Chủ nhật 24/11/2024 20:27Chủ nhật 24/11/2024 20:27 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Nông dân sản xuất giỏi huyện Hướng Hóa ở Quảng Trị phủ xanh, làm giàu trên vùng đất lửa Khe Sanh

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Gần 55 năm sau ngày được giải phóng, mảnh đất mang nhiều vết tích của đạn bom, huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị ngày nào giờ được phủ xanh bằng những vườn cây chủ lực đem lại giá trị kinh tế cao.

Sự khởi sắc của nơi từng được xem là mảnh đất chết như Hướng Hóa là minh chứng cho ý chí, sức mạnh và sự hồi sinh diệu kỳ sau chiến tranh, trong đó, có sự đóng góp của những người nông dân trở về từ chiến trường khốc liệt đạn bom, vượt qua những khó khăn trong cuộc chiến chống đói nghèo, lạc hậu.

Nông dân sản xuất giỏi huyện Hướng Hóa ở Quảng Trị phủ xanh, làm giàu trên vùng đất lửa Khe Sanh - Ảnh 1.

Nông dân Nguyễn Bắc, chi hội thôn Hiệp Hòa, xã Tân Liên, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị thu hoạch quả dâu tằm tại khu trang trại của gia đình.

Bước ra từ đống hoang tàn, đổ nát do chiến tranh để lại, đất và người Khe Sanh phải “gồng mình” để hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng cuộc sống mới. Tháng 9 năm 1975, 2.665 hộ dân với 12.099 nhân khẩu từ huyện Triệu Phong được chuyển lên vùng Khe Sanh theo chủ trương đi xây dựng vùng kinh tế mới.

Ông Lê Đình Thi, nguyên là Bí thư Đảng ủy Thường trực Ban chỉ đạo kinh tế mới đường 9 - Khe Sanh, người trực tiếp đưa những hộ dân đầu tiên từ Triệu Phong lên lập nghiệp tại vùng đất Hướng Hóa nhớ lại: Khe Sanh những ngày sau giải phóng là một đóng hoang tàn đổ nát với chi chít những hố bom, hố pháo, cùng với đó, thời tiết ở đây khác hẳn so với đồng bằng, rét cắt da cắt thịt, mưa thì dầm dề ngày này sang ngày khác, sương mù dày đặc vào những tháng của mùa đông và mùa xuân, nhiều hộ dân không trụ lại được đã bỏ vào Nam.

Công tác vận động nhân dân bám đất khai hoang, lập làng dường như trở thành một cuộc cách mạng mới. Và chỉ những nông dân với quyết tâm cao, bền bỉ mới ở lại, xem đây là quê hương thứ 2 để gắn bó, lập nghiệp.

Ông Võ Xuân Hằng là một đảng viên, thương binh và cũng là một trong những gương nông dân làm kinh tế giỏi tại xã Tân Liên, huyện Hướng Hóa. Là một trong những người đầu tiên có mặt tại xã Tân Liên theo chủ trương di dân vùng kinh tế mới, ông hiểu hơn ai hết những khó khăn những ngày đầu “bám đất lập làng”.

Song với một người đã từng được “tôi luyện” bởi những gian khổ của chiến tranh, ông sẵn sàng đối mặt với những khó khăn, gây dựng kinh tế trên mảnh đất được ông xác định là quê hương thứ hai của mình. Bắt tay gây dựng cơ nghiệp, ông tự tay khai hoang phục hóa, tận dụng quỹ đất mở trang trại nuôi heo, đào ao thả cá và làm vườn với nhiều loại cây trồng đang đem lại thu nhập…

Ông luôn xem mình là người may mắn khi trở về từ chiến trường, tâm niệm đó càng thôi thúc ông nỗ lực, cố gắng hơn trong cuộc sống. Ngoài mô hình trang trại, ông Hằng còn mạnh dạn mở rộng đất trồng rừng. Hiện gia đình ông đang có hơn 1 ha rừng trồng tràm, keo lai, đem lại thu nhập đáng kể. Nỗ lực làm giàu ông Hằng nói rằng: Mình xuất phát là con nhà nông dân, lại từng đi bộ đội, đã từng vào sinh ra tử, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách.

