Vòng trong khép kín từ cây lúa - Ảnh minh họa. |
Tổng công ty Thương mại Quảng Trị (Sepon Group) được thành lập từ năm 1973, với 14 đơn vị trực thuộc, trong đó có 7 nhà máy sản xuất, tinh bột sắn, cao su, viên nén năng lượng, thức ăn chăn nuôi, phân bón... Hàng năm doanh thu đạt gần 1.500 tỷ đồng, nộp ngân sách gần 100 tỷ đồng, thu nhập người lao động 13 triệu đồng/người/tháng. Hiện có hợp tác với khoảng 60 ngàn hộ nông dân trồng sắn, lúa, cao su, ngô… Hằng năm bà con thu về hơn 1.000 tỷ đồng từ bán sản phẩm nông sản thô cho công ty.
Trong những năm qua, bên cạnh những định hướng trong sản xuất thì Sepon luôn xác định nông nghiệp là hoạt động chủ lực, luôn lấy các điểm nghẽn trong nông nghiệp làm đề tài cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, từ đó có rất nhiều sáng kiến được công nhận, tiêu biểu nhất là sáng kiến tận dụng nguồn lực trong phát triển nông nghiệp tuần hoàn khép kín.
Ở vùng đồng bằng, Sepon đánh dấu bằng chu kỳ tuần hoàn nông nghiệp từ cánh đồng lúa. Với vòng tròn khép kín từ đồng ruộng đến bàn ăn. Tấm, cám được sản xuất từ nhà máy gạo để sản xuất thức ăn chăn nuôi cho trang trại heo, bò gà, vịt. Rơm, rạ, trấu làm đệm sinh học trong chăn nuôi. Chất thải của gia súc, gia cầm tại trang trại chăn nuôi, để sản xuất phân hữu cơ, bón lại cho cây lúa. Các sản phẩm trong chăn nuôi cung cấp đến các siêu thị, khách sạn, nhà hàng trực thuộc Sepon và bên ngoài. Như vậy vòng tròn khép kín từ cây lúa, Sepon phục vụ lại cho cây lúa.
Đối với vùng miền núi thì quy trình khép kín tại nhà máy tinh bột sắn đã giúp đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao thoát nghèo vươn lên làm giàu chính đáng trên chính mảnh đất của mình.
Chất thải nhà máy sắn (nước thải, bã thải, rác thải) được Sepon ty xử lý triệt để đem lại hiệu quả kinh tế cao như: Bã sắn (xác sắn) sấy khô để làm thức ăn gia súc. Nước thải được xử lý lấy biogas để đốt lò thay than đá và hồi lưu để tái sử dụng, trước khi thải ra môi trường để nuôi cá, tăng thu nhập cho người lao động. Rác thải từ vỏ gỗ củ sắn, Sepon dùng sản xuất phân bón bón ngược lại cho cây sắn. Như vậy, vòng tròn khép kín từ cây sắn, Sepon phục vụ lại cho cây sắn.
Vòng trong khép kín từ cây sắn - Ảnh minh họa. |
Qua 2 sơ đồ trên, ta thấy đầu ra của đơn vị này sẽ là đầu vào của đơn vị khác, đầu ra của công đoạn này sẽ là đầu vào của công đoạn khác. Từ đó, Sepon đã biến hao phí thành lợi nhuận, sản xuất không sản phẩm thừa, nhân lực, vật lực được phát huy tối đa, nhờ vậy mà hiệu quả của đơn vị và người dân không ngừng được tăng lên. Để có những giải pháp tốt trong phát triển nông nghiệp tuần hoàn, ngoài việc phát huy nguồn lực là nhân lực và vật lực, điều đầu tiên đó là sự đổi mới trong nhận thức về kinh tế tuần hoàn.
Nhiều người dân và cả doanh nghiệp vẫn coi đây là mô hình gây tốn kém chi phí, mất thời gian, công sức, lợi ích mang lại chưa rõ ràng, cụ thể, nên không coi trọng. Bên cạnh đó, tâm lý của doanh nghiệp, hợp tác xã, người nông dân là e ngại, sợ rủi ro. Cần xác định phụ phẩm nông nghiệp cần được coi là nguồn tài nguyên tái tạo, là đầu vào quan trọng của quá trình tuần hoàn khác nhằm kéo dài chuỗi giá trị gia tăng trong nông nghiệp cũng như trong công nghiệp và du lịch.
Ngoài ra, Nhà nước cần xây dựng được bộ quy chuẩn về các hướng dẫn thực hiện, giải pháp để phát triển nông nghiệp tuần hoàn, xa hơn là các nền kinh tế tuần hoàn để mỗi doanh nghiệp, người dân dễ thực hiện. Có chính sách thu hút để doanh nghiệp áp dụng nông nghiệp tuần hoàn triệt để thông qua việc hỗ trợ các trang thiết bị, vật chất nhằm phục vụ công tác quản lý và xử lý môi trường.
Có nhiều cơ chế cụ thể ưu đãi về vốn cho doanh nghiệp và người dân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp vì lĩnh vực này gặp rất nhiều rủi ro bởi thiên tai, thời tiết, canh tác vất vả mà giá trị mang lại không cao, nhưng nông nghiệp lại là công việc thường ngày của đại đa số người dân ở vùng nông thôn.
Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi, nhân rộng mô hình nông nghiệp tuần hoàn thông qua việc tổ chức tham quan học tập mô hình ứng dụng, liên kết sản xuất và cả tiêu thụ sản phẩm.
Sóc Trăng: Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhờ nuôi tôm công nghệ cao |
Vòng tròn kinh tế tuần hoàn: Hà Nội đi trước đón đầu |
Người dân đổi mới theo hướng nông nghiệp tuần hoàn |