PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - Chuyên gia Kinh tế Tài chính cho rằng, việc chuyển từ không áp thuế GTGT sang áp thuế 5%, khi đó tất cả các mặt hàng sản xuất ra đều đóng góp chung cho nền kinh tế quốc dân, vì vậy, đề xuất là phù hợp - Ảnh minh họa. |
Phát biểu tại tòa đàm "Thuế VAT cho phân bón - Vì lợi ích của nông dân và sự phát triển của ngành phân bón trong nước" tổ chức ngày 10/11/2024, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - Chuyên gia Kinh tế Tài chính cho rằng, việc chuyển từ không áp thuế GTGT sang áp thuế 5%, khi đó tất cả các mặt hàng sản xuất ra đều đóng góp chung cho nền kinh tế quốc dân, vì vậy, đề xuất là phù hợp.
"Tôi đã nghiên cứu vấn đề này từ năm 2015 - 2016. Luật 71 của Quốc hội thông qua, lúc đó Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế có nói rằng, mặt hàng phân bón không đánh thuế, như vậy là ưu tiên cho nông nghiệp", PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nói.
Năm 2016, Hiệp hội phân bón cùng với các cá nhân, đơn vị đã phối hợp tổ chức hội thảo, nhìn nhận rằng cần phải đánh thuế để đảm bảo lợi ích chung và lợi ích của doanh nghiệp trong nước.
"Các đề nghị của chúng tôi đã lên quốc hội 2 lần rồi nhưng chưa được thông qua. Chúng tôi hy vọng lần này sẽ được xem xét thỏa đáng", ông Thịnh nói.
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh – Chuyên gia Kinh tế Tài chính. |
Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, đối với mức thuế GTGT 5% với mặt hàng phân bón, trước đây từ năm 2015 trở về trước đã áp dụng, đề xuất hiện nay chỉ quay lại mức cũ.
Thuế VAT đầu vào cho phân bón, với mức thuế 5% có thể đủ khấu trừ VAT đầu vào, phù hợp để quyết định mức thuế đó. Ở mức độ nào đó sẽ làm tăng giá thành, nhưng nếu khấu trừ đầu vào và việc áp thuế, giá thành sản xuất sẽ giảm đi 4-5%.
Giá thành sản xuất giảm, doanh nghiệp có lợi nhuận, từ đó nâng cao hiệu suất của phân bón. Đồng thời, có cơ hội để giảm giá bán hoặc khuyến mãi, hậu mãi cho nông dân. Để làm được việc này, Hiệp hội phân bón phải vào cuộc để các thành viên phải làm được.
"Về lo ngại tăng giá phân bón nếu áp thuế VAT 5%, theo tôi, Cục Quản lý giá Bộ Tài chính và Tổng cục Quản lý Thị trường (Bộ Công thương) sẽ quản lý để doanh nghiệp sản xuất phân bón không thể tăng giá khi giá thành sản xuất phân bón giảm. Phân bón nhập khẩu cũng không thể tăng giá nếu phân bón trong nước không tăng giá!", PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho hay.
Áp thuế 5% đối với phân bón sẽ có lợi cho nhà nước, doanh nghiệp và người dân |
Áp thuế GTGT 5% cho phân bón: Gỡ khó cho doanh nghiệp, nâng tầm nông nghiệp |
Thuế GTGT với phân bón: Vẫn còn băn khoăn |
Chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy. |
Đồng quan điểm, Chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy cho hay, trước năm 2014 đã có thuế GTGT 5% đối với mặt hàng phân bón.
Luật 71 có hiệu lực, khi đưa thuế đối với mặt hàng phân bón về 0%, nông dân vui, nông nghiệp đã có tăng trưởng.
Tuy nhiên, sau đó, khi thị trường phân bón gặp một số vấn đề, có nhiều doanh nghiệp sản xuất phân bón lao đao, cũng có nơi sản xuất phân bón kém chất lượng… Thêm nữa, thời điểm đó xuất hiện doanh nghiệp thành lập mới nhưng buôn bán thuế GTGT làm cho thị trường phân bón rất phức tạp.
Về việc áp thuế giá trị gia tăng với phân bón, theo quan điểm của ông Thủy là phải điều tiết trở lại, đồng thời Nhà nước cần phải bình ổn giá.
"Quan điểm của tôi là phải điều tiết trở lại, bình ổn giá. Nông nghiệp phải khẳng định đó là thước đo, muốn doanh nghiệp phát triển bền vững thì sự điều tiết của Nhà nước phải đủ lớn, bền vững", ông Thủy nói.
"Chúng ta rất cần đầu tư cho nông dân, phát triển nông nghiệp bền vững. Do vậy quan điểm của tôi là áp thuế giá trị gia tăng nhưng phải thỏa mãn các điều kiện và Nhà nước tham gia bình ổn giá", ông Thủy bày tỏ.