phẩm nông sản hữu cơ ngày một gia tăng trên thị trường trong nước cũng như ... |
Thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa đã tích cực triển khai đầu tư, nâng cấp hạ tầng và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số tiên tiến, hiện đại, phục vụ tốt công tác quản lý nhà nước và các nhiệm vụ chuyển đổi số trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Để hưởng tới sản xuất nông nghiệp hiện đại, ngành nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số. Qua đó, người nông dân giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp; đồng thời, góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Xác định chuyển đổi số là động lực, là khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thời gian tới, ngành nông nghiệp đã và đang chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp, hỗ trợ các địa phương đẩy nhanh quá trình ứng dụng công nghệ kỹ thuật số từ sản xuất đến chế biến, phân phối, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Từ đó, làm thay đổi cách thức quản lý, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ truyền thống sang hiện đại và thông minh, giá trị kinh tế cao.