Bây giờ được trở về quê hương, sống cuộc sống thời bình luôn trân quý và cảm ơn cuộc đời. Chính vì vậy, tôi tích cực làm ăn, phát triển kinh tế để con cháu noi theo, làm thế nào có kinh tế vững chắc trong gia đình vừa góp phần cùng xã hội phát triển đi lên.

Đến huyện Hướng Hóa, biết đến anh Nguyễn Bắc hội viên nông dân chi hội thôn Hiệp Hòa, xã Tân Liên là gương nông dân người điển hình làm kinh tế giỏi. Sau khi xuất ngũ, anh quyết định về quê mở trang trại trên chính khu đất đồi được ba mẹ để lại. Bước đầu, anh Bắc gặp nhiều khó khăn do mảnh đất anh làm kinh tế chịu nhiều vết tích của chiến tranh.

Hố bom, hố pháo và bom mìn còn sót lại khiến việc canh tác gặp nhiều thử thách, song người nông dân này vẫn luôn cháy bỏng quyết tâm, khát khao lập nghiệp. Hiện anh Nguyễn Bắc đã đầu tư xây dựng trang trại tổng hợp rộng trên 2ha khá bài bản. Trang trại của anh nuôi heo, trồng các loại cây mang lại thu nhập ổn định như tiêu, cà phê mít.

Đặc biệt, những năm trở lại đây, trên một số diện tích đất, cây trồng không mang lại hiệu quả kinh tế, anh Bắc đã tìm hiểu, mạnh dạn đưa vào trồng cây dâu tằm, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế ổn định. Hiện nay, vườn dâu tằm của gia đình anh Bắc hướng đến mục tiêu vừa sản xuất, vừa thu hái bán ra thị trường, vừa phục vụ khách tham quan trải nghiệm nông nghiệp sạch để tạo giá trị kinh tế “kép”.

Đến Khe Sanh hôm nay, nhiều người sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước những đổi thay của mảnh đất từng được ví là “vùng đất chết” này. Khe sanh giờ đây được phủ xanh bằng những vườn cây chủ lực đem lại giá trị kinh tế cao. Trong sự chuyển mình của Khe Sanh, của huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) luôn khắc đậm và gắn liền với hình ảnh những người dân cần cù, sáng tạo.

danviet.vn

Bài liên quan

TT-Huế: Tổng thu nhập của các thành viên CLB nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi đạt hơn 105 tỷ đồng

TT-Huế: Tổng thu nhập của các thành viên CLB nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi đạt hơn 105 tỷ đồng

Trong năm 2021, đã có 21 câu lạc bộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi ở Thừa Thiên Huế được thành lập. Đã có 430 thành viên tham gia câu lạc bộ cấp xã và huyện, tổng thu nhập của các thành viên câu lạc bộ sau khi đã trừ chi phí là 105,342 tỷ đồng.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Cao Bằng: Dự án hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ góp phần thực hiện hiệu quả giảm nghèo

Cao Bằng: Dự án hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ góp phần thực hiện hiệu quả giảm nghèo

Dự án Hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ (CSSP) do Chính phủ Việt Nam và Quỹ Phát triển nông nghiệp Quốc tế (IFAD) tài trợ triển khai tại Cao từ năm 2017. Qua 7 năm thực hiện, Dự án từng bước đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng cộng đồng, hình thành các mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo hướng tiếp cận thị trường, tạo sinh kế bền vững, tăng thu nhập cho người dân, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo gắn với xây dựng nông thôn mới vùng dự án.
Diễn đàn Mekong Startup - Động lực thúc đẩy kinh tế xanh

Diễn đàn Mekong Startup - Động lực thúc đẩy kinh tế xanh

Ngày 15/11, UBND tỉnh Đồng Tháp đã phối hợp cùng Bộ NN-PTNT tổ chức Diễn đàn khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long (Mekong Startup) lần 2 (2024) với chủ đề "Kinh tế xanh - Động lực mới cho phát triển".
Từ làng rau sạch Hội An đến làng du lịch tốt nhất gọi tên Trà Quế

Từ làng rau sạch Hội An đến làng du lịch tốt nhất gọi tên Trà Quế

Tối 14/11, tại Cartagena de Indias, Colombia, làng rau Trà Quế ở Hội An, Quảng Nam vinh dự nhận giải thưởng “Làng Du lịch tốt nhất năm 2024” từ Tổ chức Du lịch Liên Hợp Quốc (UN Tourism).
Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu thực phẩm Halal

Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu thực phẩm Halal

Việt Nam được đánh giá có tiềm năng xuất khẩu thực phẩm Halal. Tiềm năng mở rộng xuất khẩu Halal của Việt Nam càng được thể hiện rõ hơn khi Việt Nam đã nằm trong top 20 nước xuất khẩu thực phẩm hàng đầu thế giới và là một trong 15 nước xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới.
Trung Quốc luôn là khách hàng lớn của gạo Việt Nam

Trung Quốc luôn là khách hàng lớn của gạo Việt Nam

Theo Bộ Công Thương, 10 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gạo đạt 7,7 triệu tấn, trị giá 4,8 tỷ USD, tăng 10,2% về lượng và 23,5% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Tiềm năng xuất khẩu rau củ quả sang thị trường Trung Quốc

Tiềm năng xuất khẩu rau củ quả sang thị trường Trung Quốc

Kim ngạch rau quả xuất khẩu của Việt Nam năm 2023 đạt 5,6 tỷ USD, riêng Trung Quốc là 3,63 tỷ chiếm gần 65% tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam. Năm 2024 dự kiến kim ngạch rau quả xuất khẩu của Việt Nam sẽ khoảng 7,5 tỷ USD, riêng Trung Quốc sẽ đạt trên 5 tỷ, chiếm khoảng 70% khối lượng.
52 tỷ USD xuất khẩu: Nông nghiệp vẫn chật vật

52 tỷ USD xuất khẩu: Nông nghiệp vẫn chật vật

Nông nghiệp Việt Nam tuy đóng góp quan trọng vào GDP và xuất khẩu, nhưng hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng còn rất hạn chế.
Kinh tế tập thể Tuy Phong: Nở rộ sắc màu công nghệ cao

Kinh tế tập thể Tuy Phong: Nở rộ sắc màu công nghệ cao

Kinh tế tập thể ở huyện Tuy Phong (Bình Thuận) đang có những bước tiến đáng kể nhờ ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, tạo ra sản phẩm chất lượng, nâng cao thu nhập cho người dân và góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Ngân hàng "rót vốn" cho 1 triệu ha lúa

Ngân hàng "rót vốn" cho 1 triệu ha lúa

Ngân hàng vào cuộc hỗ trợ nông dân Đồng bằng sông Cửu Long sản xuất 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.
Khẳng định uy tín và chất lượng của chè “made in Vietnam” trên trường quốc tế

Khẳng định uy tín và chất lượng của chè “made in Vietnam” trên trường quốc tế

Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam, Ông Hoàng Vĩnh Long cho biết, sản xuất và xuất khẩu chè của Việt Nam đứng thứ 5 trên thế giới. Ngành chè nước ta có trên 1,5 triệu người trực tiếp tham gia trồng và sản xuất chè và khoảng 2,5 triệu người gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè.
Doanh nghiệp Việt Nam cần trang bị đủ thông tin và kiến thức khi vào thị trường Halal

Doanh nghiệp Việt Nam cần trang bị đủ thông tin và kiến thức khi vào thị trường Halal

Doanh nghiệp Việt Nam muốn được chứng nhận Halal phải có đủ thông tin và kiến thức đâu là sản phẩm được phép và không được phép theo quy định của các nước Hồi giáo.
10 tháng, xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái

10 tháng, xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong 10 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp ước đạt 51,74 tỷ USD, tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngành này xuất siêu khoảng 15,2 tỷ USD, tăng mạnh hơn 62% so với cùng kỳ 2023.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính